Hàn Quốc dùng tiền phong tỏa để thay Iran trả nợ Liên Hiệp Quốc
Hàn Quốc đáp ứng đề nghị của Iran để dùng tiền của nước này bị phong tỏa nhằm trả nợ Liên Hiệp Quốc và khôi phục quyền bỏ phiếu.
Cờ Iran tại trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ở Vienna, Áo. Ảnh REUTERS
Hãng AFP ngày 23.1 đưa tin Hàn Quốc đã dùng 18 triệu USD tài sản phong tỏa của Iran để thay nước này trả nợ Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Tehran.
Video đang HOT
Việc thanh toán được tiến hành vào ngày 21.1 với sự hợp tác của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, sau khi Iran “đề nghị khẩn cấp” với Hàn Quốc để trả số nợ trên, giúp Iran khôi phục quyền bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, theo thông cáo của Bộ Tài chính Hàn Quốc.
Iran có hơn 7 tỉ USD tài sản bị phong tỏa tại 2 ngân hàng ở Hàn Quốc do các lệnh cấm vận của Mỹ.
“Quyền bỏ phiếu của Iran tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ được khôi phục ngay lập tức nhờ khoản thanh toán trên”, theo Bộ Tài chính Hàn Quốc.
Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc xác nhận khoản thanh toán đã hoàn tất. Iran là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc tại Trung Đông trước khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và tái áp đặt các lệnh cấm vận.
Mới đây, Liên Hiệp Quốc đình chỉ quyền bỏ phiếu của Iran tại Đại hội đồng với lý do nước này chưa trả các khoản nợ đến hạn, căn cứ trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Năm ngoái, Iran cũng mất quyền bỏ phiếu do không thể trả nợ vì bị Mỹ cấm vận. Sau nhiều tháng đàm phán, Iran được tiếp cận tiền bị Bộ Tài chính Mỹ chặn và đã phục hồi quyền bỏ phiếu vào tháng 6, kịp thời gian cho việc bầu các thành viên mới của Hội đồng Bảo an.
Iran kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria
Theo Bộ Ngoại giao Iran, Ngoại trưởng nước này Hossein Amir Abdollahian ngày 16/1 đã kêu gọi giải quyết vấn đề người tị nạn và các lệnh cấm vận chống lại Syria như những biện pháp giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Người dân Syria sơ tán khỏi vùng chiến sự ở tỉnh Hasakeh ngày 2/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu tại cuộc gặp với Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề Syria Geir Pedersen đang ở thăm Tehran, ông Abdollahian nhấn mạnh: "Nếu không xem xét vấn đề người tị nạn và các lệnh trừng phạt được áp đặt chống lại Syria, việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia này không thể đi đúng hướng". Ngoại trưởng Iran đã cảm ơn Đặc phái viên LHQ Pedersen vì đã hỗ trợ tiến trình đối thoại quốc gia, hòa bình và sự ổn định ở Syria, đồng thời nhấn mạnh những nỗ lực của Iran trong việc trợ giúp ông Pedersen đạt được thành công trong việc khôi phục hòa bình và ổn định ở Syria.
Trong khi nêu bật quan điểm của Iran về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria kể từ khi các cuộc xung đột bắt đầu nổ ra, ông Abdollahian nói rằng Iran đã coi LHQ là một phần trong kế hoạch theo đuổi một giải pháp chính trị ở Syria. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran cho rằng sự hiện diện bất hợp pháp của các lực lượng nước ngoài cũng như các cuộc tấn công nhằm vào quốc gia Arab này đã làm gián đoạn nỗ lực giải quyết các cuộc xung đột ở Syria bằng giải pháp chính trị. Ông Abdollahian cũng nhấn mạnh cộng đồng quốc tế và LHQ cần lưu ý đến điều này.
Về phần mình, ông Pedersen miêu tả tình hình ở Syria là ổn định, đồng thời lưu ý rằng trong tình hình hiện nay, không có bên liên quan nào đề cập đến vấn đề thay đổi chế độ ở Damascus. Quan chức LHQ cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Iran là đồng minh chủ chốt của Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại các phiến quân có vũ trang kể từ năm 2011.
EU đánh giá tích cực về vòng đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 14/1 nói rằng việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran vẫn "khả thi" trong bối cảnh các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) đã tiến triển trong một "bầu không khí tốt...