Hàn Quốc đề ra các nhiệm vụ chính sách ngoại giao và an ninh năm 2023
Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 11/1, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã gửi Tổng thống Yoon Suk-yeol báo cáo tóm tắt các nhiệm vụ chính sách trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh năm 2023.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại Seoul ngày 2/1/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Báo cáo của Bộ ngoại giao nêu rõ Hàn Quốc dự kiến tập trung nỗ lực mở rộng phạm vi ngoại giao trong năm nay bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia khác “có chung giá trị” để vượt qua các cuộc khủng hoảng phức tạp toàn cầu hiện nay. Đây là một phần trong nỗ lực đạt được tầm nhìn của Chính phủ Tổng thống Yoon Suk-yeol hướng tới đưa Hàn Quốc trở thành “quốc gia chủ chốt toàn cầu” trong bối cảnh có những thách thức kéo dài, trong đó có xung đột Nga-Ukraine và đại dịch COVID-19.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng thúc đẩy phát triển hơn nữa mối quan hệ liên minh chiến lược toàn diện Hàn Quốc-Mỹ theo chủ trương đã được Tổng thống Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Mỹ nhất trí trong cuộc hội đàm hồi tháng 5/2022, đồng thời tăng cường hợp tác an ninh 3 bên bao gồm Nhật Bản.
Video đang HOT
Seoul sẽ tiếp tục cố gắng hàn gắn quan hệ với Tokyo trong năm nay bằng cách tìm kiếm “các giải pháp hợp lý” cho các vấn đề bất đồng liên quan thời kỳ Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945. Hàn Quốc hy vọng khôi phục “ngoại giao con thoi” với Nhật Bản thông qua quá trình này.
Đối với Trung Quốc, Hàn Quốc hướng tới mối quan hệ “lành mạnh và cẩn trọng” trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại.
Đối với Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sẽ tìm cách nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với “lập trường linh hoạt và cởi mở” đồng thời tăng cường hợp tác với các nước liên quan để thúc đẩy các cuộc đàm phán “có nguyên tắc và bền bỉ”.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng dự kiến thúc đẩy thực thi tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng. Trong bối cảnh xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng, bộ này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nhà máy điện hạt nhân và quốc phòng của Hàn Quốc thâm nhập thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, trong báo cáo gửi Tổng thống Yoon Suk-yeol, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup cho biết bộ này sẽ tăng cường năng lực ứng phó với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, theo đó củng cố hệ thống tình báo, giám sát và do thám, cải thiện năng lực ứng phó với các máy bay không người lái; thúc đẩy tập trận chung với Mỹ và thành lập Bộ tư lệnh Chiến lược.
Sau vụ UAV vào không phận, Hàn Quốc cân nhắc mua hệ thống cảnh báo sớm từ Israel
Hàn Quốc đang xem xét mua hệ thống cảnh báo sớm quang điện Sky Spotter của Israel. Thiết bị này giúp phát hiện và theo dõi các vật thể trên không, như máy bay không người lái.
Hệ thống Sky Spotter đang được sử dụng để theo dõi vật thể trên không được phóng vào Israel từ Gaza tháng 6/2018. Ảnh: Timesofisrael
Theo đài Sputnik ngày 8/1, thông tin trên do truyền thông Hàn Quốc đưa ra, dựa theo một nguồn tin quốc phòng ở Seoul.
Theo đó, trong những tuần tới, quân đội Hàn Quốc sẽ quyết định xem có chính thức yêu cầu mua hệ thống trên hay không sau khi xem xét hiệu quả của hệ thống trong chống lại các mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV).
Vào tháng 12/2022, một nhóm máy bay không người lái nghi của Triều Tiên đã vượt qua biên giới liên Triều. Hàn Quốc đã tìm cách bắn hạ các máy bay không người lái này và điều máy bay chiến đấu, trực thăng để đánh chặn. Một trong hai máy bay đã bị rơi trong quá trình đó.
Bốn máy bay không người lái nhỏ nói trên đã bay gần đảo Ganghwado ở Hàn Quốc và một chiếc khác bay tới khu vực phía Bắc của khu đô thị đông người, gồm cả thủ đo Seoul. Truyền thông Hàn Quốc sau đó nói rằng một máy bay không người lái đã tìm cách quay trở lại Triều Tiên, trong khi bốn chiếc còn lại biến mất khỏi radar.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gọi việc máy bay không người lái xâm phạm không phận nước này là một hành động khiêu khích và cam kết sẽ đáp trả. Đồng thời, bộ này cho rằng các máy bay không người lái nói trên không thể thu được thông tin có ý nghĩa nào.
Quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bắt đầu xấu đi trong hai năm qua. Vào tháng 12/2022, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chính thức lại coi Triều Tiên là kẻ thù - điều mà chính phủ người tiền nhiệm Moon Jae-in đã dỡ bỏ.
Trong khi đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân. Ngoài ra, ông cáo buộc Mỹ tạo ra "phiên bản châu Á" của NATO bằng cách củng cố liên minh này với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phân tích yếu tố cản trở quá trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên Giới phân tích cho rằng cạnh tranh Mỹ-Trung là một trong những yếu tố cản trở mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Một bài bình luận trên tờ South China Morning Post ngày 5-1 nhận định cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố cản trở mục tiêu phi hạt nhân...