Hàn Quốc chuẩn bị những kịch bản nào sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
Một số quan chức Chính phủ ngày hôm nay (3/11) cho biết, cơ quan an ninh ngoại giao của Hàn Quốc đang tập trung vào quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ và nắm bắt xu hướng dư luận trong nước Mỹ.
Chỉ còn ít giờ nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11 (giờ Mỹ), Chính phủ Hàn Quốc được cho là đang theo dõi sát sao hai ứng cử viên là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, đảng Cộng hòa và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đảng Dân chủ để sẵn sàng cho mọi tình huống.
Một số quan chức Chính phủ ngày hôm nay (3/11) cho biết, cơ quan an ninh ngoại giao của Hàn Quốc đang tập trung vào quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ và nắm bắt xu hướng dư luận trong nước Mỹ.
Chỉ còn ít giờ nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11 (giờ Mỹ), ảnh: BBC.
Tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã thành lập nhóm chuyên trách (TF) gồm 25 người, tập trung vào các cơ quan hữu quan thuộc Bộ Ngoại giao như như Cục Bắc Mỹ, Ban Kế hoạch ngoại giao hạt nhân Triều Tiên, Ban Kế hoạch ngoại giao hòa bình, chuẩn bị các biện pháp đối phó cho từng kịch bản bầu cử Tổng thống Mỹ. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sẽ chuẩn bị kịch bản đàm phán với Tổng thống tương lai của Mỹ về Hiệp định chia sẻ chi phí quân sự chung, chuyển giao quyền tác chiến thời chiến và bầu chọn Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa đang sắp xếp lịch trình chuyến thăm Washington gặp người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo, khả năng cao là vào tuần thứ hai tháng 11, thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc. Dự kiến, quan chức hai nước sẽ tập trung thảo luận về việc quản lý tình hình bán đảo Triều Tiên, ngăn chặn việc phát triển hạt nhân có thể gia tăng căng thẳng sau bầu cử Tổng thống Mỹ. Đồng thời, đây cũng được coi là dịp để Ngoại trưởng Kang Kiêng-hoa tìm hiểu đội ngũ an ninh ngoại giao mới của Mỹ và những động thái liên quan sau bầu cử.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đang phân tích và chuẩn bị xem kết quả bầu cử Mỹ sẽ tác động đến các chính sách liên quan đến an ninh bán đảo Hàn Quốc và quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, như chuyển giao quyền tác chiến thời chiến, đàm phán chia sẻ chi phí quân sự chung. Quân đội cũng đang cẩn trọng quan sát động thái của Triều Tiên, chuẩn bị cho tình huống Bình Nhưỡng có hành động khiêu khích trước và sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Mặc dù không thành lập nhóm chuyên trách riêng như Bộ Ngoại giao, song Bộ Thống nhất cũng đang nhóm họp nhằm xem xét chính sách Triều Tiên của ông Donald Trump và Joe Biden, cân nhắc điều chỉnh phù hợp với chính sách của Hàn Quốc.
Trump và Biden: Ai làm Tổng thống Mỹ sẽ tốt hơn cho châu Á?
Từ an ninh đến thương mại, việc ai là ông chủ Nhà Trắng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước ở châu Á, theo Straits Times.
Ông Biden và ông Trump có quan điểm khác nhau về các vấn đề ở châu Á (ảnh: Straits Times)
Theo các chuyên gia, nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, những chính sách hiện tại của Mỹ đối với châu Á sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, nếu ông Biden giành chiến thắng, quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề châu Á sẽ trở nên khó lường hơn.
Một số thông tin gần đây cho rằng ông Trump có thể thay đổi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nếu đắc cử, vị trí Ngoại trưởng của ông Mike Pompeo vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro vẫn được ông Trump trọng dụng.
Như vậy, bộ máy chính quyền ông Trump nhìn chung không có sự thay đổi nhiều sau ngày 3.11. Tuy nhiên, quan điểm "diều hâu" với Trung Quốc sẽ là không thay đổi, theo Straits Times.
Theo các chuyên gia, dù ai là người thắng sau cuộc bầu cử tổng thống, quan hệ Mỹ - Trung vẫn rất khó để quay lại "mặn nồng" chỉ trong thời gian ngắn.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, việc ông Biden đắc cử có thể mang lại nhiều lợi ích hơn ông Trump. Với tư tưởng "nước Mỹ trên hết", ông Trump đang thúc giục Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả thêm chi phí duy trì quân đội Mỹ để phòng thủ.
Thành tựu lớn nhất của ông Trump ở châu Á được cho là hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong Un. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ ngồi cùng Chủ tịch Triều Tiên để nói về vấn đề hạt nhân.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ông Trump đang khiến Nhật Bản, Hàn Quốc "mất lòng", chưa kiềm chế được Trung Quốc và chỉ "hứa suông" về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nếu tái đắc cử, mục tiêu hàng đầu của ông Trump sẽ là xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc ở châu Á. Một số nước châu Á có thể đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington, theo Straits Times.
Ông Trump được cho là có thái độ cứng rắn trong việc kiềm chế Trung Quốc (ảnh: Straits Times)
Với cựu Phó Tổng thống Biden, ông có thể sẽ khiến Hàn, Nhật "thoải mái" hơn ông Trump về vấn đề chi tiêu để duy trì lực lượng Mỹ.
Tuy nhiên, quan điểm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc giữa ông Biden và ông Trump không giống nhau. Ông Biden đã nhiều lần chỉ trích thương chiến với Trung Quốc mà chính quyền Trump phát động. Ông Biden muốn Trung Quốc phải "chơi theo luật" nhưng chưa rõ biện pháp cụ thể là gì.
Ở Đông Nam Á, một số quốc gia như Indonesia, Malaysia đang cần sự hiện diện quân sự nhiều hơn từ Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Đài Loan cũng muốn Mỹ hỗ trợ nhiều hơn khi bị Trung Quốc tăng sức ép. Về vấn đề này, ông Trump được cho là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc hơn ông Biden.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có lần đưa cùng lúc 2 tàu sân bay đến Biển Đông tập trận, thách thức Trung Quốc. Đài Loan cũng mua được những lô vũ khí hiện đại lớn từ Mỹ do ông Trump "bật đèn xanh".
Về mặt thương mại, ông Trump sẽ tiếp tục gây sức ép đối với hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ nếu tái đắc cử. Ông Trump đặt mục tiêu giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này gián tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế Mỹ với các nước châu Á còn lại.
Trong khi đó, ông Biden tỏ ra thận trọng hơn với một cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
Bầu cử Mỹ chi phối "cuộc chiến" chọn nữ lãnh đạo WTO đầu tiên trong lịch sử Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến tới một cuộc đụng độ về các ứng cử viên ưa thích của mỗi bên cho vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi việc lựa chọn người phụ nữ đầu tiên điều hành trọng tài thương mại toàn cầu bước vào giai đoạn then chốt. Hai ứng viên cuối...