Hàn Quốc cân nhắc nâng cấp phi đội Boeing Ch-47D Chinook
Hàn Quốc đang cân nhắc việc thực hiện chương trình nâng cấp lớn với phi đội trực thăng vận tải Boeing CH- 47D Chinook.
Theo những nguồn tin tại triển lãm hàng không và quốc phòng quốc tế Seoul IADE 2015, Hàn Quốc đã yêu cầu các nhà thầu quốc phòng cung cấp thông tin về việc nâng cấp phi đội 42 chiếc Boeing CH-47D Chinook với động cơ, hệ thống điện tử hàng không, buồng lái và các hệ thống phòng thủ mới.
Máy bay trực thăng vận tải Chinook của Mỹ
Honeywell, công ty sản xuất các động cơ T55-712 của CH-47D Chinook, đang có nhiều khả năng được lựa chọn cho phần nâng cấp động cơ với loại T-55-714A mới, hiện cũng đang được trưng bày ngay tại triển lãm hàng không và quốc phòng quốc tế Seoul IADE 2015, kéo dài từ 20 đến 25-10.
Chưa rõ Seoul sẽ chọn những nhà thầu nào khác để làm các phần việc nâng cấp còn lại. Một vài công ty đang chú ý đến dự án này, trong đó Rockwell Collins sử dụng triển lãm ở Seoul để quảng cáo hệ thống kĩ thuật điện tử hàng không mới cho Chinook.
Boeing cũng bày tỏ mong muốn được tham gia vào dự án nâng cấp Chinook cho Hàn Quốc. Trả lời phỏng vấn với tờ Flightglobal, giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế của Boeing, ông Timothy Nichols cho biết, Hàn Quốc nên cân nhắc việc nâng cấp toàn bộ phi đội Chinook từ biến thể CH-47D lên tiêu chuẩn CH47F như của quân đội Mỹ.
“Nếu Hàn Quốc có những phiên bản Chinook giống Mỹ, điều này sẽ dễ dàng hơn cho họ trong việc nâng cấp trong dài hạn vì tất cả các phần phụ kiện và thiết bị thay thế đều có sẵn hoặc dễ dàng tìm kiếm”, ông Timothy Nichols nhận định.
Video đang HOT
Hiện phi đội 42 chiếc Chinook của Hàn Quốc đang có độ tuổi trung bình là 31,2.
Theo_An ninh thủ đô
Không lực Một tỷ đô tương lai của tổng thống Mỹ
Khi được hỏi về điều gì sẽ khiến ông nhớ nhất nếu phải rời văn phòng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngần ngại trả lời rằng "xếp hàng đầu chắc chắn phải là những chiếc chuyên cơ" Không lực Một.
Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn có ấn tượng rất tốt về những chiếc chuyên cơ Không lực Một. Ảnh: Wikimedia
Ông Obama hồi tháng trước trong một buổi gặp mặt đã không tiếc lời khen ngợi những chiếc phi cơ Không lực Một, chuyên phục vụ tổng thống Mỹ, và cho hay ông cảm thấy khá buồn khi sắp không được sử dụng chúng nữa. Hồi tháng 7, nhân chuyến về thăm quê cha ở Kenya, ông kể lại câu chuyện về lần bị mất hành lý khi tới đây lúc còn là một chàng thanh niên trẻ tuổi nhưng hóm hỉnh lưu ý rằng "điều đó không bao giờ xảy ra với Không lực Một", theo New York Times.
Các phi cơ Không lực Một quả thật rất hiện đại, được trang bị đầy đủ tiên nghi và hiếm khi làm mất hành lý của tổng thống. Tuy nhiên, vấn đề là chúng đang dần trở nên già cỗi.
Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng trong vài tuần tới sẽ hoàn thành bản hợp đồng với hãng Boeing để bắt đầu quá trình lắp ráp một chuyên cơ tổng thống mới, có khả năng đưa ông chủ Nhà Trắng đến khắp nơi trên thế giới, đồng thời sẵn sàng trở thành một trung tâm chỉ huy chiến trận từ trên không nếu cần thiết. Được cải tiến dựa trên khung máy bay Boeing 747-8, chuyên cơ tổng thống mới sẽ lớn hơn, bay nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và trang bị những công nghệ tiên tiến nhất thế giới.
Dù vậy, ông Obama có lẽ sẽ không trải nghiệm cảm giác trên máy bay này. Theo dự đoán, chuyên cơ mới chỉ có thể hoạt động sớm nhất là vào năm 2023. Chi phí để cải tạo nó cũng không hề rẻ. Không quân Mỹ vừa xin 102 triệu USD cho năm tài khóa sắp tới và ba tỷ USD trong 5 năm sau đó để đầu tư cho dự án này.
"Mọi chuyện tiến triển khá chậm", ông Joseph W. Hagin, phó chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush, người từng đề xuất một số kế hoạch thay thế chuyên cơ tổng thống nhưng không thành công, nhận định. "Bạn có thể lắp động cơ mới, nhồi nhét đủ thứ công nghệ hiện đại nhưng nó vẫn chỉ là một cái máy bay cũ mà thôi".
Biểu tượng đẳng cấp
Tổng thống Obama thảo luận cùng các quan chức trong phòng họp trên chuyên cơ Không lực Một. Ảnh: Wikipedia
Không lực Một thực tế không phải một chiếc phi cơ. Nó là tên gọi dành cho bất kỳ máy bay nào chịu trách nhiệm chuyên chở tổng thống Mỹ. Washington hiện có hai chiếc Boeing 747-200, định danh VC-25A, đảm nhận trọng trách này.
Mang số đuôi 28000 và 29000, các máy bay trên được Tổng thống Ronald Reagan phê chuẩn và bắt đầu phục vụ từ năm 1990. Đội ngũ nhân viên của tổng thống trên chuyên cơ có cơ hội sử dụng hẳn những chiếc máy fax, một phát minh đột phá về công nghệ truyền thông thời điểm đó, để liên lạc với mặt đất.
Tuy nhiên, Boeing đã ngừng xuất xưởng mẫu 747-200 từ hơn hai thập kỷ trước. Hiện chỉ còn 20 chiếc loại này vẫn hoạt động, chủ yếu được dùng làm máy bay vận tải ở các nước đang phát triển. Phụ tùng máy bay cũng không còn được sản xuất đại trà, vậy nên không quân Mỹ thường phải tự chế. Hai chuyên cơ đang phục vụ tổng thống cũng thường xuyên phải duy tu, bảo trì. Dù vậy, phi cơ Không lực Một vẫn là biểu trưng cho sức mạnh và bản sắc Mỹ.
Tên gọi Không lực Một lần đầu được sử dụng cho những chiếc máy bay chở người đứng đầu Nhà Trắng từ thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nó sau đó trở nên nổi tiếng toàn cầu. Thâm chí một phụ nữ người Kenya, để kỷ niệm chuyến thăm của ông Obama tới quốc gia này, ba tháng trước còn đặt tên đứa con mới sinh của mình là Không lực Một Barack Obama.
Không lực Một "là hình ảnh đại diện cho người Mỹ, là biểu tượng của đất nước chúng ta", Jeff Underwood, nhà sử học thuộc Bảo tàng Quốc gia Không quân Mỹ, bang Ohio, nhận xét. Đối với nhiều người, cái tên Không lực Một không chỉ dùng để nói về một chiếc máy bay mà nó còn là niềm tự hào dân tộc, Underwood nhấn mạnh.
Ngày 11/9/2001, khi vụ khủng bố gây chấn động toàn cầu xảy ra trên nước Mỹ, Tổng thống Bush lúc đó được bảo vệ bằng cách ngồi trên chuyên cơ và di chuyển qua lại giữa nhiều căn cứ không quân khác nhau để không trở thành mục tiêu tấn công. Hệ thống thông tin liên lạc chậm chạp trên máy bay khiến ông rất thất vọng. Ngay sau đó, phi cơ Không lực Một được đưa vào xưởng để nâng cấp.
Chuyên cơ tổng thống Mỹ hiện tại được ví như một Nhà Trắng trên không. Có diện tích hơn 300 m2, chia làm ba tầng, nó sở hữu một văn phòng, phòng họp, phòng ngủ cùng một phòng y tế đủ trang thiết bị để thực hiện cả những ca phẫu thuật.
Theo giới chuyên gia, chuyên cơ tổng thống tương lai của Mỹ sau khi cải tạo sẽ có khả năng tiếp liệu trên không, được gia cố để chống lại cả xung điện từ của một vụ nổ bom hạt nhân và gần như chắc chắn sẽ trang bị lớp phòng thủ tối tân giúp làm chệch hướng tên lửa tầm nhiệt.
Với chi phí tới 180.000 USD cho mỗi giờ bay, các tổng thông Mỹ thường phải nhận nhiều lời phàn nàn khi sử dụng phi cơ Không lực Một dù với mục đích cá nhân hay chính trị. Nhưng tới nay, dường như tất cả mọi người đều cảm thấy thỏa mãn trước đề án chế tạo chuyên cơ tổng thống mới.
"Không lực Một mang tới cho chúng ta mọi thứ ta mong muốn", Robert F. Dorr, tác giả cuốn sách viết về chiếc máy bay này, nói. "Nó mang đến sức mạnh, đẳng cấp và phong cách. Thật tuyệt khi được thấy nó cất cánh. Mọi người đều háo hức. Ai cũng yêu quý nó".
Tổng thống Obama không phải người đầu tiên bày tỏ sự yêu thích đối với phi cơ Không lực Một. Cựu tổng thống Bush năm ngoái cũng không ngại ngần khi thừa nhận "ông thấy nhớ những chiếc Không lực Một". "Trong 8 năm, chúng chưa từng để thất lạc hành lý của tôi", ông nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tài sản gây "choáng" của người sở hữu hơn 7000 siêu xe Sở hữu 7.000 siêu xe, 1 chiếc Boeing 747 và 1 chiếc Airbus 340 hay một cung điện rộng lớn dát vàng cả trong lẫn ngoài... chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ hàng triệu người mơ ước của Quốc vương Brunei. Sultan Hassanal Bolkiah (Quốc vương Brunei) là một trong những Quốc vương giàu có nhất trênthế giới...