Hàn Quốc: Công bố nguyên tắc quốc gia trong quản lý, bảo tồn di sản văn hóa
Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc ngày 20/12 đã tổ chức lễ công bố các nguyên tắc của quốc gia trong bảo tồn giá trị di sản văn hóa.
Thư viện cổ Dosan tại Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, đông nam Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tại lễ công bố, Cục Quản lý Di sản văn hóa đã trình bày về nguyên tắc và phương hướng bảo tồn giá trị di sản văn hóa thông qua văn bản 5 chương, 30 điều, bao gồm nguyên tắc bảo tồn, cách hiểu và vận dụng giá trị, quy trình bảo tồn, biện pháp bảo tồn, quản lý và khai thác.
Người đứng đầu Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc Choi Eung-cheon nhấn mạnh: “Để bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa một cách hiệu quả, chúng ta không chỉ cải thiện tên gọi và hệ thống phân loại, mà còn cân nhắc về bảo tồn “cái gì” và ‘làm thế nào’ để bảo vệ di sản văn hóa. Cần thiết lập và thống nhất về phương pháp bảo tồn”.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ (ICOMOS) của Hàn Quốc Song In-ho cho rằng việc bảo vệ di sản văn hóa được thực hiện thông qua các biện pháp bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa và cần có sự thống nhất và hợp lý trong quá trình chia sẻ mục đích ‘bảo vệ di sản văn hóa”. Có như vậy các cơ quan hữu trách mới thu hút được sự tin tưởng và ủng hộ của công chúng đối với việc bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa và chỉ khi đó việc bảo vệ di sản văn hóa mới có thể bền vững.
Cộng đồng quốc tế lo ngại rằng trong quá trình tu bổ, phục hồi các di sản văn hóa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, việc ra quyết định thường được đưa ra quá vội vàng mà không có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm của các công trình lịch sử, cũng như dựa trên sự đồng cảm đối với các di sản văn hóa. Chính vì thế Hiến chương Athens (1931) và Hiến chương Venice (1964) ra đời và đã được xem là nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn.
Trong quá trình đưa ra nguyên tắc của mình, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc đã nghiên cứu và phân tích các nguyên tắc quốc tế của ICOMOS và các nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa của nước ngoài như Anh, Australia, Canada và Trung Quốc. Các quốc gia này đã dựa trên các nguyên tắc quốc tế để thiết lập các nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa phù hợp với điều kiện của mình và đang tích cực sử dụng chúng làm tài liệu đưa ra các tiêu chuẩn thực tế để bảo tồn và quản lý di sản văn hóa và định hướng cho việc ra quyết định bảo tồn.
Hàn Quốc cho phép sử dụng thuốc Lagevrio dạng uống
Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Jeon Hae-cheol ngày 21/3 cho biết cơ quan y tế nước này sẽ cho phép sử dụng thuốc kháng virus Lagevrio cho 100.000 bệnh nhân trong tuần này, đồng thời tiếp tục tìm cách sớm mua thêm thuốc điều trị COVID-19 dạng uống trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Thuốc kháng virus Lagevrio điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Misericordia ở Grosseto, Italy, ngày 8/2/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN
Lagevrio là tên thương mại của thuốc kháng virus Molnupiravir, do hai hãng dược phẩm Mỹ là Merck và Ridgeback Biotherapeutics cùng phát triển.
Phát biểu tại cuộc họp diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Jeon cho biết quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu tăng cao đối với loại thuốc điều trị COVID-19 dạng uống. Cuối tuần qua, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cũng cho biết đang cân nhắc cấp phép sử dụng thuốc Lagevrio cho những bệnh nhân có nguy cơ cao với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình mà không thể dùng các loại tương tự như Paxlovid của hãng Pfỉzer hoặc Remdesivir của Gilead Sciences, Mỹ.
Bộ trưởng Jeon cũng lưu ý rằng: "Bên cạnh kế hoạch đưa vào sử dụng thuốc Paxlovid cho 95.000 bệnh nhân COVID-19 trong tháng 4 tới, chính phủ cũng đang tìm cách sớm mua thêm thuốc điều trị COVID-19 dạng uống".
Cùng ngày, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết lần đầu tiên kể từ 10 ngày qua số ca mắc mới COVID-19 đã giảm mạnh nhất từ 600.000 ca xuống mức 200.000 ca. Tuy nhiên, hiện vẫn còn lo ngại rằng số ca nhiễm mới có thể tăng vọt trở lại sau khi chính phủ nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội trong tuần này.
Số liệu thống kê của KDCA cho thấy Hàn Quốc có thêm 209.169 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.582.815 ca. Số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc thường giảm vào đầu tuần do có ít xét nghiệm hơn vào dịp cuối tuần. Số ca tử vong là 12.757 ca, tăng 329 ca so với một ngày trước đó và hơn 90% là người trên 60 tuổi.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để nhận định rằng làn sóng lây nhiễm biến thể Omircon ở Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng giảm. Có phân tích cho rằng tỷ lệ số ca nhiễm biến thể BA.2 (Omircon tàng hình), một biến thể phụ của Omircon, đang ngày càng tăng và có khả năng sẽ trở thành chủng biến thể chính trong tuần này. Dự kiến, từ 2 đến 3 tuần tới là thời điểm số ca tử vong và nặng ở Hàn Quốc sẽ đạt đỉnh, giường bệnh và nhân lực y tế sẽ rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng hơn. Thậm chí, nhân viên đội ngũ y tế cũng có nguy cơ bị lây nhiễm làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu nhân lực.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng quy định về phòng dịch trong thời gian 2 tuần. Cụ thể, kể từ ngày 21/3, cho phép số người tụ tập tối đa từ 6 người lên 8 người. Thời gian kinh doanh của các cơ sở như nhà hàng vẫn giữ nguyên là đến 23h00.
Trước tình trạng tỷ lệ lây nhiễm gia tăng và công suất bệnh viện quá tải, chính phủ cũng đã chuyển từ việc tập trung vào việc ngăn chặn người dân bị lây nhiễm sang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 21/3, những người nhập cảnh Hàn Quốc đã được tiêm phòng đầy đủ và nộp chứng nhận sức khỏe (như xét nghiệm PCR âm tính) sẽ không phải thực hiện kiểm dịch bắt buộc như trước đây.
Thời của "sân chơi nóng": Cậu bé 11 tuổi "ôm" cổ phiếu tiền tỷ, đi họp cổ đông Cậu bé 11 tuổi, học lớp 4 tham dự sự kiện đại hội cổ đông đã thu hút sự chú ý của mọi người. Chứng khoán là kênh đầu tư đang thu hút người dân khắp nơi trên thế giới. Điều đáng nói là kênh đầu tư này đang dần được trẻ hoá với nhiều tài khoản lập mới là người trẻ tuổi....