Hàn Quốc: Cần mạnh tay xử lý gian lận qua nghiên cứu khoa học
Mới đây, trong cuộc họp của Ủy ban GD Quốc hội Hàn Quốc, ông Seo Dong-yong, Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ kêu gọi các hành động kỷ luật mạnh mẽ hơn với những hành vi gian lận liên quan đến nghiên cứu học thuật.
Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc.
“Các trường đại học cần thực hiện các biện pháp kỷ luật thích hợp để ngăn chặn hành vi tiêu cực tiếp tục tái diễn”, ông Dong-yong khẳng định.
Video đang HOT
Theo thống kê trong các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Hàn Quốc, hầu hết đồng tác giả vị thành niên là con của các giáo sư. Điều này cho thấy, các giáo sư SNU đang lạm dụng địa vị, quyền hành của họ để “đánh bóng tên tuổi” cho con cái.
Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc vốn nổi tiếng căng thẳng và khắc nghiệt. Do đó, nhiều phụ huynh đã tìm cách đưa tên con cái vào nghiên cứu khoa học cấp đại học để làm đẹp hồ sơ, tăng khả năng trúng tuyển các trường đại học hàng đầu quốc gia.
Cụ thể, 22 bài nghiên cứu của SNU bị báo cáo là vi phạm do đồng tác giả nghiên cứu là con của các giáo sư, tiến sĩ, nhưng những người này không tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, nhiều trường hợp là con của người quen như bạn bè, người thân.
Đơn cử, một giáo sư tại Trường ĐH Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, thuộc SNU bị phát hiện đưa tên con gái và con của bạn là đồng tác giả một bài báo nghiên cứu về vi sinh. Người này yêu cầu đồng nghiệp làm tác giả chính thay bản thân để tránh bị lộ mối quan hệ với con gái và con của bạn.
Dù những sai phạm này được báo cáo, SNU chỉ áp dụng hình phạt nhẹ, hình phạt cảnh cáo với các giáo sư, tiến sĩ.
Hàn Quốc bác đơn kiện Nhật của 'phụ nữ giải khuây'
Tòa án Hàn Quốc bác đơn kiện của 20 nô lệ tình dục trong Thế chiến II chống lại chính phủ Nhật Bản, với lý do Tokyo được hưởng "quyền miễn trừ chủ quyền".
20 nguyên đơn yêu cầu Tokyo bồi thường cho họ tổng cộng ba tỷ won (2,7 triệu USD) vì những đau khổ họ phải chịu trong Thế chiến II. Họ là những "phụ nữ giải khuây" đã phải phục vụ quân đội Nhật Bản trong các nhà thổ thời chiến.
Tòa án quận trung tâm Seoul hôm nay nói rằng chính phủ Nhật Bản không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì họ có quyền miễn trừ, giúp một quốc gia không bị kiện ở một quốc gia khác.
Một người Hàn Quốc từng là "phụ nữ giải khuây" khóc trong cuộc họp báo ở Seoul hồi tháng hai. Ảnh: AFP .
Kết luận gây bất ngờ vì chính tòa án này hồi tháng một phán quyết rằng Nhật Bản phải bồi thường 100 triệu won cho 12 phụ nữ, nói rằng các hành động bất hợp pháp của Tokyo không được hưởng quyền miễn trừ theo luật pháp quốc tế.
Tòa án cũng cho biết một thỏa thuận ngoại giao được Hàn Quốc và Nhật Bản ký kết về "phụ nữ giải khuây" vào năm 2015 vẫn còn hiệu lực, mặc dù tồn tại một số vấn đề. Seoul và Tokyo đã đồng ý thiết lập một quỹ để giải quyết vấn đề nô lệ tình dục vào năm 2015. Nhật Bản đã trao một tỷ yên (9,3 triệu USD) cho Tổ chức Hòa giải và Chữa lành, nhưng tổ chức này bị giải thể vào năm 2018 vì chính quyền Tổng thống Moon Jae-in nói rằng nó có bất cập.
Các nhà sử học chính thống cho biết có tới 200.000 phụ nữ, chủ yếu từ Hàn Quốc và các khu vực khác của châu Á như Trung Quốc, bị buộc phải làm việc trong các nhà thổ của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. Chính phủ Nhật Bản bác bỏ trách nhiệm trực tiếp với các vụ lạm dụng thời chiến, khẳng định rằng các nạn nhân được thường dân đưa vào nhà thổ quân sự và các cơ sở này được vận hành vì mục đích thương mại.
Cảnh sát Hàn Quốc muốn thẩm vấn vợ Đại sứ Bỉ Cảnh sát Hàn Quốc cho biết họ muốn thẩm vấn vợ của Đại sứ Bỉ Peter Lescouhier sau khi nhận được đơn tố cáo về vụ hành hung nhân viên cửa hàng quần áo. Cảnh quay từ camera an ninh ngày 9/4 cho thấy Xiang Xueqiu, vợ đại sứ Bỉ tại Hàn Quốc Peter Lescouhier, dùng tay kéo và đánh vào đầu một...