Hàn Quốc chi hơn 900 tỷ won, “tậu” xe tăng thế hệ mới
Theo tờ Lenta.ru (Nga), cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc đã ký với Công ty Hyundai Rotem hợp đồng cung cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther.
Ảnh minh họa
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho hay, hợp đồng này có giá trị lên tới 901,5 tỷ won (tương đương khoảng 820,3 triệu USD).
Theo hợp đồng, tất cả các loại xe tăng chiến đấu K2 Black Panther (Báo đen) sẽ được chuyển giao cho lực lượng bộ binh của Hàn Quốc vào năm 2017. Các chi tiết khác của hợp đồng không được tiết lộ.
Trước đó, năm 2011, DAPA đã mua từ Công ty Hyundai Rotem 15 xe tăng K2 sản xuất quy mô nhỏ để quân đội sử dụng thử nghiệm. Ban đầu, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên kế hoạch mua ít nhất 600 Black Panther để thay thế xe tăng K1 và M48 Patton đã lỗi thời nhưng sau đó, con số này giảm xuống còn 297 chiếc.
Theo kế hoạch ban đầu, Hàn Quốc sẽ sản xuất hàng loạt loại xe tăng mới trong năm 2011. Tuy nhiên, sau đó kế hoạch này bị lùi lại.
Trên thực tế, việc phát triển xe tăng K2 được bắt đầu tiến hành từ năm 2006, và ba mẫu xe tăng đầu tiên đã được ra mắt vào năm 2007. Xe có trọng lượng 55 tấn, chiều dài 10,8m, chiều rộng 3,6m và chiều cao 2,4 m.
K2 được trang bị một khẩu pháo nòng trơn 120 mm với cơ số đạn 40 phát, súng máy 12,7 ly và 7,62 mm. Các xe tăng này có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 70 km/giờ.
Video đang HOT
Theo Infonet
5 xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất Đông Nam Á
Một điều rất đáng ngạc nhiên đó là trong danh sách 5 MBT hàng đầu khu vực ASEAN lại không có loại nào do hai cường quốc quân sự Mỹ và Nga sản xuất.
1. Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 Revolution
Leopard 2 Revolution là một gói nâng cấp theo dạng module dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 - phiên bản phổ biến nhất của dòng xe tăng Leopard 2, được Rheinmetall thực hiện vào năm 2010. Indonesia là khách hàng đầu tiên mua được xe tăng Leopard 2 Revolution với số lượng 61 chiếc và trở thành quốc gia sở hữu loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á.
MBT Revolution được phát triển phù hợp với tác chiến đô thị và các cuộc xung đột cường độ thấp, khác hẳn nguyên gốc Leopard 2A4 chế tạo trong Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc xung đột cường độ cao dựa trên trận chiến của xe tăng trong địa hình mở. Xe được bổ sung giáp bị động composite dạng module hóa bằng vật liệu nano-gốm và hợp kim titan-thép hiện đại, đặc biệt hữu hiệu khi chống lại các loại súng phóng lựu chống tăng dạng RPG hay mìn tự chế.
Leopard 2 Revolution được điều khiển bởi kíp chiến đấu 4 người, xe có trọng lượng 60 tấn; dài 9,7 m; rộng 3,7 m; cao 2,5 m; động cơ diesel MTU MB-873 Ka501 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tối đa 72 km/h; tầm hoạt động 550 km. Vũ khí trang bị gồm pháo nòng trơn 120 mm L44, 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng máy 7,62 mm đồng trục.
2. Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4SG
Leopard 2A4SG là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 được cải tiến theo yêu cầu của Lục quân Singapore, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể này là xe có tháp pháo rộng hơn với nhiều bề mặt nghiêng do các lớp giáp phụ bổ sung tạo ra chứ không vuông vắn như tháp pháo nguyên bản. Bên cạnh đó xe cũng được trang bị diềm chắn xích dày hơn và giáp dạng lồng thép ở nửa sau thân xe và tháp pháo.
Leopard 2A4SG bên cạnh Leopard 2A4
Leopard 2A4SG có trọng lượng 52 tấn; dài 9,6 m; rộng 3,7 m; cao 2,9m, xe vẫn sử dụng động cơ diesel MTU MB-873 Ka501 và pháo nòng trơn 120 mm L44 tương tự Leopard 2 Revolution của Indonesia nhưng khẩu súng máy ở nóc tháp pháo là loại 7,62 mm chứ không phải 12,7 mm. Hiện tại Lục quân Singapore có trong biên chế khoảng 200 xe tăng Leopard 2A4SG.
3. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot
T-84 là xe tăng chiến đấu chủ lực do Ukraine sản xuất dựa trên T-80UD. Ukraine buộc phải phát triển một mẫu xe tăng mới do T-80UD bị chia sẻ bản quyền với Nga nên nước này không thể xuất khẩu một cách tự do, nhìn chung T-84 có hình dạng khá giống và mang những đặc điểm tiêu biểu của họ xe tăng T-80.
T-84 Oplot là biến thể hiện đại nhất của T-84, chính thức được giới thiệu vào năm 2003 với tháp pháo hàn hình hộp kiểu phương Tây thay thế cho tháp pháo tròn truyền thống của Liên Xô. Lớp bảo vệ của Oplot gồm giáp phức hợp composite phía trong và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh bên ngoài. Bên cạnh đó, xe còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Varta gồm 3 hệ thống con: bộ cảnh báo laser, bộ gây nhiễu hồng ngoại và thiết bị tạo khói, đi kèm thiết bị quan sát toàn cảnh với cảm biến nhiệt.
Nhờ hệ thống nạp đạn tự động nên kíp chiến đấu của T-84 Oplot chỉ cần 3 người, xe có trọng lượng 46 tấn; dài 9,664 m; rộng 3,775 m; cao 2,76 m. Trái tim của Oplot là động cơ diesel V12 6TD-2 công suất 1.200 mã lực cho tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 540 km. Vũ khí trang bị gồm pháo nòng trơn 125 mm KBA3 có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ bên trong và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Hiện tại Lục quân Thái Lan đã nhận được 5 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot trên tổng số 44 chiếc đã đặt hàng.
4. Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M Pendekar
Chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Ba Lan bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô, kết quả của dự án này là đã cho ra đời xe tăng PT-91 Twardy. Về cơ bản, PT-91 Twardy chính là xe tăng T-72M1 nhưng đã được nâng cấp bằng cách tăng cường hỏa lực, độ an toàn cho tổ lái và có tính cơ động cao hơn. Ngoài ra, xe vẫn giữ thiết kế khung thấp nổi tiếng của dòng xe tăng Liên Xô. Điểm dễ nhận thấy nhất ở PT-91 là trên xe lắp giáp phản ứng nổ Erawa, nó được đánh giá tốt hơn so với Kontakt-1 của Nga ở chỗ khe giữa các viên gạch ERA khít hơn.
PT-91M Pendekar là biến thể được Ba Lan sản xuất theo đơn đặt hàng của Quân đội Hoàng gia Malaysia, xe có trọng lượng 45,9 tấn; dài 9,67 m; rộng 3,59 m; cao 2,19 m. Vũ khí của PT-91M gồm pháo nòng trơn 2A46M 125 mm với hệ thống kiểm soát hỏa lực của Pháp, 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ trong xe và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Xe được trang bị động cơ diesel PZL-Wola S-12U công suất 850 mã lực cho tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 650 km. Hiện nay Quân đội Malaysia có tất cả 48 chiếc PT-91M biên chế trong một trung đoàn tăng.
5. Xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000
MBT-2000 hay còn gọi là VT-1A là phiên bản xuất khẩu của xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90-II do Trung Quốc sản xuất. Về cơ bản thì MBT-200 vẫn là một thiết kế dựa trên các dòng xe tăng thế hệ trước khi trong nó chứa 10% từ Type-59, 15% từ Type-69, 20% từ Type-85/88C, còn lại 55% là các thành phần mới. Loại xe tăng này còn được sản xuất theo giấy phép tại Pakistan với tên gọi Al Khalid.
Hỏa lực chính của MBT-2000 là pháo nòng trơn 125 mm dựa trên mẫu 2A46 của Nga, đi kèm với 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. MBT-200 có trọng lượng 48 tấn; dài 10,07 m; rộng 3,4 m; cao 2,37 m; động cơ diesel V6 của xe là loại KMDB 6TD-2 công suất 1.200 mã lực cho phép chạy ở tốc độ tối đa 62 km/h, tầm hoạt động 450 km. Trong biên chế Quân đội Myanmar hiện có một số lượng chưa xác định xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000.
Theo Tri Thức
Những thông tin ít biết về lực lượng xe tăng Triều Tiên Theo Topwar, quân đội Triều Tiên hiện có khoảng 3.500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng trung cung cùng hơn 1.000 xe tăng hạng nhẹ. Trang mạng Topwar (Nga) ngày 30/10 đăng bài viết cho hay: Lực lượng xe tăng của Triều Tiên bắt đầu hình thành vào năm 1948 với sự giúp đỡ tích cực của Trung...