Hàn Quốc chê máy bay không người lái Triều Tiên quá thô sơ
Hãng thông tấn Yonhap ngày 20.3 dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên chê bai các máy bay không người lái do Triều Tiên sản xuất quá thô sơ, không thể mang bất kỳ vũ khí có thể đe dọa nào.
Trích dẫn kết quả phân tích do cơ quan nghiên cứu quân sự Hàn Quốc tiến hành gần đây, vị quan chức này nói rằng 3 máy bay không người lái bị rơi tại vùng biên giới 2 năm về trước đã được tìm thấy vào tháng 3-4.2014 và được xác định sau đó là của Triều Tiên.
Theo quan chức này, Cơ quan phát triển quốc phòng (ADD) đã khôi phục 3 máy bay trên, tiến hành bay thử và kết luận rằng các máy bay này không thể mang các vũ khí có trọng lượng nặng 3kg hoặc hơn.
Một máy bay không người lái của Triều Tiên.
“ADD đã khôi phục thành công 3 máy bay không người lái của Triều Tiên và sau đó bay thử để kiểm tra hoạt động thực tế. Kết quả là các máy bay trên không thể mang vũ khí có trọng lượng 3-4 kg. Trên thực tế, các máy bay này chỉ mang vật có trọng lượng ngang quả lựu đạn 400-900 gam”, vị quan chức nói.
Vị quan chức Hàn Quốc tiết lộ thêm rằng các động cơ và camera gắn với máy bay nêu trên chất lượng cực thấp và được sản xuất vào những năm 1980.
Tuy nhiên, theo quan chức này, các máy bay không người lái của Triều Tiên lại rất khó cho hệ thống radar phát hiện. Hệ thống radar của quân đội Hàn Quốc đang nâng cấp để khắc phục vấn đề này.
Theo danviet.vn
Video đang HOT
Ukraine tiếp tục trù ẻo Nga xây cầu nối Crimea
Ukraine tiếp tục đưa ra lời trù ẻo Nga không thể xây cầu nối liền với Crimea khi tỏ ra bất lực
Ukraine "trù ẻo" Nga không xây được cầu nối liền Crimea
Trong chương trình truyền hình "Shuster Live", ông Roman Besmertnyi, đại diện của nhóm liên lạc chính trị ba bên Ukraine cho biết Nga sẽ không thể xây dựng nổi một cây cầu bắc qua eo biển Kerch đến Crimea.
Ông Besmertnyi nhấn mạnh rằng vị trí xây dựng cây cầu nằm ở chỗ giao nhau của các mảng kiến tạo.
Ukraine cảnh báo Nga không thể xây được cầu nối liền với Crimea
"Ngày nay, mọi người đều biết rằng nơi giao nhau của hai mảng kiến tạo là không thể xây dựng một cây cầu, bởi vì chúng liên tục chuyển dịch. Vậy mà chúng ta lại đang sống trong câu chuyện cổ tích này. Tại sao cây cầu không được xây dựng? Câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì nó không thể xây dựng được ở chỗ đó", ông Besmertnyi nói.
Trước đó, ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm bán đảo Crimea để xem xét việc xây dựng con đường .
Nhà lãnh đạo Nga đã yêu cầu cần phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cây cầu đúng tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 4/2018.
Ngoài ra, Tổng thống Putin còn dành nhiều lời động viên cho các công nhân xây chiếc cầu dài 19 km bắc ngang eo biển Kerch nối Crimea với Nga.
"Họ đang lãnh một nhiệm vụ lịch sử. Chúng ta và tổ tiên chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của chiếc cầu này. Nó cũng góp phần xây dựng tình đoàn kết toàn dân để tất cả chúng ta đồng lòng hướng về phía trước", ông Putin khẳng định.
Ukraine tiếp tục chơi chiêu cũ với Nga?
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên Ukraine tỏ thái độ như vậy với Moskva. Đã nhiều lần kể từ khi Nga sát nhập Crimea vào một phần lãnh thổ của mình, chính quyền Kiev đều đưa ra những lời trù ẻo, dọa dẫm trong bất lực kho không hành động được gì.
Mới đây khi điện Kremlin ngày càng thể hiện rõ quyết tâm gắn chặt Crimea vào đất mẹ thì trong một bài viết trên Facebook cá nhân, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã lên tiếng đe dọa Nga sẽ phải trả giá nếu không trả lại bán đảo Crimea.
"Ukraine và cộng đồng thế giới sẽ tiếp tục gây áp lực chống xâm lược. Đang tiến hành các cuộc đàm phán về hóa giải tình trạng chiếm đóng ở Crưm trên cơ sở các cơ cấu quốc tế, kể cả hình thức "Geneva " và Nga sẽ phải trả giá như kẻ xâm lược", ông Poroshenko viết.
Ukraine vẫn coi Crimea là phần lãnh thổ của mình nhưng hiện nay là "phần lãnh thổ bị tạm chiếm".
Ukraine trù ẻo Nga trong bất lực
Trước đó, trong một tuyên bố hồi tháng 10 năm ngoái khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn BBC, khi được hỏi về mục tiêu của Nga trong cuộc chiến ở Syria, Tổng thống Poroshenko nói rằng Moskva đang làm bất ổn tình hình an ninh ở khu vực và họ sẽ phải trả giá đắt.
"Rõ ràng là Putin đang muốn làm tình hình thế giới bất ổn. Giống như 18 tháng trước khi quân đội Nga xuất hiện ở Crimea, náo loạn an ninh khu vực này và sáp nhập Crimea, hay khi quân đội Nga xuất hiện ở vùng Donbass 15 tháng trước", ông Poroshenko nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng miêu tả tình hình ở Syria "xáo trộn hoàn toàn" do Moskva đã can thiệp quân sự tại đây.
"Tôi nghĩ rằng Nga sẽ phải trả giá đắt. Chúng ta đã chứng minh sự hiệu quả trong quá trình hợp tác với châu Âu và Mỹ khi đã ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Chúng ta đã buộc Nga phải chịu nhiều hình thức trừng phạt để có những ứng xử có trách nhiệm khi họ đã tỏ ra vô trách nhiệm với Ukraine", Poroshenko kết luận.
Hồi tháng 4 năm ngoái, liên quan đến những căng thẳng của 2 nước, quốc hội Ukraine cũng đã yêu cầu Hội đồng An ninh Quốc gia nước này áp dụng cấm vận đối với 30 quan chức cấp cao của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, Chủ tịch Quốc hội Nga Sergey Naryshkin, Giám đốc cơ quan tình báo Nga FSB Aleksandr Bortnikov và nhiều người khác.
Tuy nhiên phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov khi được hỏi về nghị quyết áp đặt cấm vận đối với các quan chức Nga của Ukraine đã trả lời rằng, đây là một đòn hỏa mù mà không có cơ sở pháp lý.
"Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu quyết định này được dựa trên nguyên tắc pháp lý nào, do đó tôi không thể nói gì nhiều.
Chúng tôi không biết lệnh cấm vận này có nội dung như thế nào. Đây có thể chỉ là một lời đe dọa suông", ông Peskov trả lời trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Nga.
Rõ ràng, Ukraine đang tìm đủ mọi cách để giáng đòn thù cũng như đưa ra lời đe dọa với Moskva. Tuy nhiên giữa lời nói và hành động của Kiev vẫn còn rất cách xa nhau. Chính quyền Poroshenko ngày càng thể hiện sự bất lực của mình trong việc đòi lại Crimea vốn từ lâu đã không thuộc về nước này.
Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tư liệu: Máy bay Mỹ đã không thể miễn dịch trước tên lửa Dvina ở Việt Nam báo Sputnik của Nga ngày 19/3/2016 có bài viết với tiêu đề "Mỹ đa không thê "lam mu" tên lửa Liên Xô ở Việt Nam". Tên lửa phong không Dvina Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Trong báo cáo tư liệu thuộc loat bai vê lịch sử Việt Nam nửa thế kỷ trước, báo Sputnik của Nga ngày 19/3/2016 có bài viết...