Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sắp phóng tên lửa
Tờ New York Times đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc vừa đưa ra lời cảnh báo Triều Tiên có khả năng sẽ phóng tên lửa trong tuần tới.
Tên lửa Triều Tiên trong lễ duyệt binh.
Trong khi đó, một quan chức quân sự cấp cao của Hàn Quốc đã tạm hoãn chuyến thăm đến Washington để tránh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Lời cảnh báo được ông Kim Jang-soo, Giám đốc an ninh quốc gia của Tổng thống Park Geun-hye đưa ra 3 ngày sau khi Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên đã di chuyến đế bờ biển phía đông một lực lượng tên lửa ‘có phạm vi đáng kể’ nhưng ‘không vươn đến được lục địa Mỹ’.
Theo dự đoán của New York Times, các tên lửa Triều Tiên có thể sử dụng sẽ là Musudan với tầm bắn khoảng 3.000 km.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc lại cho rằng Musudan đã được nâng cấp với tầm bắn lên đến 4.000 km, đồng nghĩa với việc có thể với đến các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam.
Trước đó, Triều Tiên đã đưa ra những lời cảnh báo tới các đại sứ quán các nước về khả năng ‘không an toàn’ trong những ngày sắp tới.
Video đang HOT
Đồng thời trong 5 ngày liên tiếp, Triều Tiên chặn đường tiếp tế thực phẩm cho các công nhân 123 nhà máy của Hàn Quốc đang hoạt động ở khu công nghiệp Keasong làm ít nhất 13 công ty phải tạm dừng hoạt động.
Phát biểu trong cuộc họp của các quan chức an ninh Hàn Quốc, ông Kim cho biết: “Chúng tôi tin rằng đây là những động thái có tính toán của miền Bắc. Họ sẽ có những hành động khiêu khích, ví dụ như phóng tên lửa. Thời gian có thể là vào thứ 4 tuần sau, ngày 10/4″.
Binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại khu công nghiệp Kaesong
New York Times dẫn lời ông Kim đưa ra những nhận định về các hành động của Triều Tiên thời gian gần đây. Ông cho rằng, đó là các Bình Nhưỡng tạo ra áp lực để chiếm lợi thế đối với Mỹ và Hàn Quốc khi các cuộc đám phán đa phương được nối lại.
Ông Kim cho biết: “ Mặc dù nhận thấy các động cơ của Triều Tiên nhưng chúng tôi sẽ không trở lại bàn đàm phán nếu căng thẳng vẫn còn và mọi vấn đề hiện nay phụ thuộc vào hành động của Bình Nhưỡng”.
Sĩ quan Triều Tiên chờ đợi trên bến thuyền ở sông Áp Lục, biên giới với Trung Quốc
Hiện nay, các Đại sứ quán một số quốc gia ở Bình Nhưỡng đang xem xét việc sơ tán công dân của mình. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, sứ quán của họ tại Bình Nhưỡng vẫn hoạt động bình thường đồng thời đưa lời kêu gọi Triều Tiên phải ‘đảm bảo triệt để an toàn cho đại sứ quán các lãnh sự đang sống tại Bình Nhưỡng”.
Ngày 7/4 vừa qua, tướng Jung Seung-jo, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đã hoãn kế hoạch đến gặp gỡ các đối tác tại Washington.
Theo nguồn tin của New York Times, các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết chuyến thăm bị hoãn vì lí do căng thẳng với Triều Tiên chưa hạ nhiệt.
Theo xahoi
Mỹ đang thừa nước đục của cơn giận mang tên Triều Tiên
Thử hỏi nếu "trời yên biển lặng", liệu Trung Quốc có bỏ qua mà không cự nự om sòm về những hành động răn đe của Mỹ và Hàn Quốc?
Thái độ quyết liệt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về vũ khí hạt nhân đã mở ra kỷ nguyên mới về bất ổn quốc tế.
Theo phép nhà binh, ban tham mưu quân sự bao giờ cũng giữ bí mật hoạt động tác chiến của mình. Thế nhưng mấy ngày qua, Mỹ đã dồn dập công khai hoá các quyết định như đưa máy bay ném bom B52, rồi B2, sau đó đưa chiến đấu cơ tàng hình F22, đến tham gia tập trận với Hàn Quốc. Ngoài ra, việc điều khu trục hạm có hệ thống chống tên lửa đến vùng biển Triều Tiên cũng được cập nhật hàng ngày. Hành động khác thường này của Mỹ được giới phân tích xem là nhằm hai mục tiêu: vừa để trấn an đồng minh trong khu vực và cả dân chúng Mỹ, vừa để răn đe Bình Nhưỡng đừng leo thang căng thẳng.
Một "bí mật không đóng dấu mật"
Tuy nhiên, còn một "bí mật không đóng dấu mật" không thấy truyền thông Mỹ theo sát, hay có đề cập thì cũng cố giảm nhẹ tầm quan trọng của nó. Đó là tận dụng tối đa cơ hội "trời cho", nghĩa là nhân cơ hội Triều Tiên đưa ra một loạt các quyết sách "sắt máu", Mỹ đã khai triển một cách mạnh mẽ và không che đậy các lực lượng tinh nhuệ của mình trên các vùng biển châu Á. Thử hỏi nếu trong hoàn cảnh "trời yên biển lặng", liệu Trung Quốc có bỏ qua mà không cự nự om sòm về những động thái răn đe của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc?
Thông tin mới nhất được Lầu Năm Góc tung ra ngày 4/4 là quyết định phái thêm một khu trục hạm có trang bị hệ thống bắn chặn tên lửa đến vị trí ở Tây Thái Bình Dương (đối với Mỹ). Trước đó, ngày 1/4, bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận việc phái một khu trục hạm đến khu vực gần bán đảo Triều Tiên thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng George Little, hai chiến hạm USS Decatur và USS John McCain đã ở trong tư thế sẵn sàng đáp trả lại bất kỳ mối đe doạ bằng tên lửa nào nhắm vào các đồng minh của Mỹ hoặc vào lãnh thổ Mỹ.
Ngoài các chiến hạm, một số nguồn tin còn cho biết là quân đội Mỹ cũng đang cho triển khai một hệ thống radar nổi X - band ngoài khơi Nhật Bản. Đây là loại radar chuyên dùng trong một hệ thống phòng thủ chống tên lửa để theo dõi hoả tiễn của đối phương. Việc Hoa Kỳ khẩn trương bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên biển cũng đi kèm với việc tăng cường các phương tiện phản công trên không. Nhằm đối phó với các mối đe doạ của Triều Tiên, Mỹ đã liên tục phô trương các loại máy bay ném bom hiện đại trên không phận Hàn Quốc, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung kéo dài đến ngày 30/4.
"Tái cân bằng" sự hiện diện
Không chỉ ở biển Triều Tiên hay Hoa Đông, ngay cả trên Biển Đông, gần đây Mỹ cũng tái khẳng định lập trường và công khai hoá các hoạt động của mình. Các hành động này của Mỹ rõ ràng nhằm đối phó với tham vọng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển cũng như trên đất liền của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Trước các cuộc tập trận kiểu "múa gậy vườn hoang" của Trung Quốc, các nước láng giềng châu Á hết sức quan ngại. Philippines và Singapore đã kêu gọi Hoa Kỳ củng cố sự hiện diện về ngoại giao và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương - một chiến lược được biết dưới cái tên chính sách "xoay trục về châu Á".
Căng thẳng ở châu Á những tháng qua còn gia tăng thêm với các hành động của Triều Tiên. Tất cả đấy là bối cảnh của việc Singapore bật đèn xanh cho Mỹ triển khai bốn tàu chiến thế hệ mới tại căn cứ của mình. Với sự hiện diện tại chỗ của các phương tiện này, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tung lực lượng đến các vùng nước nông ven biển. Chiến hạm đầu tiên, USS Freedom đang trên đường đến Singapore.
Ngày 3.4, ngoại trưởng Mỹ vừa sang Philippines tái xác định là Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Ông đồng thời bày tỏ lập trường ủng hộ hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền trong khu vực thông qua cơ chế trọng tài. Đối với phía Philippines, tuyên bố này đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước toà án trọng tài Liên hiệp quốc. Hành động này loại trừ tin đồn gần đây cho rằng Philippines sẽ rút đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông ở Liên hiệp quốc. Những ngày qua, có một số thông tin cho rằng Trung Quốc đang vận động ngầm trong ASEAN để Philippines rút lại đơn kiện. Hôm 3.4, ngoại trưởng Albert del Rosario đã khẳng định: "Tôi xin nhấn mạnh rằng chúng tôi muốn thấy tiến trình tài phán đi đến nơi đến chốn. Không nên có chút hoài nghi nào về quyết tâm của chúng tôi".
Chưa hết, cũng vào ngày 3.4, đích thân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gọi điện thoại cho đồng nhiệm Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh hợp tác trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trước cuối tháng 4 này, tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey sẽ đi thăm Trung Quốc. Mối đe doạ đến từ Bình Nhưỡng, khủng hoảng Senkaku, "cuộc chiến tiêu hao" của Trung Quốc trên Biển Đông chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hai bên.
Theo ANTD
Mỹ: Kim Jong Un có thể ra lệnh tấn công để... giữ thể diện Thượng nghị sĩ Peter King, cựu Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Mỹ cho biết những tuyên bố của Triều Tiên có thể không hoàn toàn chỉ là "đe dọa suông". Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un bên một thiết bị hiện đại. Hãng thông tấn Yonhap của Triều Tiên dẫn lời ông King trong một cuộc phỏng...