Hàn Quốc cân nhắc mua “Chim ưng biển” đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc đang cân nhắc mua một lô máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ để triển khai tại các hòn đảo tiền tiêu trên biển Hoàng Hải để đối phó với Triều Tiên.
Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey ( Chim ưng biển) do liên danh giữa Bell và Boeing của Mỹ chế tạo có thể bay nhanh như máy bay cánh cố định, nhưng lại cất cánh và hạ cánh như máy bay trực thăng.
Với tốc độ di chuyển nhanh, chúng được xem là loại máy bay phù hợp để triển khai quân, vận tải hàng hóa, cũng như tham gia tấn công ở nhiều chiến trường khác nhau.
Theo Tạp chí Phân tích Quốc phòng của Hàn Quốc, các đại diện của tập đoàn Boeing sẽ đến thăm Hàn Quốc vào cuối năm nay để thảo luận về khả năng cung cấp dòng máy bay đa năng V-22 Osprey này cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ nước này sẽ mua bao nhiêu chiếc máy bay này.
Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ
Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch sẽ sử dụng loại máy bay đa năng VTOL (cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng) cho lực lượng đặc biệt và sử dụng chúng để hỗ trợ các đơn vị quân đội đồn trú tại các hòn đảo xa xôi tại Hoàng Hải.
Những hòn đảo này nằm trên đường hải giới phía bắc (LLN), gần với lãnh thổ Triều Tiên, khiến Hàn Quốc phải tìm những biện pháp hiệu quả để bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang tiềm năng với Triều Tiên tại khu vực thường xảy ra đụng độ này.
Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey được cho là có đặc điểm kỹ thuật tốt hơn so với dòng máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk hiện đang được lục quân Hàn Quốc sử dụng.
Trước đó, một số quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản và Israel, cũng đã tính đến việc mua loại máy bay VTOL hiện đại của Mỹ để tăng cường khả năng tác chiến cho quân đội.
Theo NTD
Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ?
Gói thầu mua sắm 126 chiếc Rafale giữa Pháp và Ấn Độ rất có thể sẽ đổ vỡ do sự yếu kém của nhà chế tạo máy bay của nước này.
Số phận đầy long đong của máy bay chiến đấu Rafale
Quyết định về thương vụ mua sắm 126 chiếc máy bay chiến đấu của Pháp được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu mua sắm "Máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ mới" MMRCA, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang có khúc mắc về một số điều khoản hợp đồng.
Video đang HOT
Cuộc đấu thầu mua máy bay của Ấn Độ diễn ra từ tháng 8 năm 2007, chia thành hai giai đoạn với sự tham gia của hàng loạt hãng chế tạo máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Trong bản công bố đấu thầu trị giá 10,4 tỷ USD, Ấn Độ cho biết kế hoạch trang bị các chiến đấu cơ mới nhằm thay thế cho toàn bộ các tiêm kích MiG-21 và MiG-27 vào năm 2020-2023.
Tham dự thầu có Dassault (Pháp), Boeing và Lockheed Martin (Mỹ), Saab (Thụy Điển), RSK MiG (Nga) và Eurofighter (châu Âu). Họ chào hàng tương ứng các tiêm kích Rafale, F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper, JAS 39 Gripen IN, MiG-35 và Typhoon. Cuối tháng 4.2011, Ấn Độ công bố short list các ứng viên lọt vào vòng chung kết gồm Rafale và Typhoon.
Ở giai đoạn 1 trong năm 2007, JAS 39 Gripen IN, F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper của Mỹ và đặc biệt là MiG-35 của Nga đã bị loại. Giai đoạn 2 diễn ra vào tháng 1-2012, Rafale của hãng chế tạo máy bay Dassault thắng thầu sau khi đánh bại đối thủ Typhoon của hãng Eurofighter - liên danh sản xuất của Anh, Đức, Tây Ban Nha và Italia.
Nguyên nhân thất bại của các đối thủ tham gia gói thầu MMRCA cũng được không quân Ấn Độ công bố. Theo đó, Jas-39 Gripen NG bị loại vì radar hàng không trang bị trên dòng máy bay này không đáp ứng được yêu cầu của phía Ấn Độ, ứng cử viên F-16I bị loại thì thiếu các thông tin xác thực về đặc điểm kỹ thuật và tính năng.
Ấn Độ đang đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa không quân
Boeing bị loại vì từ chối chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ trang bị cho chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, ứng cử viên nặng ký của Rag MiG là Mig-35 bị loại vì phía Ấn Độ không được tham gia quá trình sản xuất động cơ cho dòng máy bay chiến đấu này, mặc dù nó đạt kết quả tốt trong quá trình thử nghiệm.
Nếu hợp đồng được ký với Dassault, đây sẽ là hợp đồng xuất khẩu Rafale đầu tiên trong suốt lịch sử 14 năm của máy bay này. Theo điều kiện hợp đồng, 18 máy bay đầu tiên sẽ do Pháp chế tạo, còn số còn lại sẽ được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ. Ngoài ra, hợp đồng có thể mở rộng theo phụ lục hợp đồng mua thêm 64 chiếc.
Thế nhưng suốt từ năm 2012 đến nay, quá trình thương thảo hợp đồng vẫn còn chưa ngã ngũ. Theo một số nguồn tin, việc ký kết hợp đồng bế tắc do 2 nguyên nhân chính là giá trị hợp đồng đã bị đội lên gần gấp đôi là 20 tỷ USD và điều khoản chuyển giao công nghệ, sản xuất 108 chiếc ở Ấn Độ.
Ngày 16-1 vừa qua, một phái đoàn Pháp sẽ tới Ấn Độ trong tháng này nhằm cứu vãn thỏa thuận cung cấp 126 máy bay tiêm kích Rafale cho Không quân Ấn Độ, vốn gặp khó khăn liên quan đến việc lắp ráp tại chỗ loại máy bay này, đe dọa hủy hoại một trong những thương vụ quốc phòng lớn nhất thế giới.
Tin cho biết một phái đoàn "quyền lực" của Pháp, được trao thẩm quyền tự đưa ra những quyết định về các vấn đề then chốt, dự kiến sẽ tới Ấn Độ để thương thảo với giới chức New Delhi. Tuy nhiên, hiện Dassault và Bộ Quốc phòng Pháp chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Thương vụ mua sắm máy bay chiến đầu Rafale của không quân Ấn Độ đang trục trặc
Việc giá trị hợp đồng bị đội lên không là vấn đề lớn đối với New Dehli bởi họ tiếp tục bàn các điều khoản chuyển giao công nghệ tức là đã chấp nhận mức giá 20 tỷ USD. Khúc mắc chính là bởi Dassault không an tâm về chất lượng máy bay lắp ráp ở Ấn Độ do trình độ của ngành công nghiệp hàng không nước này thể hiện sự kém cỏi.
Giới chức quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này yêu cầu tập đoàn Hàng không Dassault của Pháp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc sản xuất chiến đấu cơ Rafale tại các cơ sở của Công ty trách nhiệm hữu hạn hàng không Ấn Độ (Hindustan Aeronautics Limited - HAL) tại Bangalore, đúng như đề xuất mời thầu năm 2012.
Trong khi đó, phía Pháp cho hay sẽ giúp Công ty Hàng không Hindusstan theo sát được lộ trình giao hàng, nhưng không cam kết bảo hành chất lượng việc sản xuất máy bay này tại một cơ sở mà họ không quản lý hoặc không có sự kiểm soát của chuyên gia của họ.
Bởi vậy đấy chính là khúc mắc lớn nhất làm cho hợp đồng đến giờ vẫn chưa được ký kết và đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Là nhà cung ứng, hẳn Dassault sẽ phải "chiều khách" hết lòng, thế nhưng tại sao họ không chịu nhượng bộ trong vấn đề bảo hành máy bay cho HAL?
Sở dĩ cả 2 bên đều không hài lòng về hợp đồng này xuất phát từ những rắc rối mà HAL đã gặp phải trong thời gian gần đây. Rất nhiều ý kiến, trong đó có cả các chuyên gia Nga cho rằng, thiết bị và trình độ công nghệ của HAL quá yếu kém đã dẫn đến hàng loạt sự cố, là nguyên nhân chủ yếu khiến tai nạn máy bay Ấn Độ cao bất thường.
Máy bay chiến đấu Mirage-2000 cũng của hãng Dassault - Pháp, trong biên chế không quân Ấn Độ
HAL: Nỗi kinh hoàng của không quân nước mình
Lần theo thông tin của trang mạng "Không gian quốc phòng" Pháp, trong 1 hội nghị quốc phòng diễn ra vào tháng 3-2012, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A.K.Anthony đã phải thừa nhận, trong 4 năm từ 2008-2011 đã diễn ra 50 vụ tai nạn của không quân Ấn Độ.
Chỉ tính riêng trong 3 năm 2009-2011, hầu như tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có trong không quân Ấn Độ đều đã gặp tai nạn, bao gồm cả những loại hiện đại bậc nhất thế giới như: 3 chiếc Su-30MKI, 2 chiếc Mirage-2000, 1 chiếc Jaguar, 27 chiếc Mig các loại và 10 máy bay trực thăng, làm 19 phi công thiệt mạng.
Năm 2013, một thống kê khác cho thấy, trong vòng 3 năm từ 2011-2013, không quân Ấn Độ đã chịu tổn thất 29 máy bay chiến đấu, bao gồm 12 tiêm kích đánh chặn MiG-21, 8 chiếc MiG-27, 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI, 2 máy bay cường kích Jaguar, 2 chiếc Mirage-2000 và 1 tiêm kích hạng nhẹ MiG-29.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ấn Độ A.Anthony cho biết thêm, trong những sự cố trên tổng cộng có 6 phi công cùng 6 dân thường thiệt mạng. Ngoài những thiệt hại về con người, còn có thêm 39 dân thường bị tổn hại về tài sản. Số tiền bồi thường cho những phi công và nạn nhân thiệt mạng lần lượt là 6 triệu và 4,04 triệu rupi.
Thoạt tiên nhìn qua danh sách trên chúng ta thấy loại máy bay bị rơi nhiều nhất là những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21 đã lỗi thời, tiếp đến là cường kích MiG-27 cũng nổi tiếng là có hệ số an toàn kém. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ mới như Su-30MKI hoặc mới đại tu như Jaguar, Mirage-2000 cũng bị rơi là do nguyên nhân nào?
Su-30 MKI là loại máy bay an toàn nhất của Nga nhưng cũng đã rơi 4 chiếc
Thế nhưng, các chuyên gia công nghệ lại không nghĩ như các quan chức quân sự. Họ cho rằng, trên thế giới thiếu gì nước còn sử dụng các loại máy bay cũ kỹ hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt chẳng kém gì Ấn Độ, thời gian huấn luyện bay cũng chẳng nhiều hơn như: Algieria, Việt Nam, Ai Cập, Iran..., thế nhưng sao họ không gặp phải thảm trạng như Ấn Độ?
Loại trừ các thế hệ Mig-21 cũ kỹ, các loại máy bay hiện đại mới sử dụng hơn 10 năm cũng bị rơi rất nhiều.
Một số chuyên gia công nghệ khẳng định, tỷ lệ phát sinh sự cố cao của không quân Ấn Độ chắc chắn có sự "đóng góp" không nhỏ của HAL - nhà sản xuất máy bay chủ yếu của không quân Ấn Độ. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: Trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL lắp ráp hoặc đại tu.
Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng lập được một thành tích "vô tiền khoáng hậu" là trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến họ (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều... đâm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là "sản phẩm hoàn hảo" của HAL.
Tuy chưa có kết luận cụ thể nào quy trách nhiệm cho HAL nhưng tỷ lệ máy bay rơi "như trong phim hành động" thuộc các dự án mà HAL tham gia không thể là trùng hợp ngẫu nhiên: Dự án Mig-21 là 80%; dự án Jaguar chiếm 75%; còn Mirage-2000, Mig-29 là tỷ lệ 100%. Có thể nói, kế hoạch nào có HAL tham gia là có máy bay rơi, thậm chí 2 dự án sau, tỷ lệ rơi là... tuyệt đối!
Chính HAL đã "tặng" cho Mig-21Bis cái biệt danh không mấy hay ho là "quan tàu bay", hay "nhà máy chế tạo...góa phụ"(Ảnh: Một vụ rơi máy bay MiG-21)
Các chuyên gia công nghệ hàng không Nga đã bóng gió đề cập đến vấn đề, trong quy trình lắp ráp và đại tu của HAL có sai sót trầm trọng mới dẫn đến tỷ lệ rơi máy bay quá cao như vậy. Lo ngại trước các con số thống kê kinh hoàng, không quân Ấn Độ đã từ chối không cho HAL tham gia tiếp phần còn lại của kế hoạch nâng cấp Jaguar..
Rafale là loại máy bay chiến đấu có nền tảng công nghệ tiên tiến cùng với hệ thống điện tử, dẫn đường, vũ khí rất hiện đại, đòi hỏi trình độ rất cao của nghành chế tạo, lắp ráp máy bay. Bởi vậy, Chính phủ Ấn Độ và Bộ quốc phòng nước này nhất quyết đòi đối tác Pháp phải chịu trách nhiệm kỹ thuật cho số máy bay do HAL lắp ráp.
Về phần Dassault, dính dáng với một đối tác có "tiểu sử" không đẹp như vậy cũng khiến họ lo lắng. Công ty này không thể chủ quan với thương hiệu máy bay của mình, nên nhất quyết không chịu trách nhiệm về số máy bay do HAL lắp ráp, dẫn đến không thể đạt được thỏa thuận.
Đó mới là nguyên nhân chính khiến thương vụ mua sắm 126 máy bay chiến đấu Rafale giữa Pháp và Ấn Độ đã qua 3 năm đàm phán mà vẫn chưa ký kết được hợp đồng chính thức.
Nếu Ấn Độ không giải quyết được về việc của HAL và Pháp cũng không nhượng bộ về vấn đề này thì rất có thể thương vụ này sẽ đổ vỡ.
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Siêu máy bay Tu-160 của Nga "vượt mặt" máy bay ném bom Mỹ Mẫu cải tiến của Tupolev Tu-160, loại máy bay được NATO gọi là Blackjack, được đánh giá rất cao. Tờ Inquisitr của Mỹ, số ra ngày 26/12, nhận định rằng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cải tiến Tupolev Tu-160 của Moscow là máy bay mang tên lửa nhanh nhất thế kỷ 21, vượt trội so với mẫu máy bay ném...