Hàn Quốc chỉ trích ảnh “khiêu khích” của Thủ tướng Nhật
Các tờ báo lớn của Hàn Quốc hôm nay đã đăng tải trên trang nhất một bức ảnh chụp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngồi trong một máy bay chiến đấu, nói rằng nó gợi nhớ các tội ác thời thực dân của Nhật Bản.
Ông Abe ngồi trên chiếc máy bay mang số hiệu 731.
Bức ảnh cho thấy Thủ tướng Abe đang mỉm cườn và giơ ngón tay cái trong khi đang ngồi trong buồng lái một máy bay huấn luyện chiến đấu T-4 mang số hiệu 731.
Con số 731 gợi nhớ tới Đơn vị 731 – một trung tâm nghiên cứu chiến tranh hóa học và sinh học bí mật của Nhật Bản từng tiến hành các thí nghiệm chết người trong Chiến tranh Trung-Nhật 1937-1945 và Thế chiến 2.
Đơn vị 731 từng đóng ở thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, giam giữ các tù nhân từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên Xô.
Truyền thông tại Seoul cho rằng bức ảnh của ông Abe là một sự lăng mạ có chủ ý đối với các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc, vốn từng chịu sự chiếm đóng và đô hộ của Nhật.
Video đang HOT
“Sự khiêu khích không ngừng của ông Abe”, dòng chú thích được tờ Chosun Ilbo viết trên tranh nhất cùng bức ảnh.
“Bức ảnh của ông Abe làm gợi nhớ những nỗi kinh hoàng về Đơn vị 371″, tờ Korea JoongAng Daily viết trên trang nhất.
Bức ảnh được cho là chụp hôm 12/5 tại một căn cứ không quân ở tỉnh Miyagi của Nhật Bản. Ông Abe tới căn cứ trong khuôn khổ chuyến thăm các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất/sóng thần tháng 3/2011.
Bộ quốc phòng Nhật Bản cho hay con số 731 chỉ là sự trùng hợp tình cờ.
“Không có ý nghĩa đặc biệt nào trong con số của chiếc máy bay chiến đấu mà Thủ tướng ngồi thử hôm Chủ nhật. Ngoài ra, chúng tôi không có gì để giải thích”, một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Bản nói.
Bức ảnh của ông Abe có thể sẽ làm bùng phát sự giận dữ của công chúng tại Hàn Quốc, vốn đã nổi giận vì chuyến thăm gần đây của các nghị sĩ và thành viên nội các Nhật tới một ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi.
Đền Yasukini ở trung tâm thủ đô Tokyo là nơi thờ các binh lính tử trận trong Thế chiến 2, trong đó có nhiều 14 tội phạm chiến tranh hàng đầu. Hàn Quốc và Trung Quốc xem ngôi đền là một biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se đã hủy một chuyến công du được lên kế hoạch tới Tokyo để phản đối chuyến thăm đền Yasukuni của các chính trị gia Nhật, trong khi Tổng thống Park Geun-Hye cảnh báo Tokyo không khơi lại các vết thương trong quá khứ.
Theo Dantri
Nhật cảnh báo đáp trả quân sự với tàu ngầm lạ
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 14/5 tuyên bố Tokyo có thể sẽ phản ứng bằng quân sự nếu tàu ngầm nước ngoài bí mật tiến vào lãnh hải của nước này.
Thủ tướng Abe của Nhật là người có quan điểm cứng rắn.
Bình luận của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nhật cho biết họ đã phát hiện một tàu ngầm của nước ngoài ở vùng biển tiếp giáp, vùng 12 hải lý bên ngoài lãnh hải của một nước, gần một trong các đảo thuộc chuỗi Okinawa của Nhật. Tàu ngầm này đã xuất hiện từ cuối ngày chủ nhật cho tới đầu ngày thứ hai.
Tuy nhiên chính phủ Nhật không xác nhận thông tin báo chí cho rằng đây là một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc.
"Đây là hành động nghiêm trọng. Nếu các tàu ngầm âm thầm tiến vào lãnh hải của chúng ta, chúng ta sẽ phải áp dụng hành động an ninh biển", ông Abe cho biết trước quốc hội vào ngày hôm nay 14/5.
Ông Abe không nói rõ thêm, nhưng ngôn từ ông sử dụng ám chỉ Bộ trưởng Quốc phòng có thể ra lệnh hành động.
Trong vụ việc vào hôm thứ hai, một tàu ngầm đã bị phát hiện ở gần lãnh hải của Nhật, ngoài khơi đảo Kume. Tuy nhiên, tàu không vi phạm luật.
Theo luật quốc tế, tàu thuyền có thể đi lại tự do qua vùng biển tiếp giáp, miễn là mục đích của chúng là hòa bình. Các tàu ngầm phải trồi lên và giương cờ nếu đi vào lãnh hải của một nước.
Vụ tàu ngầm diễn ra khi 3 tàu chính phủ Trung Quốc dành tới nửa ngày ở trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc ở Hoa Đông.
Đây là động thái mới nhất trong vài tháng qua, với rất nhiều vụ va chạm giữa hai nước ở Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc được cho là đang tìm cách củng cố khả năng hải quân ở Thái Bình Dương và bị các nước láng giềng chỉ trích là ngày càng hiếu chiến trong khu vực, đặc biệt là trong các cuộc tranh chấp chủ quyền đa phương.
Theo Dantri
Điểm mặt những vũ khí "khủng" của Nga trong cuộc diễu binh 9/5 Từ những chiếc xe tăng và chiến đấu cơ đã làm nên thương hiệu cho đến những hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất, không có đối thủ, cuộc diễu binh ngày Chiến thắng Phát xít 9/5 trở thành cuộc trình diễn quân sự giữa trung tâm thủ đô Mátxcơva. Diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít luôn là sự kiện...