Hàn Quốc chuẩn bị triển khai tên lửa chống tàu Triều Tiên
Giới chức quân sự Hàn Quốc hôm nay 26.4 loan báo sẽ triển khai một loại tên lửa mới được thiết kế để chống tàu chiến CHDCND Triều Tiên vào đầu năm tới.
Một cuộc tập trận đổ bộ của hải quân Triều Tiên – Ảnh: AFP
Tên lửa mới đã được thử nghiệm thành công trong thời gian gần đây và sẽ được tiếp tục phóng thử trong 4 tháng tới, hãng tin Yonhap dẫn thông báo từ Cơ quan Phát triển quốc phòng (ADD) của Hàn Quốc cho hay.
Sau đó, tên lửa này có thể được triển khai tới các đảo tiền tiêu Baengnyeong và Yeonpyeong trên Hoàng Hải.
ADD bắt đầu phát triển tên lửa mới vào năm 2012, với ngân sách 65 triệu USD. Loại tên lửa này dài 1,9 m và nặng 15 kg, có tầm bắn 5-8 km, được trang bị những thiết bị hiện đại có thể phát hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Một quan chức ADD nhận định với Yonhap rằng tên lửa mới là loại vũ khí chủ lực có thể tấn công các mục tiêu chạy trên mặt nước với tốc độ cao. Tên lửa này được thiết kế để tấn công các tàu đệm khí đổ bộ (LCAC) của Triều Tiên.
Video đang HOT
Hồi năm 2012, Triều Tiên đã xây một căn cứ có thể chứa 70 chiếc LCAC tại tỉnh Nam Hwanghae, cách biên giới biển liên Triều khoảng 60 km. Trong thời gian gần đây, Bình Nhưỡng đã dùng loại tàu này để tăng cường các cuộc tập trận đổ bộ và xâm nhập.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
EU bàn cách phá hủy tàu thuyền của các băng nhóm tổ chức nhập cư lậu
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang gấp rút lựa chọn những giải pháp chống nạn nhập cư lậu sau nhiều tai nạn nghiêm trọng liên tục diễn ra tại Địa Trung Hải.
Người di cư được tàu hải quân Ý chở đến cảng Augusta trên đảo Sicily ngày 22.4 - Ảnh: AFP
Ngày 19.4, một tàu nhập cư lậu đi từ Libya đến Ý bị lật ở Địa Trung Hải làm gần 900 người chết. Tờ Le Monde hôm qua 23.4 dẫn báo cáo của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) cho biết tai nạn nói trên đã nâng tổng số người thiệt mạng tại vùng biển này từ đầu năm đến nay lên 1.750, gấp 30 lần so với cùng thời điểm của năm 2014.
Trong hơn 4 tháng đầu năm 2015 đã có 35.000 người nhập cư bất hợp pháp được các nhóm tội phạm tổ chức vượt Địa Trung Hải để cập bến châu Âu. Điểm đến đầu tiên của những người này thường là các nước EU ở bờ bên kia như Tây Ban Nha, Malta và đặc biệt là Ý.
Tình trạng nhập cư lậu vào châu Âu tuy không mới nhưng ngày càng trở nên nghiêm trọng do khủng hoảng chính trị bùng nổ ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông những năm gần đây. Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) cảnh báo nếu không có biện pháp hiệu quả nào được áp dụng, trong năm 2015, khoảng nửa triệu người có thể tìm cách vượt Địa Trung Hải để đến EU, bất chấp nguy cơ xảy ra tai nạn cực cao.
Trước những con số đáng báo động này, các nhà lãnh đạo EU đã họp phiên đặc biệt tại thủ đô Brussels của Bỉ vào ngày 23.4 (giờ địa phương).
Mở chiến dịch quân sự
Le Monde hôm 23.4 dẫn lời Cao ủy về nhân quyền LHQ Zeid Ra'ad al-Hussein nhận định việc các nước EU chậm cải cách các chính sách về nhập cư đã làm Địa Trung Hải trở thành một mồ chôn tập thể khổng lồ. Ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Brussels, Thủ tướng Ý Matteo Renzi kêu gọi các nhà lãnh đạo của khu vực cùng chung tay chống lại "nạn buôn người của thế kỷ 21". Ông Renzi đánh giá việc tăng cường các biện pháp an ninh ở Địa Trung Hải không đơn thuần là bảo vệ lãnh hải mà nhằm ngăn chặn tình trạng "trục lợi trên mạng sống người khác".
Thủ tướng Ý đề xuất khả năng "mở các chiến dịch đặc biệt nhằm vào một số mục tiêu cụ thể". Đề xuất này, theo AFP, là một phần quan trọng của thỏa thuận chung mà các nhà lãnh đạo EU thảo luận tại Brussels. Nếu được thông qua, các nước EU có thể dùng nhiều biện pháp, kể cả điều động quân đội, để tìm kiếm, xác định và đánh chìm tàu thuyền của các băng nhóm tội phạm chuyên tổ chức nhập cư lậu trước khi chúng kịp sử dụng.
Thậm chí, để xử lý tận gốc, các quốc gia này sẽ điều quân đội mở chiến dịch truy quét ngay tại Libya - nơi khởi phát "truyền thống" của các chuyến tàu vượt Địa Trung Hải vào châu Âu.
Tuy nhiên, kế hoạch nói trên khi áp dụng thực tế chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tờ Le Figaro dẫn lời chuyên gia về nhập cư của Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CERI) Franois Gemenne cho biết bọn tổ chức nhập cư lậu thuộc đủ mọi thành phần, quy mô rất đa dạng, đến từ nhiều nước và có mục đích hành động khác nhau. Vì "hỗn tạp" như thế nên việc "rà" đúng đường dây để truy quét tận gốc sẽ không dễ dàng.
Ngoài ra, còn nhiều trở ngại đáng kể khác như: làm thế nào phân biệt tàu đánh cá hợp pháp với tàu thuyền của bọn tổ chức nhập cư lậu; rào cản pháp lý đối với việc mở rộng các chiến dịch truy quét đến lãnh hải hoặc lãnh thổ của Libya...
Cho đến nay, các kế hoạch hành động chung của EU thường mất rất nhiều thời gian để áp dụng, đặc biệt nếu phải điều động quân đội.
Một số điểm quan trọng khác được thảo luận ở Brussels là gia tăng ngân sách dành cho Frontex - cơ quan chuyên trách an ninh khu vực biên giới của EU - từ 3 triệu euro/tháng lên 6 triệu euro/tháng. Cơ quan này sẽ được cung cấp thêm nhiều trang thiết bị và củng cố nhân sự để tăng cường khả năng tuần tra và cứu hộ. Bên cạnh đó, các nước EU cũng sẽ chia nhau tiếp nhận những người nhập cư đã được công nhận là người tị nạn ở mức tối thiểu 5.000 người/nước.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Trào lưu nuôi ngao Tạng Trung Quốc hết thời Những con chó ngao Tây Tạng từng là vật trang sức không thể thiếu của giới nhà giàu Trung Quốc nay phải chịu cảnh nhồi nhét trong các trại nuôi nhốt tồi tàn hoặc bị bán vào các lò mổ với giá rẻ mạt. Giống chó ngao Tây Tạng một thời là biểu tượng của sự giàu sang, là "món đồ trang sức"...