Hàn Quốc điều tra em gái Kim Jong-un
Các công tố viên Hàn Quốc mở cuộc điều tra đối với em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, liên quan đến vụ giật sập văn phòng liên lạc liên Triều.
Phát ngôn viên của Văn phòng Công tố quận Trung tâm Seoul hôm nay cho hay Seoul đã mở cuộc điều tra chưa từng có tiền lệ nhằm vào Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, liên quan việc Bình Nhưỡng cho giật sập văn phòng liên lạc liên Triều hồi tháng trước.
Động thái diễn ra sau khi các công tố viên nhận được đơn tố giác bà Kim Yo-jong từ luật sư Lee Kyung-jae ở Seoul, lên án việc Bình Nhưỡng ngày 16/6 cho giật sập Văn phòng Liên lạc chung Kaesong, chỉ ba ngày sau khi bà Kim tuyên bố văn phòng liên lạc sẽ sớm “hoàn toàn sụp đổ”.
Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong đơn, luật sư Lee lập luận rằng Văn phòng Liên lạc liên Triều bị phá hủy là tài sản của Hàn Quốc dù nằm ở Triều Tiên, vì nó được cải tạo bằng các quỹ của chính phủ Hàn Quốc. Kim “ đã sử dụng chất nổ để phá hủy tòa nhà mang sứ mệnh ngoại giao của Hàn Quốc, nhằm phục vụ lợi ích chung“, luật sư Lee nói trong đơn khiếu nại.
Ngoài bà Kim Yo-jong, đơn khiếu nại của luật sư Lee cũng chống lại tướng Pak Jong-chon, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên. Luật sư này dẫn bộ luật hình sự Hàn Quốc, trong đó tội gây thiệt hại tài sản nhà nước hoặc phá hoại trật tự an ninh bằng chất nổ có thể bị phạt tù ít nhất 7 năm, thậm chí tử hình.
Trước khi cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều, Bình Nhưỡng từ đầu tháng 6, Triều Tiên liên tục chỉ trích Hàn Quốc vì không ngăn chặn các nhà hoạt động thả truyền đơn qua biên giới. Triều Tiên sau đó ra một loạt các tuyên bố phản đối, trong khi hãng thông tấn nhà nước KCNA mô tả việc phát tán truyền đơn là “hành động tấn công phủ đầu trước chiến tranh”.
Video đang HOT
Hàn Quốc chưa kết án tử hình người nào từ 1997. Trên thực tế, các quan chức Seoul cũng không thể trừng phạt Kim Yo-jong hoặc tướng Pak. Song ông Lee nói muốn thông qua hành động này để người Triều Tiên hiểu về lãnh đạo của họ.
Quan hệ giữa hai miền bán đảo xấu đi kể từ khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Bình Nhưỡng gần như cắt đứt liên lạc với Seoul sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều năm ngoái.
Các hoạt động tại Văn phòng Liên lạc liên Triều cũng bị đình chỉ vì đại dịch Covid-19 và Triều Tiên đã tiến hành hàng chục cuộc thử nghiệm vũ khí tầm ngắn từ đầu năm tới nay. Hầu hết thỏa thuận quân sự Hàn – Triều, được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Triều Tiên năm 2018, cũng không được thực hiện.
Theo thông tin từ Bộ Thống nhất Triều Tiên, Kim Yo-jong sinh năm 1988, là một trong ba người con của cố lãnh đạo Kim Jong-il và người vợ thứ ba. Kim Yo-jong từng học tại Thụy Sĩ cùng anh trai, sau đó nhanh chóng thăng tiến trong bộ máy lãnh đạo Triều Tiên sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 2011.
Theo giới phân tích, việc truyền thông nhà nước Triều Tiên làm bật hình ảnh và vai trò của Kim Yo-jong để phản ứng trước hành động rải truyền đơn từ phía Hàn Quốc dường như nhằm giúp cô nâng cao uy tín trong giới quân sự nước này.
Cựu thư ký lên tiếng về cáo buộc thị trưởng Seoul quấy rối
Cựu thư ký của thị trưởng Park Won-soon mô tả 4 năm bị ông lạm dụng và kêu gọi một cuộc điều tra về cáo buộc quấy rối tình dục.
"Tôi cảm thấy không thể phòng bị và yếu đuối trước quyền lực to lớn ấy", cô nói trong một thông cáo được phát ra thông qua luật sư tại cuộc họp báo ở Seoul hôm qua. "Tôi muốn hét vào mặt ông ấy tại một tòa án luật pháp, bảo ông ta dừng lại. Tôi muốn hét lên rằng ông ta đã làm tổn thương tôi nhiều như thế nào. Tôi muốn tha thứ cho ông ta. Tôi muốn ông ta bị xét xử ở một tòa án luật pháp và xin lỗi tôi như một đồng nghiệp".
Kim Jae-ryeon, luật sư của cựu thư ký, phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul hôm qua. Ảnh: Yonhap
Ông Park được tìm thấy chết trong cánh rừng trên núi Bugak gần nhà vào rạng sáng 10/7, sau khi con gái ông trình báo cha cô mất tích vào tối hôm trước. Cảnh sát không tìm thấy dấu hiệu giết người và kết luận ông tự tử.
Tại cuộc họp báo, luật sư của người phụ nữ này và các nhà hoạt động đã kêu gọi một cuộc điều tra về cáo buộc ông Park quấy rối tình dục, cho rằng nạn nhân đang bị phỉ báng trên khắp mạng xã hội khi công chúng cố gắng xác định danh tính của cô và đổ lỗi cho cô về cái chết của thị trưởng. Theo quy trình pháp lý Hàn Quốc, vụ án của ông Park đã khép lại và sẽ không có truy tố vì nghi phạm đã chết.
"Những gì đã xảy ra không bị phai mờ vì nghi phạm đã chết", Go Mi-kyeong, chủ tịch Đường dây nóng Phụ nữ Hàn Quốc, một trong những nhóm nữ quyền mà cựu thư ký tìm kiếm sự giúp đỡ, nói. "Bước đầu tiên hướng tới khôi phục nhân quyền của nạn nhân là hé lộ toàn bộ sự thật".
Bà Go kêu gọi cảnh sát công bố những gì họ biết được đến nay về vụ án. Cảnh sát đã thẩm vấn nạn nhân và luật sư của cô gần 10 tiếng cho đến sáng sớm 9/7. Bà Go cũng yêu cầu tòa thị chính Seoul mở một cuộc điều tra tại sao lại bác bỏ những đơn khiếu nại quấy rối tình dục trước đó của nữ thư ký.
"Khi cô ấy cầu xin sự giúp đỡ của tòa thị chính, giới chức chỉ cố gắng bảo vệ cho thị trưởng, nói rằng ông ta sẽ không bao giờ làm một việc như thế hoặc cô ấy chỉ nên xem đó như một sai sót nhỏ", Lee Mi-kyeong, chủ tịch Trung tâm Cứu trợ Bạo lực Tình dục Hàn Quốc, nói. "Đây là một vụ việc bạo lực tình dục điển hình, trong đó nạn nhân đối mặt với thế lực mạnh và bị ngăn chặn lên tiếng".
Tòa thị chính Seoul chưa đưa ra phản hồi.
Gia quyến và bạn bè cầm di ảnh của ông Park Won-soon trong tang lễ ở tòa thị chính Seoul hôm qua. Ảnh: AFP
Kim Jae-ryeon, luật sư của cựu thư ký, cho biết nạn nhân lần đầu tìm đến bà vào ngày 12/5, cáo buộc ông Park quấy rối tình dục cô trong văn phòng và trong phòng ngủ kế đó. Ông Park đã ép cơ thể mình lên người cô trong khi selfie, gọi cô vào phòng ngủ và yêu cầu cô ôm ông ấy. Vào những đêm muộn, ông Park gửi những tin nhắn khiếm nhã và hình ảnh mình mặc quần lót cho cô thư ký.
"Có lần, khi nhìn thấy vết thâm trên đầu gối nạn nhân, ông ta đã chạm môi vào đó, nói rằng mình sẽ chữa lành vết thương", luật sư Kim kể.
Nạn nhân khai với cảnh sát rằng đã cho một số bạn bè, phóng viên và các đồng nghiệp xem một số tin nhắn nhạy cảm của ông Park. Cô cũng trình cảnh sát những bằng chứng từ điện thoại của mình.
Trong bức thư tuyệt mệnh được tìm thấy trên bàn làm việc tại nhà, ông Park viết: "Tôi xin lỗi tất cả. Tôi cảm ơn tất cả những người có mặt trên hành trình cuộc sống của mình. Tôi luôn luôn cảm thấy có lỗi với gia đình, những người khổ sở khi ở bên tôi. Vĩnh biệt tất cả".
Ông Park từng là luật sư nhân quyền với sự nghiệp thành công trước khi trở thành thị trưởng Seoul năm 2011 và đắc cử ba nhiệm kỳ. Ông là một thành viên của đảng Dân chủ cầm quyền và được coi là gương mặt sáng giá cho vị trí ứng viên tổng thống tương lai.
Thị trưởng đã chết không thể bào chữa cho những cáo buộc trên. Gia đình ông yêu cầu truyền thông không đăng những cáo buộc một chiều, chưa được xác thực.
Cuộc họp báo diễn ra chỉ vài giờ sau khi tang lễ của ông Park được tổ chức ở tòa thị chính Seoul với hàng trăm người ủng hộ xếp hàng vào viếng giữa trời mưa. Khi xe tang chở thi thể ông Park đi hỏa táng, nhiều người gào khóc và cố chặn xe lại. Tro cốt của ông sau đó được đưa về quê nhà Changnyeong, phía nam Hàn Quốc.
Trong thông cáo, cựu thư ký chia buồn trước cái chết của thị trưởng nhưng cảm thấy "ngộp thở" vì xã hội tổ chức cho ông một đám tang long trọng như thế, trong khi cô phải chịu đựng những nghi kỵ về động cơ tiết lộ sự việc.
"Tôi tự hỏi mình sẽ sống tiếp thế nào đây", cô nói.
Những chính trị gia Hàn Quốc tự tử vì áp lực Nhiều chính trị gia Hàn Quốc chọn cách kết liễu đời mình khi bị điều tra, chủ yếu là vì cáo buộc tham nhũng. Thi thể Thị trưởng Seoul Park Won-soon được tìm thấy trong cánh rừng trên núi Bugak gần nhà vào rạng sáng 10/7. Cảnh sát đang điều tra sự việc theo hướng một vụ tự tử. Ông để lại di...