Hàn Quốc: Cho phép các trường đại học tự đặt lịch tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài
Trong nỗ lực thu hút sinh viên quốc tế và cứu các trường đại học, cao đẳng khu vực khỏi rơi vào tình thế đóng cửa do thiếu học viên, Hàn Quốc đang xem xét cho phép các trường đại học khu vực độc lập tuyển sinh nhiều kỳ đối với sinh viên quốc tế và học viên trưởng thành (phân biệt với học sinh trong độ tuổi đi học).
Sinh viên trường Đại Học Hàn Quốc. Ảnh minh họa: oia.korea.ac.kr
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tháng 7 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua sửa đổi một phần Nghị định thực thi Đạo luật Giáo dục đại học. Theo đó, sẽ cho phép các trường đại học tự đặt lịch tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài và người học trưởng thành, không giống như học sinh trong độ tuổi đi học.
Ông Kim Taekyung – Trưởng Ban Hợp tác quốc tế tại Trường Cao đẳng Khoa học Dongeui, cho biết không giống như học sinh trong độ tuổi đi ở Hàn Quốc sẽ học nhập học sau khi tốt nghiệp vào tháng 2, học sinh trưởng thành không bị ràng buộc phải nhập học vào tháng 3. Vì lý do này, việc tuyển dụng thường xuyên người học trưởng thành cần nhanh chóng được triển khai nghiêm túc. Điều này có nghĩa là các quy định đã được nới lỏng để cho phép các trường tuyển sinh không phải chỉ 2 lần trong một năm.
Video đang HOT
Theo ông Kim, hầu hết sinh viên nước ngoài tốt nghiệp vào tháng 6 hoặc tháng 8 tại quê nhà. Vì thế nếu muốn nhập học tại Hàn Quốc thường phải chậm lại 1 kỳ. Vì thế cần cân nhắc thời điểm tuyển sinh phù hợp với sinh viên quốc tế.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp tiếp tục, dân số trong độ tuổi đi học và lực lượng lao động sản xuất đang giảm nhanh chóng dẫn đến sự thiếu hụt đầu vào tuyển sinh của các trường học ở khu vực. Vì thế các cơ quan chức năng đang hướng tới việc ủng hộ chế độ tuyển sinh linh hoạt, thường xuyên sinh viên nước ngoài và người học trưởng thành. Các đối tượng này có thể đặt lịch tuyển sinh riêng so với học sinh trong độ tuổi đi học.
Cùng với việc nới lỏng các quy định của chính phủ về thời gian tuyển sinh, nhiều ý kiến cho rằng Hàn Quốc cũng cần cân chỉnh xu hướng “lấy bằng cấp làm trung tâm” và các trường đại học cần nỗ lực thiết lập một “hệ thống giáo dục linh hoạt”, đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu. Các trường học cũng cần tiến tới vận hành chương trình giảng dạy một cách linh hoạt để phản ánh nhu cầu của người học, tiến tới sự tự chủ trong các tiết học trong tương lai.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các quốc gia được có nền giáo dục tiên tiến như Anh và Australia thường có lịch tuyển sinh mới khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của trường đại học và khóa học. Điều này là do mục tiêu không phải là đạt được bằng cấp mà là đạt được một mức độ “kỹ năng công việc” nhất định. Chương trình giảng dạy cũng được phân chia chi tiết theo năng lực công việc. Người học có thể lựa chọn thời gian học, cấp độ chương trình và mức độ nghiên cứu chuyên sâu tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân.
Giáo dục nghề nghiệp ở cả hai nước nói trên phần lớn được chia thành các khóa học cấp chứng chỉ, đủ chứng chỉ thì có thể tốt nghiệp. Ngoài ra còn có lộ trình chuyển tiếp sinh viên từ các trường cao đẳng, cơ sở dạy nghề, v.v. sang các trường đại học phổ thông.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, tính đến hết năm 2023, có tổng cộng 152.094 sinh viên quốc tế đang du học tại Hàn Quốc, trong số này 47,5% là sinh viên đại học.
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
Ngày 28/6, Bộ Tư pháp và Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã công bố chính sách mới, cho phép sinh viên quốc tế tốt nghiệp các trường đại học ở Hàn Quốc được làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi.
Hai người đàn ông lớn tuổi trò chuyện ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 11/5/2023. Ảnh tư liệu: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, chính phủ nước này đưa ra sáng kiến mới để giải quyết tình trạng thiếu hụt người chăm sóc dài hạn cho những người cao tuổi. Trong thời gian tới, Hàn Quốc sẽ đưa ra loại thị thực lao động mới dành riêng cho người làm dịch vụ chăm sóc. Loại thị thực này đặc biệt nhắm vào sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc và là một phần trong kế hoạch mở rộng điều kiện cho người lao động nước ngoài.
Số liệu thống kê của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, tính đến tháng 12 năm ngoái, độ tuổi trung bình của điều dưỡng viên ở nước này là 61,7. Nếu tính cả việc áp dụng tiêu chuẩn tuyển dụng mới, nguy cơ thiếu hụt nhân sự trong ngành này sẽ tăng lên rất cao. Vì thế, chính phủ Hàn Quốc đang tích cực khuyến khích sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, những người nước ngoài ở Hàn Quốc đã có thị thực H-2 và có trình độ điều dưỡng sẽ đủ điều kiện được chuyển sang thị thực F-4, cho phép lưu trú lâu dài.
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu xin được việc làm tại các cơ sở điều dưỡng sẽ được xin thị thực E-7, cho phép làm việc trong 88 ngành nghề do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định.
Những bước đi trên là một phần trong nỗ lực lớn hơn của chính phủ Hàn Quốc nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên trong bối cảnh nước này đang trở thành một xã hội siêu già. Dự kiến, một chương trình thí điểm sẽ sớm được triển khai, cho phép tối đa 400 sinh viên quốc tế xin thị thực 2 năm để làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Trước đó, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc dự kiến giảm tỷ lệ người được chăm sóc trên mỗi nhân viên điều dưỡng từ mức 2,3 hiện nay xuống còn 2,1, bắt đầu từ năm 2025, để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc dài hạn. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt nhân sự tiềm ẩn nên bộ này sẽ lùi thời điểm trên đến cuối năm 2026.
Ở một góc độ khác, chính phủ Hàn Quốc cũng đang dự định sẽ tuyển dụng khoảng 100 điều dưỡng viên từ Philippines đến Seoul tham gia chương trình thí điểm kéo dài 6 tháng để giảm bớt gánh nặng chăm sóc trẻ em cho các gia đình có bố mẹ vẫn đang đi làm, đồng thời hỗ trợ giải quyết tình trạng tỷ lệ sinh giảm. Nếu chương trình có hiệu quả, Hàn Quốc sẽ mở rộng danh sách tuyển dụng lên thành 1.200 người vào nửa đầu năm sau.
Hàn Quốc: 6 trường đại học quốc gia đề nghị giảm 50% chỉ tiêu tuyển sinh y khoa Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, 6 trường nằm ngoài khu vực thủ đô Seuol đã đề nghị giảm 50% chỉ tiêu tuyển sinh y khoa được giao trong năm học tới. Học sinh tham dự kỳ thi năng lực quốc gia (CSAT) tại một điểm thi ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, các trường đại học gồm: Đại...