Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ ASEAN ứng phó Covid-19
Tổng thống Hàn Quốc thông báo hỗ trợ tiền, vật tư trị giá 6 triệu USD cho ASEAN ứng phó Covid-19, ủng hộ tạo thuận lợi đi lại giữa hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 21 theo hình thức trực tuyến tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Thủ tướng nhấn mạnh hai bên tiếp tục nỗ lực duy trì và thúc đẩy hợp tác, ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên, trong đó có hệ lụy sâu rộng của đại dịch
Covid-19.
Tổng thống Hàn Quốc đánh giá cao tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” của ASEAN, cho rằng nó tạo tiền đề cho nhiều thành công trong kiểm soát đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe của người dân.
Tổng thống Moon Jae-in phát biểu trực tuyến tại hội nghị chiều 12/11. Ảnh: Vũ Anh .
Video đang HOT
Tổng thống Moon khẳng định sẵn sàng chung tay cùng ASEAN vượt qua khó khăn do Covid-19 gây ra, công bố đóng góp một triệu USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19, hỗ trợ gói thiết bị và vật tư y tế 5 triệu USD giúp các nước ASEAN đối phó với đại dịch.
Hàn Quốc cũng ủng hộ ASEAN triển khai khung phục hồi tổng thể và nỗ lực nối lại hợp tác thương mại, đầu tư thông qua tạo thuận lợi đi lại giữa hai bên.
Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm đẩy lùi dịch bệnh, trong đó chú trọng nghiên cứu phát triển vaccine hiệu quả, bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ và hợp lý, nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng khẩn cấp khu vực, nhất trí triển khai các sáng kiến nhằm tạo động lực kinh tế vượt qua dịch bệnh.
ASEAN đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, trong đó có Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN, thúc đẩy phục hồi thông qua Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN vừa được công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Các lãnh đạo đã trao đổi về tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông… nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, trong đó có Biển Đông, cũng như tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các bên liên quan cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, làm xói mòn lòng tin và gây bất ổn nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên Biển Đông. Mọi tranh chấp, khác biệt cần được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, UNCLOS, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển.
Các bên cần nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, Thủ tướng nhấn mạnh.
Chuyên gia Hàn gợi ý cách hóa giải căng thẳng Mỹ - Trung
ASEAN và Hàn Quốc đối diện thách thức tương tự và cần hợp tác để "hóa giải" khó khăn, theo chuyên gia về ASEAN Wongi Choe.
"Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn và gây ra những thách thức nghiêm trọng cho tất cả các nước", giáo sư Wongi Choe, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN - Ấn Độ, Học viện Ngoại giao Hàn Quốc (KNDA), nói trong cuộc họp trực tuyến ngày 6/10, do Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và KNDA đồng tổ chức. Đây là Đối thoại Chiến lược lần hai giữa các cơ quan nghiên cứu với chủ đề "Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc trong thế kỷ mới: Hướng tới tầm nhìn chiến lược chung".
Theo giáo sư Choe, đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong 2020 gia tăng thêm khi Covid-19 xuất hiện. Căng thẳng trong quan hệ của hai cường quốc được cho là ở mức thấp nhất trong nhiều năm và "khó quay đầu". Với Hàn Quốc, Mỹ là đồng minh an ninh quan trọng nhất còn Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất về kinh tế. Hàn Quốc đứng trước áp lực ủng hộ Mỹ trong việc gây sức ép với Huawei và sử dụng mạng 5G, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng (EPN), Biển Đông và Bộ Tứ. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nói rõ nước này không muốn chọn bên trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Choe cho rằng việc giữ thăng bằng là điều khó khăn với Seoul.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
Về phía ASEAN, hồi tháng 6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách lãnh đạo của Chủ tịch Hiệp hội 202, khẳng định ASEAN "không muốn phải chọn bên" trong cạnh tranh Mỹ - Trung. ASEAN coi Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác quan trọng và mong muốn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển. Giáo sư Choe lưu ý ở Biển Đông, đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tạo nên rủi ro lớn với các nước ASEAN. Yêu sách của Bắc Kinh ở khu vực đe dọa hòa bình và ổn định cho các nước Đông Nam Á.
" C ạnh tranh Mỹ - Trung gây ra thế 'tiến thoái lưỡng nan' mang tính chiến lược cho cả Hàn Quốc và ASEAN", Choe nói với VnExpress qua email. Ông cho rằng hai bên đều đối diện các nguy cơ lớn hơn về kinh tế và an ninh.
Hàn Quốc đang là một trong 10 đối tác đối thoại chính của ASEAN, tham gia các cơ chế do Hiệp hội dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), ASEAN 3 (cùng Trung Quốc và Nhật Bản), Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ). Cuối 2019, Hàn Quốc tổ chức hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ Đối thoại với ASEAN và hội nghị cấp cao Mekong - Hàn Quốc lần thứ nhất tại Busan. Năm 2017, khi đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nêu Chính sách hướng Nam mới.
Theo giáo sư Choe, Chính sách Hướng Nam của Hàn Quốc là sáng kiến thành công nhất của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, tạo đà để thúc đẩy hợp tác với ASEAN. Chính sách này có ba mục tiêu chính là: đa dạng hóa kinh tế, tăng cường quan hệ song phương với các nước Đông Nam Á và thúc đẩy hợp tác chiến lược với cả khối. Đến nay, Hàn Quốc và ASEAN đã thực hiện tốt hai trong số ba mục tiêu chính nhưng hai bên chưa đạt được tiến triển đáng kể về hợp tác chiến lược, trong khi đây là nỗ lực "phòng ngừa" cho Hàn Quốc trong cạnh tranh giữa các cường quốc. Hàn Quốc muốn tăng hợp tác với Mỹ ở các lĩnh vực mà Seoul sẵn lòng, đồng thời duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. ASEAN cũng ở trong hoàn cảnh tương tự.
Choe cho rằng Hàn Quốc và ASEAN cần nỗ lực tăng hợp tác chiến lược ở các lĩnh vực mới và cụ thể, khi cạnh tranh Mỹ - Trung được dự báo sẽ gia tăng. Ông gợi ý hai bên cần tận dụng các cơ chế của ASEAN để thúc đẩy hợp tác đa phương ở phạm vi khu vực, trung gian và song phương. Trên thực tế hai bên đang có lợi ích khi cùng các nước thúc đẩy các quy tắc đa phương trong các cấu trúc như EAS, ASEAN 3. Về dài hạn, Hàn Quốc và ASEAN có thể tăng đối thoại chiến lược, hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, xây dựng năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Hai bên cũng nên làm rõ hợp tác liên quan đến tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương, đưa ra các chính sách cụ thể.
"Hàn Quốc và ASEAN vẫn đang trong giai đoạn đầu của hợp tác chiến lược", Choe nói.
Hàn Quốc cấp 90 suất học bổng 'Đào tạo nhân tài ASEAN' Theo phóng viên TTXVN tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 22/7, Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Hội đồng Giáo dục đại học Hàn Quốc (KCUE) đã công bố chương trình học bổng "Đào tạo nhân tài ASEAN (HEAT)". Đại sứ Lim Sungnam, Trưởng Phái đoàn Thường trực Hàn Quốc...