Hàn Quốc: Dấu ấn sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Yoon Suk-yeol
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong 100 ngày đầu tiên cầm quyền, chính phủ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ về đối nội và đối ngoại.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong cuộc họp báo nhân 100 ngày đầu tiên lãnh đạo Chính phủ, tại Seoul, ngày 17/8/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Về đối nội, chính quyền mới đã đưa ra 120 nhiệm vụ quốc gia ưu tiên, trong đó “cơ cấu lại chi tiêu theo chiều sâu” và “cải cách thể chế công” là những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Trọng tâm là đảm bảo sinh kế của người dân và tiến hành đổi mới mạnh mẽ nhằm duy trì động lực tăng trưởng và tìm các lĩnh vực tăng trưởng mới bền vững trong tương lai. Chính phủ xác định phương châm hành động trong giai đoạn này là: cải cách, tốc độ và nguyên tắc.
Chính phủ mới cũng đã nhanh chóng thông qua khoản ngân sách bổ sung lần 2 năm 2022 trị giá gần 40.000 tỷ won (hơn 30,5 tỷ USD) để bù đắp thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra cho khoảng 3,71 triệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Để ứng phó phù hợp và linh hoạt trong bối cảnh giá nhiên liệu, lương thực đều tăng mạnh, chính phủ đã đưa ra các gói biện pháp như cắt giảm các loại thuế, phí, hỗ trợ tài chính, giãn nợ, tăng các khoản cho vay ưu đãi để khôi phục sản xuất và khởi nghiệp, hỗ trợ chi phí vận tải. Kết quả là kinh tế Hàn Quốc trong quý II đạt tăng trưởng 2,9%, tăng 0,7% so với quý quý I, và đây là quý thứ 8 liên tiếp Hàn Quốc giữ được đà tăng trưởng.
Về đối ngoại, chính phủ của Tổng thống Yoon đã công bố các định hướng chính sách đối ngoại mới với tầm nhìn của quốc gia quan trọng toàn cầu xứng với vị thế nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới. Sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm chính thức Hàn Quốc ngay sau khi ông Yoon nhậm chức cho thấy phương hướng củng cố liên minh chiến lược với Mỹ vốn được ông Yoon theo đuổi từ giai đoạn tranh cử đã được phía Mỹ ủng hộ mạnh mẽ. Mối quan hệ Hàn – Mỹ đã được nâng cấp thành “liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu”, theo đó, hai nước thúc đẩy liên minh quân sự, thiết lập liên minh kinh tế, khoa học và công nghệ. Hai nước cũng triển khai các kênh tham vấn để điều phối chính sách trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và chuỗi cung ứng.
Tổng thống Hàn Quốc cũng lần đâu tiên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tại Madrid (Tây Ban Nha), qua đó thể hiện vị thế và sức mạnh bằng cách gia tăng vị thế trong các cơ chế khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này thể hiện rõ qua việc Hàn Quốc đã tích cực ủng hộ Mỹ trong Khuôn khổ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), tham gia Liên minh công nghệ “Chip-4″ và nhiều cơ chế đa phương khác.
Trong quan hệ với Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc vạch ra kế hoạch táo bạo, cung cấp viện trợ kinh tế lớn, theo giai đoạn và gắn với các bước đi phi hạt nhân của Triều Tiên. Với Nhật Bản, chính quyền mới chủ trương phát triển quan hệ đối tác chiến lược, tiếp cận giải quyết các vấn đề quá khứ lịch sử phù hợp với tiến trình khôi phục lòng tin. Với Trung Quốc, Tổng thống Yoon chủ trương phát triển quan hệ song phương dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung, hợp tác thực chất và tăng cường trao đổi cấp cao để đảm bảo triển khai các vấn đề đôi bên cùng quan tâm. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng công bố định hướng chính sách mở rộng tầm nhìn ngoại giao với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn.
Tại một hội nghị với 80 quan chức chính phủ, Tổng thống Yoon nhấn mạnh cần cải cách để có một bước tiến nhảy vọt, tăng cường giao tiếp với người dân nhằm đạt sự đồng thuận trong quá trình triển khai các cải cách.
Giới phân tích chính trị Hàn Quốc nhận định trong thời gian tiếp theo, chính phủ của Tổng thống Yoon sẽ đẩy nhanh quá trình triển khai các nhiệm vụ quốc gia ưu tiên, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Chính quyền mới sẽ có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các vấn đề đối ngoại nhạy cảm và đảm bảo duy trì hòa bình ổn định thông qua cách tiếp cận hợp lý nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ, Hàn Quốc tiến hành đối thoại về an ninh kinh tế
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức phiên đầu tiên của cuộc Đối thoại an ninh kinh tế vừa mới được khởi động tại Washington trong tuần này.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc hội đàm tại Seoul, ngày 21/5/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Kênh đối thoại này được thiết lập trong khuôn khổ thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 5/2022, nhằm giúp hai nước hợp tác sâu rộng hơn về an ninh kinh tế và năng lượng.
Wang Yun-jong, Thư ký phụ trách an ninh kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc, sẽ đến Washington vào ngày 6/7 và gặp người đồng cấp, Tarun Chhabra, Giám đốc cấp cao về công nghệ và an ninh quốc gia trong Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng vào ngày 7/7.
Hai bên dự kiến sẽ thảo luận về cách ứng phó đối với cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine và phối hợp chính sách về chất bán dẫn, nhà máy điện hạt nhân và các công nghệ tiên tiến khác.
Triều Tiên cảnh giác trước 'NATO châu Á' "Việc Mỹ gieo rắc tin đồn về cái gọi là 'mối đe dọa từ Triều Tiên' chỉ để nhằm lấy cớ để gầy dựng ưu thế quân sự tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan việc tăng cường hợp tác quân sự, mà...