Hàn Quốc dự kiến chuyển sang ’sống chung với COVID-19′ từ tháng 11 tới
Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu thảo luận các biện pháp “ sống chung với COVID-19″ sau khi thành lập “Ủy ban hỗ trợ khôi phục đời sống thường nhật” vào ngày 13/10.
Khách hàng mua sắm tại một chợ ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum và Giáo sư Choe Jae-chun thuộc Đại học Ehwa với vai trò đồng Chủ tịch của ủy ban này sẽ cùng với 40 thành viên, bao gồm các quan chức chính phủ và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, đã tập trung thảo luận về việc có nên áp dụng “thẻ tiêm chủng” (vốn đang gây tranh cãi), xác định cách mở rộng điều trị COVID-19 tại nhà cũng như việc có tiếp tục công bố số ca mắc mới hằng ngày như đang được thực hiện hay không… Ủy ban trên gồm 4 tiểu ban là Kinh tế và dân sinh, Văn hóa và xã hội, An toàn và tự trị, Phòng dịch và y tế.
Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban trên, Thủ tướng Kim Boo-kyum đã kêu gọi các ban ngành hữu quan thay đổi suy nghĩ, không lo ngại dịch COVID-19 mà coi đây là một bệnh truyền nhiễm có thể kiểm soát để tiến tới khôi phục đời sống thường nhật cho người dân. Ông Kim Boo-kyum đề ra 3 phương hướng lớn để khôi phục đời sống thường nhật, trong đó việc cần làm trước mắt là “khôi phục dần dần, từng bước”. Để giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phải xem xét phương án quản lý phòng dịch mới như áp dụng “ Thẻ thông hành vaccine” đồng thời củng cố hệ thống y tế. Tiếp đến là “khôi phục một cách bao trùm” và cuối cùng là “đời sống thường nhật đồng hành cùng người dân”.
Video đang HOT
Cũng theo Thủ tướng Kim Boo-kyum, Ủy ban hỗ trợ khôi phục đời sống thường nhật sẽ tiến hành thu thập ý kiến của các tầng lớp xã hội, xây dựng lộ trình từng bước khôi phục đời sống thường nhật để công bố chính thức vào đầu tháng 11 tới. Dự kiến, các hướng dẫn phòng dịch mới sẽ tập trung vào việc thiết lập một hệ thống cách ly tại bệnh viện, tập trung vào việc điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng để ngăn ngừa tử vong và dần dần nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm đưa cuộc sống trở lại như trước đại dịch. Trong kế hoạch phòng dịch mới, các giới hạn về giờ hoạt động và lệnh cấm hoạt động đối với các cơ sở dịch vụ công cộng và doanh nghiệp cũng như giới hạn về số lượng người tại các cuộc tụ tập riêng tư sẽ được dỡ bỏ dần dần.
Về tình hình dịch COVID-19 ở Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của nước này (KDCA) cho biết tính đến 0 giờ ngày 14/10 (giờ địa phương), Hàn Quốc ghi nhận 1.940 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 1.424 ca lây nhiễm cộng đồng. Ngoài ra, có thêm 13 ca tử vong, nâng tổng số lên 2.618 người.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Hàn Quốc có 40,18 triệu người, tương đương 78,3% dân số cả nước, đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu tiên và 31,62 triệu người tiêm đủ hai mũi, tương đương 61,6% dân số. Dự kiến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ sẽ đạt trên 70% dân số vào cuối tháng này và đây sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch từng bước đưa cuộc sống hằng ngày trở lại bình thường.
Hàn Quốc thảo luận về chiến lược 'sống chung với COVID-19' trong dài hạn
Nhằm tiến tới dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra cũng như mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng, nhóm chuyên gia do chính phủ Hàn Quốc thành lập đã có cuộc họp đầu tiên ngày 13/10 để thảo luận về chiến lược làm thế nào sống chung với COVID-19 trong dài hạn.
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum (trái, phía trước) phát biểu tại cuộc họp của nhóm chuyên gia do Chính phủ thành lập để thảo luận về chiến lược sống chung với COVID-19, tại Seoul ngày 13/10/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhấn mạnh chính phủ sẽ xác định COVID-19 là căn bệnh truyền nhiễm được kiểm soát chứ không phải căn bệnh lạ đáng lo ngại, từ đó dần khôi phục cuộc sống của người dân.
Trước đó, vào tuần trước, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, theo chiến lược sống chung với COVID-19, Hàn Quốc dự định nới lỏng những hạn chế đối với những công dân được chứng nhận đã hoàn thành việc tiêm chủng, đồng thời khuyến khích các bệnh nhân không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ dưới 70 tuổi phục hồi tại nhà. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào số ca nhập viện và tử vong thay vì số ca nhiễm mới hằng ngày, theo đó sẽ xem xét không công bố các số ca nhiễm theo ngày.
Hàn Quốc chưa bao giờ áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn nhưng đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ nhất kể từ tháng 7/2021. Các biện pháp được chính phủ nước này áp dụng bao gồm giới hạn thời gian hoạt động đối với nhà hàng, quán cafe, điểm xông hơi và phòng tập thể dục trong không gian kín cũng như giới hạn các cuộc tu tập trên hai người sau 18h tối trong và quanh thủ đô Seoul.
Kế hoạch về việc sống chung với COVID-19 được chính phủ Hàn Quốc đưa ra ngay sau khi chiến dịch tiêm chủng trong nước được tăng tốc. Tính tới thời điểm hiện tại, khoảng 78,1% người dân Hàn Quốc đã được tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 trong khi 60,7% đã tiêm đủ 2 mũi.
Vào tháng 9/2021, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch sống chung với COVID và xúc tiến giai đoạn trở lại trạng thái bình thường bắt đầu từ tháng 11/2021 khi đạt được mục tiêu 70% người dân được tiêm chủng đầy đủ.
Theo dữ liệu chính thức của Bộ Y tế Hàn Quốc, tính tới ngày 12/10, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 335.742 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.605 ca tử vong.
Hàn Quốc thành lập nhóm công tác về trạng thái 'bình thường mới' Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/10 cho biết trong tuần tới sẽ thành lập nhóm công tác triển khai việc chuyển về trạng thái "bình thường mới" sống chung với COVID-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine. Giới chức y tế cho biết nhóm công tác do Thủ tướng Kim Boo-kyum đứng đầu và sẽ tổ chức có cuộc họp đầu...