Hàn Quốc chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm truyền thông Triều Tiên
Hàn Quốc sẵn sàng chấm dứt lệnh cấm công dân nước này truy cập vào các nền tảng truyền thông của Triều Tiên suốt hàng chục năm qua.
Người dân tại ga Seoul xem cảnh quay từ chương trình truyền hình Triều Tiên được phát trên bản tin của Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images
Dẫn một bài viết đăng trên trang Korea Times, kênh truyền hình RT đưa tin Hàn Quốc đang chuẩn bị ban hành quy định cho phép công dân nước này tiếp cận các phương tiện truyền thông của Triều Tiên, chấm dứt lệnh cấm từ thời Chiến tranh Lạnh. Lệnh cấm này coi việc xem trực tiếp nội dung từ các đài truyền hình và báo chí của Bình Nhưỡng là bất hợp pháp.
Gần ba tháng kể từ khi trình đề xuất chính sách lên Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đang tích cực phối hợp với các cơ quan chính phủ và các nhà lập pháp để xây dựng bộ quy tắc hủy bỏ lệnh cấm với truyền thông Triều Tiên.
Theo phát biểu của Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young trước quốc hội ngày 7/10, quá trình dỡ bỏ lệnh cấm sẽ được thực hiện dần dần, bắt đầu từ việc người dân Hàn Quốc có thể xem nội dung truyền hình phát sóng của Triều Tiên như hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA). Những phương tiện báo chí khác như báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, sẽ được quyền tiếp cận sau.
Bộ trưởng Kwon nói thêm bộ này vẫn chưa quyết định liệu công dân Hàn Quốc có được phép truy cập vào các trang website do chính phủ Triều Tiên vận hành hay không.
Video đang HOT
Lệnh cấm các phương tiện truyền thông Triều Tiên nằm trong Đạo luật An ninh Quốc gia của Hàn Quốc được ban hành từ năm 1948. Vào thời điểm đó, hai quốc gia ngăn công dân nước mình tiếp cận thông tin liên lạc và phương tiện truyền thông của nước còn lại. Cụ thể, vào những năm 1960-1970, khi Triều Tiên gửi các tờ rơi tuyên truyền qua biên giới, những người Hàn Quốc tìm thấy các tờ rơi này phải báo cáo cho chính quyền.
Trước đây, người Hàn Quốc vẫn có thể lách lệnh cấm bằng cách sử dụng VPN hoặc máy chủ proxy để truy cập các website của Triều Tiên. Một số nội dung của Triều Tiên cũng được đăng trên nền tảng phát video YouTube.
Mục đích đằng sau động thái chấm dứt lệnh cấm là thúc đẩy tự do ngôn luận và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà quan sát như Giáo sư Jeon Young-sun làm việc tại Đại học Konkuk cho rằng Bình Nhưỡng có khả năng sẽ không có phản ứng tương tự.
Sáng kiến này được cho là sẽ nhận được sự ủng hộ từ đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Đảng này từ lâu luôn tìm cách sửa đổi hoặc bãi bỏ Đạo luật An ninh Quốc gia.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục leo thang trong những tháng gần đây, cùng với việc Seoul thực hiện các cuộc tập trận chung với lực lượng Mỹ và Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa.
Hồi tháng 8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đề nghị hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên để đổi lấy việc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã bác bỏ các cuộc đàm phán hòa bình.
Triều Tiên tuyên bố toàn bộ bệnh nhân trong làn sóng COVID-19 đầu tiên đã hồi phục
Hôm 5/8, Triều Tiên lần đầu tiên thông báo tất cả các bệnh nhân sốt của nước này đã hoàn toàn hồi phục, đánh dấu làn sóng COVID-19 đầu tiên đã kết thúc.
Người dân xem TV phát bản tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết tình hình chống dịch của đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định vững chắc. Quốc gia này sẽ tăng cường nỗ lực để duy trì hoàn thiện các chính sách, đồng thời thắt chặt toàn diện hệ thống chống dịch.
Tại Triều Tiên, khoảng 4,77 triệu bệnh nhân sốt đã hồi phục hoàn toàn và 74 người đã tử vong kể từ cuối tháng 4. Triều Tiên không ghi nhận ca sốt mới kể từ ngày 30/7.
Giáo sư Shin Young-jeon tại khoa y của Đại học Hanyang ở Seoul (Hàn Quốc) nhận định Triều Tiên có thể đã trải qua thời kỳ cao điểm của làn sóng COVID-19 đầu tiên, nhưng bà dự đoán số ca tử vong trên thực tế có thể cao hơn số liệu báo cáo.
Trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se, người chịu trách nhiệm về các vấn đề liên Triều, cũng cho rằng tình hình dịch COVID-19 ở Triều Tiên dường như phần nào đã được kiểm soát.
Trong bối cảnh làn sóng COVID-19 hạ nhiệt, các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin giải bóng đá quốc gia bắt đầu khởi động lại vào tuần này sau 3 năm tạm dừng. Các cuộc thi bơi lội, du thuyền và bowling cũng tái khởi tranh. Hầu hết các trận đấu sẽ diễn ra không có khán giả.
Lim Eul-chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam, Hàn Quốc, cho biết dù cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế, nhưng mỗi khu dân cư ở Triều Tiên đều có một bác sĩ phụ trách. Bà bình luận rằng khả năng kiểm soát chặt chẽ của các nhà lãnh đạo và phản ứng phối hợp kịp thời có thể đã giúp quốc gia này phát hiện và cách ly các ca nhiễm sớm.
Phía trước nhà ga Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Cheong Seong-chang, thành viên cấp cao tại Viện Sejong, cho biết đợt bùng phát ở Triều Tiên ít nghiêm trọng hơn dự kiến do các ca sốt trong cộng đồng có thể bao gồm một số lượng lớn người mắc các dịch bệnh theo mùa khác. Cơ quan tình báo của Hàn Quốc hồi tháng 5 cho biết một số bệnh lây truyền qua đường nước - như thương hàn và dịch tả - đã phổ biến ở Triều Tiên trước khi COVID-19 tấn công.
Song một số nhà phân tích cho rằng những thách thức xung quanh vấn đề kinh tế, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng vẫn hiện hữu ở Triều Tiên. Những yếu tố này có thể làm tái bùng phát làn sóng lây nhiễm, điều đã từng thấy ở các nước láng giềng châu Á trong bối cảnh các biến thể phụ của Omicron lây lan nhanh. Tuy nhiên, ở Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong-un vẫn chưa dỡ bỏ các hạn chế đi lại nghiêm ngặt.
Ông Cho Han-bum, thành viên cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, cho rằng Triều Tiên có thể đang cố gắng nới lỏng các hạn chế để mọi người có thể ra ngoài kiếm sống.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từng bày tỏ lo ngại về nguy cơ COVID-19 lây lan hơn nữa ở Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên ứng phó đại dịch nhưng không nhận được phản hồi.
Triều Tiên cảnh giác trước 'NATO châu Á' "Việc Mỹ gieo rắc tin đồn về cái gọi là 'mối đe dọa từ Triều Tiên' chỉ để nhằm lấy cớ để gầy dựng ưu thế quân sự tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan việc tăng cường hợp tác quân sự, mà...