Hàn Quốc đòi Trung Quốc vẽ lại vùng phòng không, Bắc Kinh từ chối
Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Hàn Quốc nhằm vẽ lại vùng phòng không mới tuyên bố của Bắc Kinh, vốn chồng chéo lên vùng phòng không của Seoul. Động thái này chắc chắn sẽ làm leo thang cuộc tranh cãi giữa 2 nước và làm gia tăng căng thẳng khu vực.
Thứ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo (phải) và Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung tại cuộc đối thoại quốc phòng ở Seoul ngày 28/11.
Hàn Quốc đã nêu ra vấn đề vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) chồng chéo là một ưu tiên trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng thường niên với Trung Quốc tại thủ đô Seoul ngày 28/11. Thứ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo đã bày tỏ việc lấy làm tiếc về động thái của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh thực hiện các hành động sửa chữa, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Kim Min-seok cho hay.
“Phản ứng của Trung Quốc là nước này không chấp nhận sửa chữa”, ông Kim nói thêm.
Dẫn đầu phái đoàn quân sự Trung Quốc tham dự đối thoại là Tướng Vương Quán Trung, phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
“Lập trường của chúng tôi được truyền tải tới Trung Quốc là Hàn Quốc lấy làm tiếc khi ADIZ của Trung Quốc chồng chéo lên của chúng tôi và thậm chí bao gồm cả đảo Ieodo và không có sự tham vấn trước nào với Seoul về vấn đề này”, ông Kim nói.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng Seoul không nhận điều đó và rằng quyền quản lý của chúng tôi đối với vùng biển quanh Ieodo sẽ không bị ảnh hưởng bất chấp ADIZ của các quốc gia láng giềng”, ông Kim cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Kim, Thứ trưởng quốc phòng Baek Seung-joo đã nói với Trung Quốc rằng Hàn Quốc đang cân nhắc mở rộng ADIZ của mình để “bảo vệ các lợi ích quốc gia”. Ông Baek còn nói thêm, các quốc gia trong khu vực nên tổ chức các cuộc tham vấn để thúc đẩy lòng tin và giảm căng thẳng.
Chính phủ Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì không đưa đảo Ieodo ở biển Hoa Đông vào ADIZ của nước này. Bộ trưởng quốc phòng Kim Kwan-jin ngày 26/11 cho hay chính phủ sẽ xem xét mở rộng ADIZ bao gồm cả Ieodo, nằm cách đảo cực nam Marado của Hàn Quốc khoảng 149 km về phía tây nam.
Máy bay quân sự Hàn Quốc vẫn vào ADIZ của Trung Quốc
Các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc.
Các cuộc đàm phán vào hôm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực leo thang sau khi Trung Quốc đơn phương lập ADIZ, yêu cầu tất cả các máy bay đi vào khu vực phải thông báo cho giới chức Trung Quốc và tuân thủ các chỉ dẫn của họ.
Bất chấp tuyên bố về ADIZ của Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các chuyến bay tuần tra thông thường bên trên Ieodo mà không thông báo trước cho Bắc Kinh. Các máy bay của hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc tuần qua vùng biển quanh Ieodo khoảng 3-5 lần/tuần, giới chức nước này cho biết.
Đáp lại, Trung Quốc ngày 28/11 cho hay nước này đang giám sát các chuyến bay của Hàn Quốc.
“Trung Quốc sẽ nhận dạng bất kỳ máy bay nào trong ADIZ”, phát ngôn viên Bộ ngoại Trung Quốc Tần Cương cho biết trong cuộc họp báo hôm nay khi được hỏi về các chuyến bay của quân đội Hàn Quốc.
Tại Seoul, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Cho Tai-young nói Seoul sẽ nghiên cứu tất cả các khả năng trong bối cảnh đảm bảo tối đa các lợi ích quốc gia. Bình luận của ông này là để trả lời một câu hỏi về việc liệu Seoul có mở rộng ADIZ hay không.
Cùng ngày, Nhật Bản cũng tuyên bố các máy bay của nước này đã bay vào ADIZ tự nhận của Trung Quốc mà không tuân thủ các quy định của Bắc Kinh, và cũng không gặp phải trở ngại nào từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc hôm 23/11 đã đơn phương thông báo lập vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
ADIZ mới của Trung Quốc đã chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và Hàn Quốc trên biển Hoa Đông. Hai nước này đã lên tiếng phản đối hành động đơn phương của Bắc Kinh.
Theo Dantri
Bắc Kinh khẳng định theo dõi máy bay trinh sát Hàn Quốc
Trung Quốc ngày 28.11 khẳng định đã theo dõi hành trình của máy bay trinh sát Hàn Quốc trong vùng nhận dạng phòng không mới mà Bắc Kinh vừa đơn phương thiết lập, thừa nhận rằng Bắc Kinh đã để cho máy bay này đi qua mà không cản trở.
Máy bay P3C Orion do Mỹ sản xuất. Đây là loại máy bay trinh sát/săn ngầm hiện đại được trang bị nhiều loại thiết bị điện tử, do thám, dò tìm bằng sóng âm, radar, định vị tối tân - Ảnh: Reuters
Khi được hỏi về chuyến bay của máy bay trinh sát Hàn Quốc, Yonhap dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết: "Theo tuyên bố về các quy định của vùng phòng không mới trên biển Hoa Đông thì Trung Quốc sẽ nhận diện bất kỳ máy bay nào băng qua vùng này. Do đó, Trung Quốc chắc chắn phải nhận thức được tình huống đó".
Đài NHK (Nhật Bản) hôm 27.11 dẫn nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc cho biết một chiếc máy bay trinh sát P3C Orion của Hải quân Hàn Quốc cất cánh từ đảo Jeju vào hôm 26.11 và bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
Đây là một chuyến bay tuần tra bình thường diễn ra hai lần mỗi tuần của quân đội Hàn Quốc, nguồn tin của NHK cho hay. Hành động này đã không gặp phải phản ứng gì từ Bắc Kinh, theo NHK.
Được biết, vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Seoul.
Phát biểu của ông Tần cũng tương tự với phát biểu trước đó của Bộ Quốc phòng Trung Quốc về vụ Mỹ điều động 2 máy bay ném bom B-52 bay qua vùng phòng không mới của Bắc Kinh.
Vào hôm 27.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định "đã theo dõi" ngay từ đầu hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ khi chúng bay vào vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Theo TNO
Hàn Quốc chất vấn Mỹ về cáo buộc nghe lén tổng thống Hàn quốc đã yêu cầu Mỹ làm rõ về việc liệu tổng thống nước này có nằm trong số 35 lãnh đạo thế giới được cho là từng bị Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi hay không. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. "Chúng tôi đang kiểm tra với phía Mỹ để xác minh thông tin", hãng tinYonhap...