Hàn Quốc đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 5/10, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết bắt đầu tiếp nhận việc đặt lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi đồng thời nhấn mạnh nhóm đối tượng này không thuộc diện bắt buộc tiêm chủng.
Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cụ thể, thanh niên từ 16-17 tuổi (sinh năm 2004-2005) sẽ được đặt lịch trước từ ngày 5-29/10 và bắt đầu được tiêm từ ngày 18/10-13/11; nhóm thiếu niên từ 12-15 tuổi (sinh năm 2006-2009) sẽ đặt lịch tiêm từ ngày 18/10 đến ngày 12/11 và tiêm từ ngày 1-27/11. Mũi vaccine thứ hai sẽ tự động được đặt lịch 3 tuần sau mũi thứ nhất.
Số liệu thống kê của KDCA cho thấy tính từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2021, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em và thanh, thiếu niên Hàn Quốc là 464,9 ca trên 100.000 trẻ, thấp hơn tỷ lệ nhiễm trên toàn dân số là 572,8 ca/100.000 dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ mắc bệnh kể từ sau khi làn sóng lây nhiễm thứ 4 bùng phát ở Hàn Quốc.
Nhóm xúc tiến tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Hàn Quốc khuyến nghị những thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12-17 có bệnh lý nền như: tiểu đường trẻ em, béo phì, tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính nên tiêm vaccine COVID-19 do nguy cơ diễn biến nặng khi mắc COVID-19 cao gấp 2 lần so với trẻ đồng trang lứa khỏe mạnh bình thường. Trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh có thể tiêm phòng vaccine theo nguyện vọng cá nhân và người bảo hộ.
Nhóm xúc tiến tiêm chủng của Hàn Quốc sẽ hỗ trợ hướng dẫn tiêm chủng thông qua các trường học, chính quyền địa phương, cơ sở chăm sóc trẻ em, thanh thiếu niên, giúp người bảo hộ hiểu về lợi ích của việc tiêm chủng, không để xảy ra bất tiện nào trong việc đặt lịch tiêm hay lỗ hổng trong việc quản lý sau tiêm phòng.
Số ca nhiễm COVID-19 mới hằng ngày của Hàn Quốc đã giảm xuống dưới ngưỡng 2.000 ca trong những ngày gần đây. Ngày 5/10 Hàn Quốc ghi nhận thêm 1.575 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.557 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc nước này lên 321.352 ca.
Nhằm khống chế sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2, Hàn Quốc đã quyết định kéo dài lệnh giãn cách xã hội tăng cường thêm 2 tuần, bắt đầu từ ngày 4/10 vừa qua. Theo đó, khu vực Seoul và vùng phụ cận vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội Cấp độ 4, bao gồm hạn chế kinh doanh và cấm tụ tập từ 3 người trở lên sau 18h00.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã hoàn tất tiêm chủng mũi vaccine thứ nhất cho 39,74 triệu người, tương đương 77,4% dân số. Số người được tiêm chủng đầy đủ là 27,23 triệu người, chiếm 53%. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, KDCA cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét chuyển dần sang giai đoạn “sống chung với COVID-19″ bắt đầu từ tháng 11 tới. Theo đó, COVID-19 sẽ được coi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp (giống như cúm mùa).
Video đang HOT
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 133,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 133.210.649 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 2.889.875 ca tử vong.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 31/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Tính đến thời điểm này, trên 107,4 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục, trong khi vẫn còn trên 22,91 triệu bệnh nhân đang được điều trị.
Tại châu Á, Hàn Quốc ghi nhận thêm 668 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 106.898 ca. Đây là số ca mắc mới theo ngày cao nhất trong 3 tháng qua, kể từ thời điểm làn sóng lây nhiễm thứ 3 bùng phát. Trong số các ca nhiễm mới có 653 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 15 ca nhập cảnh.
Việc số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh - vượt ngưỡng 600 ca - cho thấy nguy cơ lây nhiễm tập thể đang trở nên nghiêm trọng. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4, tăng cường mở rộng phạm vi xét nghiệm nhằm nhanh chóng phát hiện người mắc bệnh trong cộng đồng.
Hàn Quốc đã tiêm chủng cho trên 1,03 triệu người (tương đương 2% dân số), trong đó tổng số người được tiêm vaccine mũi thứ hai là 33.414 người. Quốc gia này cũng vừa phê chuẩn lưu hành vaccine của Johnson & Johnson. Tuy nhiên, cùng ngày, Hàn Quốc cũng thông báo tạm hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho nhóm người dưới 60 tuổi do những lo ngại liên quan chứng đông máu và sẽ đưa ra quyết định mới sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) họp công bố đánh giá về các hiện tượng đông máu ghi nhận ở những người được tiêm vaccine này.
Tại Nhật Bản, thành phố Osaka ghi nhận số ca mắc mới trong ngày lần đầu tiên vượt 800 người. Số ca mắc COVID-19 tại thành phố Osaka đã bắt đầu tăng nhanh kể từ cuối tháng 3 sau khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng ban bố khẩn cấp. Từ ngày 1 - 3/4, số ca nhiễm tại địa phương này liên tục trên mức 600 ca và đến ngày 6/4 lần đầu tiên vượt mốc 700 ca. Tỉnh Hyogo cũng ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận hằng ngày cao nhất từ trước đến nay là 328 người. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm tại địa phương này cao trên 300 người.
Thành phố Osaka và tỉnh Hyogo là hai trong số ba địa phương đang nằm trong diện được chính phủ áp dụng các biện pháp phòng dịch tăng cường trong 1 tháng từ ngày 5/4 - 5/5.
Một địa phương khác tại Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao nhất kể từ khi chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp lần hai là thủ đô Tokyo. Trong ngày 7/4, chính quyền Tokyo xác nhận 555 ca mới và số ca nhiễm trung bình 7 ngày gần đây tại Tokyo là 417 người, tăng 115,6% so với số liệu thống kê trung bình tuần trước đó.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tại Thái Lan đang diễn biến phức tạp với các ca mắc mới được phát hiện ở nhiều địa phương trên toàn quốc có liên quan đến ổ dịch hiện nay ở thủ đô Bangkok. Thái Lan ghi nhận thêm 334 ca nhiễm mới, tăng 33% so với ngày hôm trước, trong đó, thủ đô Bangkok có tới 216 ca, chiếm 66% tổng số ca xác nhận trong ngày.
Đáng chú ý, Thái Lan ghi nhận ít nhất 24 ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 của SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh. Do đặc tính lây nhiễm nhanh của biến thể này cùng với việc số ca nhiễm mới tăng cao trong tuần qua, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chỉ thị các cơ quan chức năng chuẩn bị thành lập các bệnh viện dã chiến ngay tại khu vực thủ đô Bangkok để ứng phó tình hình.
Kể từ khi dịch xuất hiện hồi tháng 1/2020 đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 29.905 ca bệnh, trong đó có 95 ca tử vong. Thái Lan đã khởi động chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 từ ngày 28/2 và cho đến nay đã tiêm được 323.989 liều vaccine phòng COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực Tây Thái Bình Dương đã bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm đang tăng tại Philippines và cảnh báo xu hướng gia tăng này "đang hướng đến ranh giới đỏ". Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng số ca mắc COVID-19 tại Philippines "vượt quá năng lực chăm sóc y tế" và có nhiều yếu tố làm gia tăng tình trạng lây nhiễm tại Philippines và các nước khác, trong đó có sự xuất hiện của các chủng virus dễ lây lan hơn và việc người dân thiếu tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như mang khẩu trang và rửa tay.
Ngày 7/4, Bộ Y tế Philippines thông báo có thêm 6.414 ca nhiễm mới và 242 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á này lên 819.164 ca, với 14.059 ca tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia kêu gọi công dân nước này, đặc biệt là công chức và lực lượng vũ trang, đi tiêm vaccine phòng COVID-19. Tiêm vaccine tại Campuchia sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, thay vi dưa trên tinh thân tư nguyên như trước, trừ những người có vấn đề về sức khỏe được các bác sĩ xác nhận.
Sáng 7/4, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 91 ca nhiễm mới COVID-19 và 30 người khỏi bệnh. Trong 91 ca mắc mới có 1 ca nhập cảnh, còn 90 ca lây nhiễm cộng đồng. Cac bệnh nhân mới là người Campuchia và Việt Nam tại các tỉnh Takeo, Svay Rieng, Tbong Khmum, Pursat, Kampong Cham, Pailin, Prey Veng, và thủ đô Phnom Penh. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 2.915 ca mắc COVID-19, trong đó 1.824 ca hồi phục và 22 người tử vong.
Lào sẽ mở rộng diện đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi nhận được nhiều vaccine từ các nước bạn và các tổ chức quốc tế. Cụ thể, bên cạnh các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, Lào sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng cho các cán bộ, viên chức nhà nước của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các sở ban ngành ở địa phương, nhân viên các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và gia đình của họ, cũng như một số doanh nghiệp trong diện có nguy cơ. Tính đến ngày 4/4, đã có 102.491 người trong các nhóm nguy cơ ở Lào được tiêm mũi vaccine đầu tiên, trong khi 6.171 người đã tiêm mũi thứ hai, sử dụng vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) và AstraZeneca.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Trung Đông, Iran thông báo ghi nhận số ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua cao chưa từng thấy, với 17.430 ca mắc mới, vượt mức đỉnh 14.051 ca ghi nhận được hồi cuối tháng 11/2020. Iran đã ghi nhận tổng cộng 1.963.394 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, Iran cũng ghi nhận thêm 174 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 63.506 ca.
Trước tình hình trên, giới chức y tế Iran cảnh báo nguy cơ bùng phát làn sóng thứ 4 tại quốc gia Hồi giáo này. Iran đang chống chọi với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất tại Trung Đông và số ca mắc mới có chiều hướng gia tăng trong nhiều tuần qua do người dân di chuyển nhiều trong dịp Năm mới của nước này.
Tại châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 49.584 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 3.579.185 ca. Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 11/3/2020 và tổng số người thực hiện xét nghiệm tại nước này đến nay là 40.083.142 người.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: THX/TTXVN
Ukraine ghi nhận 481 ca tử vong và 5.587 ca nhập viện trong 24 giờ qua, đều ở mức cao nhất kể từ đầu dịch đến nay. Nhiều tháng nay, hệ thống y tế lạc hậu của Ukraine phải vật lộn với sức ép do dịch bệnh lây lan. Riêng tại thủ đô Kiev, thị trưởng Vitali Kilitschko cảnh báo hệ thống y tế sẽ khó trụ vững nếu không ngăn được đà lây lan của dịch, các bệnh viện sẽ rất nhanh không còn giường điều trị.
Kể từ đầu dịch, Ukraine ghi nhận trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19 trong số 40 triệu dân, trong đó có trên 35.000 ca tử vong. Chiến dịch tiêm chủng của Ukraine cũng đang gặp khó khăn do thiếu nguồn cung. Hiện nước này mới có 500.000 liều vaccine của AstraZeneca và 215.000 liều vaccine của Trung Quốc.
Bộ Y tế liên bang Đức kêu gọi triên khai cac biện pháp chống đại dịch COVID-19 môt cach đông bô trên cả nước để ngăn chặn sự bùng phát mạnh của làn sóng lây nhiễm thứ ba hiện nay. Theo bộ này, cần có "sự đồng bộ và thống nhất" giữa liên bang và tất cả 16 bang, không để chỉ số lây nhiễm 7 ngày vươt 100 ca/100.000 dân. Trước đó, chính phủ liên bang và chính quyền các bang của Đức đã thống nhất kê hoach "phanh khẩn cấp" khi chỉ số lây nhiễm COVID-19 vượt quá 100 ca/100.000 dân, song không phải tất cả các bang đều thực thi kế hoạch này.
Người dân mua đồ uống tại một quán cà phê ở Berlin, Đức, trong bối cảnh lệnh hạn chế tiếp xúc được ban bố nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã lên tiếng chỉ trích các bang không thực hiện cam kết, cảnh báo có thể cân nhắc áp đặt các biện pháp phong tỏa triệt để và đồng bộ trên cả nước nếu các bang không hành động.
Tai My, bang California se mơ cưa trơ lai hoan toan cac linh vưc kinh tê vao ngay 15/6 tơi nêu duy tri đươc tôc đô tiêm chung hiên tai. Theo đo, tất cả các doanh nghiệp sẽ đươc tự do mở cưa trơ lại, trong khi cư dân được khuyến khích tuân thu "các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông thường". Các sự kiện trong nhà quy mô lớn, chẳng hạn hội nghị, sẽ được phép tổ chức song đi kem với các yêu cầu xet nghiêm hoặc xác nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, bang nay vân se xem xet lai kê hoach mơ cưa kinh tê nêu cân thiêt va se theo doi hiêu qua cua vaccine trong viêc ngăn ngưa cac biên thê mơi cua virus.
California - bang đông dân nhất cua My - đươc đanh gia cao về cach thưc ưng pho dich COVID-19. Bang nay đã tiêm chung 20 triệu liều vaccine ngưa COVID-19 cho ngươi dân và số ca măc mới vẫn duy tri ở mức thấp sau khi giảm nhanh kể từ tháng 1. Giơi chưc bang nhân manh co đươc thanh qua nay la nhơ ngươi dân han chê ra ngoai, đeo khâu trang va tiên đô tiêm chung đươc đây manh.
Công bố đoạn CCTV khoảnh khắc trước khi hung thủ sát hạt 3 mẹ con rồi 'mở tiệc' bên thi thể Hung thủ đã cố gắng tìm cách tiếp cận cô gái trước khi đến thẳng nhà cô. Kim Tae Hyun - kẻ sát hại dã man 3 phụ nữ (mẹ và 2 con gái) đã được nhìn thấy tại một quán cà phê Internet, nơi cô con gái lớn thường xuyên lui tới, chỉ vài phút trước khi vụ án mạng xảy ra....