Hàn Quốc cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19
Ngày 6/4, giới chức Hàn Quốc cho biết đang cân nhắc tất cả các phương án để đảm bảo có đủ nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 tiêm phòng cho người dân.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung vaccine từ chương trình phân phối COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng và sự chậm trễ trong việc bàn giao vaccine có nguy cơ làm chậm tốc độ tiêm phòng của nước này.
Theo thông báo tuần trước, Hàn Quốc sẽ chỉ nhận được 432.000 liều vaccine trong khuôn khổ sáng kiến COVAX thay vì 690.000 liều như kế hoạch và thời gian bàn giao sẽ bị lùi đến tuần thứ 3 của tháng 4. Đây là lần thứ 2 chương trình tiêm phòng của Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi việc giao hàng chậm.
Do đó, khi được hỏi liệu Hàn Quốc có xem xét hạn chế xuất khẩu vaccine của AstraZeneca do SK bioscience – công ty con của SK Chemicals Co Ltd – sản xuất hay không, nhóm phụ trách công tác tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho biết đang cân nhắc mọi phương án.
Video đang HOT
Cho đến nay, vaccine của AstraZeneca do SK bioscience sản xuất đã được chuyển đến Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), cũng như giao cho chương trình COVAX – chủ yếu để cung cấp cho 64 nước nghèo.
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), tính đến ngày 5/4, Hàn Quốc đã tiêm phòng được gần 1 triệu liều vaccine. Theo thống kê, Hàn Quốc có tổng cộng 106.230 ca nhiễm, trong đó có 1.752 ca tử vong do COVID-19.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết quốc gia này đã mất 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 miễn phí từ Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia nêu rõ trong số 11,7 triệu liều vaccine AstraZeneca mà GAVI hứa sẽ cung cấp miễn phí, nhiều khả năng Indonesia sẽ chỉ nhận được 1,3 triệu liều. Bộ trưởng Budi giải thích Ấn Độ đã cấm xuất khẩu vaccine do số ca nhiễm tại nước này tăng đột biến, điều này khiến Indonesia mất 10 triệu liều dự kiến được nhận từ GAVI.
Theo Bộ trưởng Budi, việc giảm nguồn cung vaccine miễn phí từ GAVI sẽ làm chậm chương trình tiêm chủng của chính phủ. Tháng 4 này sẽ là giai đoạn rất khó khăn do số lượng vaccine ít. Tuy nhiên, ông Budi đảm bảo rằng sau khi công ty dược phẩm nhà nước PT Bio Farma chế biến xong số nguyên liệu vaccine đã tiếp nhận từ hãng Sinovac (Trung Quốc), tốc độ tiêm chủng có thể được đẩy nhanh trở lại.
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, tốc độ này phụ thuộc vào nguồn cung vaccine trong nước. Theo ông Budi, với 15 triệu liều vaccine mà Bio Farma đã sản xuất, Indonesia có thể tiêm 500.000 mũi vaccine mỗi ngày.
Dịch COVID-19: Hàn Quốc xem xét sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm
Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét cho phép người dân sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19, một trong những biện pháp nhằm tăng đáng kể năng lực xét nghiệm trong bối cảnh các ca lây nhiễm lẻ tẻ đang gia tăng ở nước này.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 27/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia kiểm dịch ngày 2/4 để thảo luận kỹ về việc sử dụng các bộ dụng cụ tự xét nghiệm.
Trước đó, ngày 1/4, quan chức KDCA Kwon Jun-wook cho biết: "Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về sự cần thiết, tính hợp pháp và khả năng tiếp cận bộ dụng cụ tự xét nghiệm cũng như tình hình sử dụng bộ tự xét nghiệm ở các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ tìm cách tăng cường năng lực kiểm dịch của mình bằng cách sử dụng tất cả các công cụ và phương tiện hiện có".
Các cơ quan y tế tỏ ra thận trọng đối với các thiết bị chẩn đoán nhanh COVID-19, vì lo ngại rằng độ chính xác tương đối thấp của chúng có thể làm tăng xác suất chẩn đoán sai và mọi người có thể gặp khó khăn trong việc lấy mẫu bệnh phẩm.
Bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho kết quả không chính xác như xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase) và dễ bị âm tính giả hơn. Tuy nhiên một số nước, trong đó có Đức và Anh đã cho phép sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm tại nhà. Trong khi đó, Mỹ đã khởi động một chương trình thí điểm kéo dài 4 tuần từ ngày 31/3 để xem liệu việc sử dụng rộng rãi các xét nghiệm nhanh có hiệu quả trong việc làm chậm sự lây lan của dịch bệnh hay không.
Các chuyên gia y tế Hàn Quốc bày tỏ quan điểm khác nhau về cách làm này. Một số nghi ngờ sự hiệu quả, trong khi những người khác cho rằng điều quan trọng là Hàn Quốc phải nâng cao năng lực xét nghiệm để hạn chế sự lây lan nhanh chóng dịch bệnh.
Kể từ ngày 31/3 đến nay, đã có 4 ngày liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới theo ngày vượt qua con số 500 ca, làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ tư. Theo KDCA, ngày 3/4, Hàn Quốc ghi nhận thêm 543 ca nhiễm mới, trong đó 521 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 104.736 ca. Số ca tử vong do COVID-19 ở nước này cũng tăng lên 1.740 ca sau khi có thêm 3 người không qua khỏi.
Lãnh đạo Hàn Quốc và Litva được tiêm vaccine của AstraZeneca Sáng 23/3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiêm mũi đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất. Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Những hình ảnh truyền hình cho thấy, nhà lãnh...