Hàn Quốc chính thức trở thành ‘xã hội siêu già’
Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc thống kê nước này hiện có hơn 10 triệu người từ 65 tuổ.i, chiếm khoảng 20% dân số.
Với con số nêu trên, giới chức Hàn Quốc thông báo nước này chính thức trở thành một xã hội “siêu già” theo phân loại của Liên Hiệp Quốc khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổ.i trở lên vượt 20%. Nhóm tuổ.i này tại Hàn Quốc hồi năm 2008 chiếm 10% dân số, tăng thành 15% vào năm 2019 và đạt 19% hồi tháng 1 năm nay, Hãng Yonhap đưa tin ngày 24.12.
Theo phân loại của Liên Hiệp Quốc, quốc gia có trên 7% dân số từ 65 tuổ.i được coi là “ xã hội già hóa”, trên 14% là “xã hội già” và trên 20% là “xã hội siêu già”.
Nhóm người cao tuổ.i ca hát tại thành phố Chilgok, Hàn Quốc hồi tháng 2. ẢNH: REUTER.
Tính đến ngày 23.12, phụ nữ từ 65 tuổ.i tại Hàn Quốc là 5,69 triệu người, trong khi nam giới là 4,54 triệu người. Tỷ lệ người cao tuổ.i có những khác biệt ở từng khu vực, trong đó tỉnh Nam Jeolla dẫn đầu với 27,18% và tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận là 11,57% tại thành phố Sejong.
Video đang HOT
Già hóa dân số đang đặt nhiều thách thức cho chính phủ Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch thành lập một bộ mới về chiến lược dân số nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Vào năm 2022, Hàn Quốc cho hay hơn 200 tỉ USD đã được chi cho nỗ lực tăng dân số trong vòng 16 năm. Song, các chính sách kích thích sinh con vẫn chưa đủ để đảo ngược xu hướng già hóa.
Theo CNN, các chuyên gia đưa ra lý do giải thích tình trạng thay đổi nhân khẩu học ở Hàn Quốc và châu Á nói chung, đến từ văn hóa làm việc, kinh tế và chi phí sinh hoạt tăng, cũng như thế hệ trẻ có những quan điểm về hôn nhân khác thế hệ trước.
Hàn Quốc với những thách thức về 'xã hội siêu già'
Số liệu thống kê từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết tính đến ngày 10/7/2024, dân số trên 65 tuổ.i tại Hàn Quốc đạt 10.000.062 người, chiếm 19,51% tổng số dân.
Theo đó, dự kiến con số người trên 65 tuổ.i sẽ vượt quá 20% vào năm 2025 và kỷ nguyên của xã hội siêu già của Hàn Quốc sẽ chính thức bắt đầu.
Xã hội siêu già và những thách thức cấp quốc gia
Người cao tuổ.i tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê cho biết tốc độ già hóa dân số dự kiến sẽ còn diễn ra nhanh hơn nữa, trong đó dân số cao tuổ.i có thể sẽ vượt quá 30% vào năm 2035 và đạt 40% vào năm 2050. Đáng chú ý, tỷ lệ người cao tuổ.i giữa các vùng tại Hàn Quốc cũng rất khác nhau khiến đây trở thành vấn đề đòi hỏi sự ứng phó không chỉ của chính phủ mà còn của chính quyền địa phương.
Các khu vực đô thị như Seoul tỷ lệ người già là 18,96%, Gyeonggi là 16,09% và Incheon là 17,12% vẫn chưa thực sự bước vào thời kỳ xã hội siêu già tuy nhiên ở các địa phương khác như tỉnh Nam Jeonlla tỷ lệ người già lên tới 26,67%, tỉnh Bắc Gyeongsang là 25,35%, tỉnh Gangwon là 24,72% và tỉnh Bắc Jeonlla là 24,68% đã xếp loại xã hội siêu già do dân số cao tuổ.i đã chiếm từ 20% trở lên so với tổng số dân. Với tình hình hiện nay, có phân tích chỉ ra rằng, nếu không có thay đổi đáng kể, khu vực đô thị, nơi mật độ dân số tập trung cao sẽ có tốc độ già hóa nhanh hơn bởi những người trung niên sẽ bước vào tuổ.i già trong thời gian tới.
Do xã hội Hàn Quốc đang đồng thời trải qua tình trạng già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp so với các quốc gia khác nên có không ít quan điểm tiêu cực về tương lai của dất nước như năng suất lao động suy giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có chiều hướng sụt giảm do nguồn cung lao động giảm. Giới phân tích cũng chỉ ra rằng khi dân số già tăng lên và số người hưởng lợi từ quỹ lương hưu quốc gia nhiều hơn số người đóng góp vào quỹ, cán cân tài chính của quỹ lương hưu quốc gia Hàn Quốc có thể sẽ chạm đáy vào năm 2055.
Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng dẫn đến chi phí y tế tăng lên và gây áp lực lên sự ổn định của bảo hiểm y tế.
Giám đốc Viện nghiên cứu xã hội già hóa của Đại học Hanyang Lee Sam-sik cho biết sự gia tăng dân số già cũng đồng nghĩa với sự gia tăng dân số phụ thuộc. Đồng thời, điều đó có nghĩa là số người cần nhận lương hưu và trợ giúp về bảo hiểm y tế cũng ngày càng tăng. Nói cách khác, áp lực tài chính đối với cả lương hưu quốc gia và bảo hiểm y tế đều không ngừng tăng lên.
Chuyên gia Lee Sam-sik nhấn mạnh sự gia tăng dân số cao tuổ.i cũng có nghĩa là dân số trong độ tuổ.i lao động của Hàn Quốc đang giảm dần. Do đó, việc tìm ra biện pháp ứng phó với vấn đề 'vách đá lao động' này cần được xem xét như một nhiệm vụ quốc gia.
Sự gia tăng dân số cao tuổ.i cũng có nghĩa là ngày càng có nhiều người bước vào tuổ.i già mà không được chuẩn bị trước. Điều này có nghĩa là trong tình huống lương hưu quốc gia không thể chịu trách nhiệm về cuộc sống hàng ngày của người cao tuổ.i, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổ.i có thể trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Tiêu chuẩn người cao tuổ.i mới và hướng tới một "xã hội cộng sinh"
Với việc người cao tuổ.i chiếm 20% dân số và tuổ.i thọ bình quân đạt 82,7 tuổ.i vào năm 2022, có nhiều ý kiến cho rằng Hàn Quốc cần thay đổi định nghĩa về người cao tuổ.i là những người từ 65 tuổ.i trở lên.
Chuyên gia Lee Sam-sik cho rằng đã đến lúc Hàn Quốc cần phải xác định lại định nghĩa về người cao tuổ.i, chẳng hạn như nâng mức tuổ.i lên thành 70~75. Có rất nhiều người trong nhóm tuổ.i ngoài 65 tuổ.i nhưng vẫn còn khỏe mạnh và nếu đẩy nhóm dân số này ra khỏi các hoạt động kinh tế như hiện nay sẽ là sự lãng phí cho cá nhân và quốc gia.
Hàn Quốc hiện có tỷ lệ người già nghèo và tỷ lệ người già t.ự t.ử cao nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trước tình hình đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu xã hội già hóa diễn ra nhanh chóng thì những tác động phụ mà xã hội Hàn Quốc phải đối mặt chắc chắn sẽ gia tăng.
Gu Hye-young, giáo sư phúc lợi xã hội tại Đại học Hanyang Cyber cho rằng trước tiên cần đảm bảo thu nhập cho người cao tuổ.i. Cùng với đó, Hàn Quốc cần cung cấp những việc làm phù hợp với người lớn tuổ.i. Giáo sư Gu Hye-young nhấn mạnh: Để giảm tỷ lệ t.ự t.ử ở người cao tuổ.i, Hàn Quốc cần tạo ra một môi trường nơi mọi người có thể cảm thấy được động viên và khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt dộng tình nguyện. Việc kêu gọi lứa tuổ.i thanh thiếu thiếu tham gia hoạt động thiện nguyện là quan trọng song nếu người cao tuổ.i cũng đóng góp cho xã hội dù là việc nhỏ cũng sẽ giúp họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Giáo sư Seok Jae-eun thuộc Khoa Phúc lợi xã hội của Đại học Hallym thì cho rằng việc giải quyết xung đột thế hệ giữa người trẻ và người cao tuổ.i cũng phải đặt thành ưu tiên hàng đầu. Theo đó, cần tìm kiếm môi trường chung sống giữa các thế hệ, giảm bớt sự khác biệt và khoảng cách do tuổ.i tác thông qua việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Theo đó, chuyên gia này đề xuất: để giảm bớt xung đột thế hệ, chúng ta cần tạo ra một xã hội cộng sinh, nơi thế hệ trẻ và thế hệ lớn tuổ.i quan tâm lẫn nhau. Thay vì nghĩ rằng người cao tuổ.i cần được đối xử một cách đặc biệt hơn, đã đến lúc cần tư duy xem làm sao để những người lớn tuổ.i có thể đóng góp một cách hiệu quả, thông cảm và tư vấn cho những lo lắng của thế hệ trẻ.
Hàn Quốc: Triển khai mô hình nhà ở cao cấp cho người cao tuổ.i Hàn Quốc sẽ nới lỏng các quy định để cho phép xây dựng khu dân cư cao cấp ở trung tâm thành phố được trang bị đầy đủ các tiện nghi giải trí, chăm sóc y tế để phục vụ đối tượng người già. Người cao tuổ.i tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong cuộc họp các bộ trưởng liên ngành kinh...