Hàn Quốc cho phép các cuộc tụ họp nhiều người hơn
Hàn Quốc ngày 20/6 đã công bố các quy định giãn cách xã hội mới cho phép tụ tập nhiều người hơn và dỡ bỏ các quy định đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh chương trình tiêm chủng phòng dịch COVID-19 được đẩy nhanh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: ABC News/TTXVN
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết bắt đầu từ ngày 1/7 tới, Chính phủ nước này sẽ cho phép các cuộc tụ tập lên đến 6 người ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Con số này sẽ được nâng lên 8 người sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2 tuần.
Hàn Quốc đã công bố lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên ở khu vực Seoul và vùng phụ cận từ ngày 23/12/2020. Biện pháp này đã được áp dụng cho các khu vực khác vào tháng 1/2021. Các cuộc tụ tập lên đến 8 người sẽ được cho phép ở các khu vực khác ngay lập tức bắt đầu từ tháng 7 tới.
Cũng từ ngày 1/7, Hàn Quốc bắt đầu mở rộng áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 giờ với các doanh nghiệp dưới 50 nhân viên. Các tổ chức kinh tế đang đề nghị Chính phủ hoãn thực thi trong thời điểm hiện nay, do các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19.
Chế độ tuần làm việc tối đa 52 giờ được áp dụng nhằm cải thiện vấn đề thời gian làm việc “dài bậc nhất thế giới” của người lao động Hàn Quốc. Tháng 2/2018, Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự thảo sửa đổi Luật tiêu chuẩn lao động quy định về chế độ này. Ban đầu, chế độ dự kiến được thực thi với các doanh nghiệp có trên 300 nhân viên từ ngày 1/7 cùng năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đã cho các doanh nghiệp thêm 6 tháng để được “hướng dẫn thực hiện”. Sau đó, các doanh nghiệp quy mô từ 50-299 nhân viên cũng được hoãn thực thi một năm, thay vì từ năm 2020 như kế hoạch ban đầu. Trong thời gian này, các doanh nghiệp sẽ vẫn phải thực thi quy định, nhưng không bị xử phạt nếu vi phạm.
Năm tổ chức kinh tế lớn của Hàn Quốc gồm Hiệp hội thương mại quốc tế (KITA), Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM), Liên đoàn giới chủ Hàn Quốc (KEF), Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) và Liên đoàn doanh nghiệp tầm trung Hàn Quốc (FOMEK) mới đây ra tuyên bố chung, cho rằng trong tình cảnh khó khăn do dịch bệnh, việc Chính phủ thực hiện chế độ tuần làm việc tối đa 52 giờ trong khi không hề có đối sách bổ sung nào sẽ gây ra cú sốc cho các doanh nghiệp.
Chính phủ phải tạo thêm thời gian chuẩn bị cho các doanh nghiệp dưới 50 nhân viên, tương tự như đã làm với các doanh nghiệp trên 300 nhân viên và từ 50-299 nhân viên do các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, năng lực đối phó kém hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp dưới 50 nhân viên đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tuyển thêm nhân lực, nhất là ngành xây dựng, đóng tàu, những lĩnh vực cần lao động tay nghề cao.
Lập luận của giới doanh nghiệp là điều hoàn toàn có thể được chấp nhận. Lao động trong nước thường có chiều hướng tránh các công việc nguy hiểm, độc hại, nên các doanh nghiệp thường phải tuyển dụng nhân lực nước ngoài. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 mà vấn đề nguồn cung nhân lực nước ngoài hiện đang gặp khó khăn. Trong tình hình này, nếu Chính phủ áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 giờ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có thể trụ vững. Do vậy, giới doanh nghiệp cho rằng Chính phủ cần tạo thêm thời gian và lập đối sách bổ sung cho doanh nghiệp trước khi thực hiện.
* Tại Australia, Bộ trưởng Thương mại nước này Dan Tehan ngày 19/6 tuyên bố Chính phủ nước này “không vội” mở cửa trở lại các cửa khẩu quốc tế.
Bộ trưởng Dan Tehan khẳng định Australia đang đàm phán về khả năng thiết lập bong bóng du lịch với Singapore, song quyết định cuối cùng sẽ được các chuyên gia y tế đưa ra dựa trên mối quan ngại về sự lây lan của các biến thể virus SARS-CoV-2.
Ông Tehan nêu rõ: “Điều đó phụ thuộc phần lớn vào diễn biến tình trạng các biến thể khác nhau cũng như công tác giám sát tình hình. Chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng sẽ chỉ thiết lập bong bóng du lịch với Singapore khi đủ điều kiện an toàn, trong lúc đó chúng tôi sẽ xem xét những quy trình cho phép điều đó trở nên an toàn nhất có thể”.
Bong bóng du lịch giữa Australia và New Zealand đã được kích hoạt vào tháng 4, lần đầu tiên cho phép du khách đi lại giữa hai nước mà không cần cách ly kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, Chính phủ Australia không cho biết thời điểm nào biên giới nước này sẽ mở cửa trở lại đối với du khách tới từ tất cả các quốc gia và khu vực.
Phát biểu của Bộ trưởng Tehan được đưa ra sau khi Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Chính phủ Australia sẽ dành 6 tháng tới để giám sát tình hình dịch trên toàn cầu cũng như tính hiệu quả của các loại vaccine phòng COVID-19 trước khi đưa ra quyết định về biên giới.
Hàn Quốc cho phép công dân đã tiêm chủng đầy đủ được du lịch nước ngoài
Hàn Quốc sẽ cho phép các nhóm công dân đã đươc tiêm đủ liêu vaccine phòng COVID-19 đươc phép du lịch các nươc có tình hình dịch bênh ôn định sơm nhât vào tháng 7 tơi.
Thủ tương Hàn Quôc Kim Boo-kyum đã công bô quyêt định ngày 9/6 trên trong bôi cảnh nươc này đang đây nhanh chiên dịch tiêm chủng trên cả nươc.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 18/4/2021. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Phát biêu tại môt cuôc họp liên ngành vê công tác ưng phó dịch COVID-19, Thủ tương Kim Boo-kyu nêu rõ: "Bắt đầu từ tháng 7, chúng tôi có kế hoạch cho phép nhưng công dân đã đươc tiêm đủ liêu vaccine đi du lịch theo nhóm thông qua các cuôc tham vấn giữa các quốc gia phòng chông dịch tôt." Ông đăc biêt lưu ý đên tình trạng suy giảm nghiêm trọng của các ngành du lịch và hàng không, vôn chịu ảnh hưởng năng nê do đại dịch COVID-19, đồng thời cho biêt ngày càng nhiêu ngươi dân hy vọng các chuyến du lịch nước ngoài sẽ đươc nôi lại.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bôi cảnh tỷ lệ dân số tại Hàn Quôc đươc tiêm vaccine ngưa COVID-19 đầu tiên đạt 16,5%.
* Tại Nhât Bản, ngày 8/6, các công ty và trường đại học lớn nước này đã nộp đơn xin phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho các nhân viên và sinh viên tại hơn 400 nơi làm việc và cơ sở, băt đâu tư ngày 21/6 tơi.
Một nhân viên cứu hỏa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng ở chợ cá Tsukiji, thuộc Tokyo, Nhật Bản ngày 8/6/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong sô các công ty và trường đại học trên có ANA Holdings Inc., công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, Tập đoàn Marubeni, Đại học Keio và Đại học Hiroshima, Đại học tỉnh Osaka và Đại học Thành phố Osaka. Măc dù các công ty và các trường đại học sẽ chịu trách nhiêm bô trí các địa điểm và nhân viên y tế phục vụ công tác tiêm chủng một cách độc lập, nhưng về nguyên tắc, chính phủ sẽ chịu các chi phí và thiết bị cần thiết. Chiên dịch này sẽ sư dụng vaccine ngưa COVID-19 của hãng dươc phâm Moderna (Mỹ). Các công ty được yêu cầu tiêm chủng hai mũi vaccine cho ít nhất khoảng 1.000 người tại cùng một địa điểm, ưu tiên người cao tuổi và những người có bệnh lý nên. Đối với các công ty vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động được các chuyên gia chăm sóc y tê, Hiệp hội Y tế Tokyo cho biết có kế hoạch triên khai các đội tiêm chủng phôi hơp với các tổ chức liên quan khác tơi hô trơ.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nêu rõ: "Cùng với chương trình tiêm chủng do chính quyền địa phương thực hiện, chúng tôi sẽ nỗ lực tối đa để sớm triển khai tiêm chủng cho nhiều người hơn." Trong khi đó, Bộ trưởng giám sát chương trình tiêm chủng vaccine của Nhật Bản Taro Kono cho biết một số nơi làm việc và trường đại học tại những khu vực đang tiến hành tiêm chủng cho người cao tuổi có thể bắt đầu kê hoạch mơi trên trươc ngày 21/6. Cùng vơi nhưng nô lưc hiên có mà chính quyên địa phương thúc đây, kê hoạch tiêm chủng mơi này đươc kỳ vọng sẽ đây nhanh tốc độ tiêm chủng tại Nhât Bản, vôn đang bị chậm so vơi các quôc gia phát triên khác.
Trong nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà của Chính phủ Nhật Bản, cũng trong ngày 8/6, chính quyền thủ đô Tokyo đã mở một trung tâm tiêm chủng ngay tại Tsukiji, chợ cá nay đã đóng cửa. Dự kiến, khoảng 500 lính cứu hỏa cùng 2.500 cảnh sát sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại đây. Chính quyền thủ đô Tokyo lên kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho 5.000 người mỗi ngày và đến cuối tháng 6 sẽ đạt mục tiêu 110.000 người được tiêm chủng tại đây. Không chỉ lính cứu hỏa, cảnh sát mà ngay cả những tình nguyện viên của đội cứu hỏa địa phương, bác sĩ châm cứu, bác sĩ chỉnh hình và những người từ 64 tuổi trở xuống sẽ đều được tiêm chủng.
Hiện Nhật Bản đang tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna cho người dân. Mặc dù đã phê duyệt việc lưu hành vaccine của AstraZeneca, nhưng do quan ngại phản ứng phụ huyết khối hiếm gặp nên loại vaccine này vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Pháp công bố kế hoạch mở cửa biên giới Ngày 4/6, Pháp đã công bố kế hoạch mở cửa biên giới, với bản đồ được đánh dấu theo màu. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN Theo đó, Pháp sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới với công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 9/6 tới. Tuy nhiên,...