Hàn Quốc đàm phán với Mỹ về phát triển tên lửa nhiên liệu dạng rắn
Ngày 12/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đang đàm phán với Mỹ về việc theo đuổi phát triển các phương tiện không gian chạy nhiên liệu dạng rắn để phục vụ mục đích phi quân sự.
Tên lửa của Hàn Quốc được phóng trong cuộc tập trận ở bờ biển phía Đông nước này. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hai bên đang tiến hành tham vấn về việc gỡ bỏ giới hạn đối với đối với Hàn Quốc trong việc sử dụng nhiên liệu thể rắn cho các tàu không gian với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực thăm dò không gian cho khu vực dân sự.
Tuyên bố không cung cấp thông tin chi tiết do các cuộc đối thoại vẫn đang diễn ra.
Theo giới chuyên gia, các tên lửa sử dụng nhiên liệu dạng rắn đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực quân sự do lợi thế tiết kiệm thời gian, đơn giản và ít tốn kém hơn so với phương thức sử dụng nhiên liệu dạng lỏng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, Seoul cần giải tỏa các quan ngại về việc nước này có thể sử dụng công nghệ tên lửa đẩy nhiên liệu thể rắn cho mục đích quân sự thay vì dân sự.
Hồi năm ngoái, hai đồng minh Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí gỡ bỏ các giới hạn đối với các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc sau một loạt hành động gây căng thẳng từ phía Triều Tiên. Hàn Quốc hiện được phép phát triển các tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 800km.
Nhật Bản, một đồng minh khác của Mỹ, đa được phép phát triển các tên lửa nhiên liệu dạng rắn./.
Theo vietnamplus
Tiết lộ nguyên nhân tàu vũ trụ Nga gặp nạn khi vừa rời bệ phóng
Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết trục trặc trong quá trình tách các giai đoạn đầu và giai đoạn 2 của tên lửa đẩy Soyuz là nguyên nhân dẫn tới sự cố hôm 11/10.
"Vẫn chưa có kết luận cuối cùng nhưng nguyên nhân chính có liên quan tới va chạm của một bộ phận phụ cấu thành nên giai đoạn đầu. Một vụ va chạm đã xảy ra trong quá trình tách giai đoạn đầu và gia đoạn thứ 2", Giám đốc điều hành các chương trình có điều khiển Sergei Krikalyov cho biết.
Theo ông Krikalyov, đã có độ lệch so với quỹ đạo chuẩn khiến tên lửa không thể thực hiện hành trình bay theo dự kiến buộc hệ thống tự động phải thực hiện nhiệm vụ của nó.
Sự cố với Soyuz MS-10 hôm 11/10 được đánh giá là sự cố tàu vũ trụ tồi tệ nhất kể từ năm 1975 của Nga. (Ảnh: AP)
Cũng theo ông này, một bộ phận trong giai đoạn đầu đã gặp trục trặc và va chạm với giai đoạn thứ 2. Điều này khiến hệ thống tách bình thường không thể hoạt động mà đúng ra nó phải được kích hoạt.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích các nguyên nhân cụ thể", vị quan chức của Roscosmos cho biết, nói thêm rằng kết quả cuộc điều tra của chính phủ về nguyên nhân gây ra sự cố sẽ được đưa ra sau ngày 20/10.
Mảnh vỡ của tên lửa đẩy Soyuz được tìm thấy ở Kazakhstan hôm 11/10 sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng dẫn tới kết quả cuối cùng, theo ông Krikalyov.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-10, phóng vào lúc 11h40 ngày 11/10 (theo giờ Matxcơva) lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) từ sân bay vũ trụ Baykonur bất ngờ gặp sự cố khiến 2 phi hành gia Nick Hague của Mỹ và Alexey Ovchinin của Nga phải thoát hiểm khẩn cấp. Sự cố xảy ra sau khi tên lửa rời bệ phóng 120 giây.
Rất may cả hai phi hành gia đã hạ cánh an toàn tại khu vực cách thành phố Zhezkazgan khoảng 20-25km. Vị trí tiếp đất cách điểm phóng 400 km về phía đông bắc.
Trong khi các nhà điều tra vẫn đang trong quá trình tìm ra nguyên nhân cuối cùng, Tổng Giám đốc Roscosmos, Dmitry Rogozin hôm 12/10 cho biết sẽ nối lại chuyến bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào mùa xuân năm 2019.
(Nguồn: Tass)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc đề nghị Nga giúp đỡ đánh giá chất lượng động cơ tên lửa mới Trung Quốc đề nghị Nga đưa ra những đánh giá của chuyên gia về động cơ mới cho loại tên lửa siêu trọng được chế tạo bởi các kỹ sư người Trung Quốc. Đây là loại động cơ tên lửa tương tự với động cơ tên lửa RD-180 của Nga. Những thử nghiệm đầu tiên về động cơ mới này đang được tiến...