Hàn Quốc điều ‘xe buýt hồi phục’ cho nhân viên xét nghiệm COVID-19 trong nắng nóng
Nhân viên y tế ở các điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Hàn Quốc nay sẽ có thêm thời gian để hạ nhiệt và tránh khỏi bộ quần áo bảo hộ nóng nực trong mùa Hè nhờ “ xe buýt hồi phục” trang bị điều hòa, nước lạnh và đồ ăn.
Nhân viên y tế nghỉ ngơi trong một buồng lấy mẫu xét nghiệm tại Seoul. Ảnh: Reuters
Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết 22 chiếc xe buýt thường được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi cho c ảnh sát và lính cứu hỏa đã được triển khai tới các trung tâm xét nghiệm COVID-19.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời ông Shin Yeol-woo tại Cơ quan Cứu hỏa Quốc gia Hàn Quốc nhấn mạnh: “Môi trường làm việc của các nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm COVID-19 cũng giống như lính cứu hỏa vậy. Do đó tôi quyết định cung cấp xe buýt hồi phục để hỗ trợ họ bởi tình hình dịch và các đợt nắng nóng đang gia tăng khó khăn cho họ”.
Cơ quan Cứu hỏa Quốc gia Hàn Quốc cũng thông báo một số xe buýt được trang bị giường ngủ, nơi tắm rửa cùng thức ăn.
Nhân viên y tế Jung Tae-du khi nghỉ ngơi tại “xe buýt hồi phục” thuộc trung tâm xét nghiệm ở thành phố Namyangju chia sẻ: “Tôi cảm thấy như mình được ở trong một lều tuyết và thật sảng khoái”.
Video đang HOT
Theo Reuters, Hàn Quốc đang xử lý làn sóng dịch COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay. Chủ trương tiêm vaccine ưu tiên nhóm có rủi ro đã góp phần hạn chế các ca nghiêm trọng.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 thông báo đã phát hiện hai trường hợp nhiễm biến thể mới Delta Plus tại nước này.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 10/12
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 10/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 69,44 triệu ca bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.579.397 ca tử vong. Hơn 48,17 triệu bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi trong khi vẫn còn hơn 19,68 triệu ca đang điều trị.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại một điểm xét nghiệm tạm thời ở Asan, tỉnh Nam Chungcheong, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Tại Đông Nam Á, các cơ quan chức năng Campuchia ngày 10/12 đã quyết định đóng cửa một số khu nghỉ dưỡng và khách sạn ở 2 tỉnh Mondulkiri và Kratie, sau khi phát hiện các ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng từ thủ đô Phnom Penh có dấu hiệu lan ra các địa phương.
Tỉnh trưởng tỉnh Mondulkiri - ông Svay Sam Eang cho biết nhà chức trách đã đóng cửa khu nghỉ dưỡng Relax Hi Resort ở thành phố Sen Monorom cho tới ngày 24/12, sau khi xác nhận một bệnh nhân COVID-19 đã lưu trú tại địa điểm này. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Kratie cùng ngày cũng đóng cửa khách sạn Champa Pich ở tỉnh này sau khi truy vết và phát hiện bệnh nhân Ith Komal từng nghỉ tại đây đêm 1/12. Tổng số ca COVID-19 tại Campuchia là 356 người, trong đó có 39 ca liên quan ổ dịch phát hiện ngày 28/11.
Tại Hàn Quốc, số ca mắc bệnh COVID-19 ghi nhận theo ngày đã gần chạm ngưỡng 700 ca/ngày trong ngày thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều ổ lây nhiễm tập thể mới ở khu vực thủ đô và vùng phụ cận khiến cơ quan y tế sở tại gặp nhiều khó khăn trong công tác ngăn chặn dịch bệnh. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 10/12 cho thấy đã có thêm 682 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 646 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 40.098 ca.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong 284 ngày qua, kể từ ngày 29/2 (với 909 ca). Bộ Y tế cảnh báo năng lực khử trùng và hệ thống y tế có nguy cơ lên đến giới hạn tối đa. Giới chức y tế Hàn Quốc đang lo ngại làn sóng dịch bệnh thứ 3 đang hình thành tại nước này, cảnh báo làn sóng dịch bệnh này sẽ lớn hơn và kéo dài hơn. Trong 3 tuần tới, giới chức y tế sẽ mở rộng xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan tại khu vực đông dân cư này.
Trong khi đó, thủ đô Tokyo của Nhật Bản ghi nhận thêm 602 ca mới, đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm trong ngày tại Tokyo vượt 600 ca kể từ khi đại dịch bùng phát. Tính đến ngày 10/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Tokyo là 45.529 người, trong đó gần 2.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Hiện có 59 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Chính quyền thủ đô Tokyo vẫn duy trì cảnh báo dịch COVID-19 ở mức cao nhất khi số ca nhiễm mới liên tục tăng cao thời gian gần đây. Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh cũng ảnh hưởng đến hệ thống y tế của thủ đô Tokyo. Mới đây Chủ tịch Hội Y học Tokyo Haruo Ozaki đã cảnh báo khả năng các bệnh viện ở thủ đô Tokyo sẽ quá tải trong bối cảnh số người nhập viện vì dịch COVID-19 liên tục tăng.
Tại châu Âu, Viện Robert Koch (RKI) của Đức cảnh báo tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến xấu đi trong tuần qua và hiện vẫn rất nghiêm trọng, số ca mắc và tử vong do COVID-19 có nguy cơ tiếp tục tăng trong những tuần tới. Số liệu của RKI công bố ngày 10/12 cho thấy số ca tử vong tại Đức vẫn đang tăng mạnh với 440 ca mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh không qua khỏi lên 20.372 ca tại nước này.
Số ca mắc mới trong ngày tăng cao chưa từng thấy với 23.679 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.242.203 ca. Trước đó, Đức từng ghi nhận số ca tăng cao kỷ lục với 23.648 ca ngày 20/11. Do dịch bệnh phức tạp, Hội nghị An ninh Munich dự kiến diễn ra vào tháng 2/2021 đã bị hoãn và có thể diễn ra sớm nhất vào cuối tháng 4/2021 tùy tình hình dịch bệnh. Bang Bavaria - nơi diễn ra Hội nghị An ninh Munich thường niên, hiện là bang bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai do đại dịch COVID-19 ở Đức với tỷ lệ lây nhiễm mới trung bình 7 ngày ở mức trên 200 ca/100.000 dân.
Giới chức y tế Pháp xác nhận nước này có thêm 14.595 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, tăng so với con số 13.713 trường hợp ghi nhận trong ngày trước đó. Pháp ghi nhận tổng cộng 2.324.216 ca mắc COVID-19, trong đó có 56.648 ca tử vong (sau khi có thêm 296 ca tử vong trong ngày 9/12). Thông tin này khiến dư luận quan ngại về kế hoạch nới lỏng hạn chế xã hội mà Chính phủ Pháp dự kiến sẽ thực hiện vào giữa tháng 12 này.
Trong khi đó, Chính phủ CH Séc đã quyết định gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp đến ngày 23/12 tới trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này bắt đầu tăng trở lại. Bộ trưởng Y tế Jan Blatny cho biết thêm nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu hơn, Chính phủ Séc có thể sẽ lại siết chặt các biện pháp phòng dịch vào ngày 14/12 tới. CH Séc ghi nhận tổng cộng ca 563.333 ca mắc, với 9.226 ca tử vong.
Ukraine sẽ đóng cửa các trường học (ngoại trừ trường mẫu giáo) và những cơ sở kinh doanh không thiết yếu như rạp chiếu phim trong 2 tuần, kể từ ngày 8/1 tới, nhằm "ngăn chặn nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh mới". Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Ukraine ngày 9/12 ghi nhận 12.585 ca mắc mới, trong đó 276 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia 40 triệu dân này đến nay là 845.343 trường hợp, trong đó 14.204 người tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 8/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Mỹ, theo thống kê của trường Đại học John Hopkins, trong 24 giờ tính đến sáng 10/12, nước Mỹ đã ghi nhận hơn 3.000 trường hợp tử vong do bệnh COVID-19. Đây là mức tử vong ghi nhận theo ngày cao nhất tại Mỹ kể từ tháng 4 vừa qua. Giới chức Mỹ cảnh báo số ca tử vong sẽ tiếp tục tăng đột biến, trong bối cảnh hàng triệu người đã đi du lịch khắp đất nước trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn hồi tháng trước, bất chấp những khuyến cáo hạn chế di chuyển để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 289.188 trường hợp tử vong do COVID-19 trong số hơn 15,8 triệu ca mắc bệnh. Trước tình hình chuỗi lây lan ngày càng rộng và không thể kiểm soát của virus SARS-CoV-2, trong ngày 10/12, các chuyên gia Mỹ nhóm họp để đánh giá về khả năng triển khai khẩn cấp loại vaccine tiềm năng do hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.
Cảnh báo làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ tư tại Canada Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các quan chức y tế hàng đầu của Canada cảnh báo rằng quốc gia Bắc Mỹ này có thể đang chứng kiến sự khởi đầu của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ tư do biến thể Delta lây lan mạnh. Nhân viên y tế tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada. Ảnh:...