Hàn Quốc chấm dứt thỏa thuận chia sẻ tin tình báo với Nhật Bản
Hàn Quốc thông báo nước này đã quyết định chấm dứt Hiệp định GSOMIA với Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước láng giềng.
Binh sỹ Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 22/8, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo nước này đã quyết định chấm dứt Hiệp định Chia sẻ thông tin tình báo quân sự ( GSOMIA) với Nhật Bản.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước láng giềng.
Trước đó, Hàn Quốc cảnh báo sẽ chấm dứt thỏa thuận vốn là một phần quan trọng trong hợp tác an ninh ba bên với Mỹ này.
Video đang HOT
Hàn Quốc và Nhật Bản đã ký GSOMIA năm 2016. Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo này được gia hạn tự động hằng năm nhưng bất cứ nước nào cũng có thể rút khỏi thỏa thuận bằng cách thông báo trước ngày 24/8./.
Theo Thùy An (TTXVN/Vietnam )
Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu: Trung Quốc không có kế hoạch thỏa thuận thương mại với Mỹ
Trong khi các bên đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thì Hu Xijin (Hồ Tích Tiến), Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), đã làm trầm trọng thêm tình hình.
Ảnh Internet
Theo một bài bình luận ngắn được Thời báo Hoàn cầu (thuộc tờ Nhật báo Nhân dân, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc), đăng tải hôm thứ Hai (19/8), các sự kiện ở Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Việc Mỹ đưa chúng vào tiến trình đàm phán thương mại không phải là một ý tưởng hay.
Hôm thứ Hai (19/8), Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhắc lại lời Tổng thống Donald Trump rằng, người đứng đầu Nhà Trắng yêu cầu liên hệ các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ với cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc ở Hồng Kông. Động thái này xảy ra sau khi cuộc biểu tình tại Hồng Kông leo thang.
Ông Pence cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thuyết phục Bắc Kinh giải quyết các bất đồng với người biểu tình một cách hòa bình. Ông cảnh báo, Washington sẽ khó khăn hơn để đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh nếu vấn đề Hồng Kông không được giải quyết một cách hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì cho rằng, Trung Quốc nên cho phép người biểu tình Hồng Kông tự do bày tỏ ý kiến của họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh coi đây là một sự can thiệp nghiêm trọng vào vấn đề nội bộ của mình.
Trung Quốc phản đối và nói rằng, việc ưu tiên ở Hồng Kông lúc này là chấm dứt bạo lực và khôi phục trật tự. Họ đưa ra cảnh báo, các chính trị gia Mỹ không nên thông tin sai lệch, tạo ra sự hỗn loạn.
Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Hai (19/8) viết trên Twitter cũng cảnh báo rằng, Washington không nên ảo tưởng rằng họ có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Trung Quốc liên quan đến Hồng Kông.
"Vì chiến tranh thương mại, Mỹ đã mất khả năng gây thêm áp lực đối với Trung Quốc. Họ đang phải ngăn chặn những mối đe dọa vô nghĩa khi cố liên kết các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung với vấn đề của Hồng Kông. Bắc Kinh không mong muốn nhanh chóng ký kết thỏa thuận thương mại với Washington", ông nói.
Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng, ông Trump đã củng cố lập trường của mình đối với vấn đề Hồng Kông vào tuần trước dưới áp lực ngày càng tăng từ các nhà lập pháp Mỹ và trong bối cảnh truyền thông đưa tin rộng rãi về các cuộc biểu tình.
Một tháng trước, nhà lãnh đạo Mỹ đã "từ chối hỗ trợ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông để hồi sinh các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh". Giờ đây, khi cuộc chiến thương mại lại leo thang căng thẳng, ông Trump đang sử dụng nó như một đòn bẩy để Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất và định hướng lại quan điểm đối với vấn đề ở Hồng Kông.
Theo tờ South China Morning Post, ông Trump ban đầu tập trung vào việc đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và có lập trường không can thiệp, gọi các cuộc biểu tình ở Hồng ông là "bạo loạn".
Nhưng trong vài ngày qua, Tổng thống Mỹ lại "khuyên" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết tình hình căng thẳng bằng cách gặp gỡ các nhà lãnh đạo biểu tình. Ông đưa ra cảnh báo, bất kỳ sự bạo lực nào xuất hiện trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông cũng sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn, và rất khó để "chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt".
"Sự thay đổi thái độ của ông Trump đối với tình hình ở Hồng Kông phần lớn là do áp lực chính trị trong nước trước cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng vấn đề của Hồng Kông là về chủ quyền của Trung Quốc. Với Bắc Kinh, ổn định tình hình ưu tiên hàng đầu, tránh sự can thiệp từ nước ngoài, bất chấp mọi rủi ro và hậu quả", Shi Yinhong, một chuyên gia từ Đại học Nhân dân Trung Quốc đưa ra ý kiến.
Quỳnh Lê (Theo Vesti)
Theo tinnhanhchungkhoan
Tổng thống Trump bóp nghẹt 'mộng siêu cường' của Trung Quốc Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang đẩy Trung Quốc ra xa giấc mộng trở thành siêu cường trong hơn 3 thập kỷ tới. Trước khi thương chiến với Mỹ bùng nổ, Chủ tịch Tập Cận Bình luôn ấp ủ tham vọng biến Trung Quốc trở thành siêu cường vào năm 2050. Nhưng với các áp lực gia tăng mà Tổng thống Trump đang...