Hàn Quốc cảm thấy “bị lừa” vì tàu chiến Mỹ không tới bán đảo Triều Tiên
Người Hàn Quốc cảm thấy bị lừa khi Mỹ, một đồng minh lớn của họ, đưa ra thông tin nhiễu loạn về việc một tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang tiến về bán đảo Triều Tiên.
Tàu USS Carl Vinson (phải) ở Ấn Độ Dương hồi tuần trước. (Ảnh: NYTimes)
Người Hàn Quốc cảm thấy bị lừa
Cách đây gần 2 tuần, Nhà Trắng và đích thân Tổng thống Donald Trump tuyên bố, một đội tàu chiến “cực mạnh” của Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu đang tiến về bán đảo Triều Tiên. Thông tin này trong khi khiến nhiều người Hàn Quốc lo ngại một cuộc xung đột với Triều Tiên sắp nổ ra, thì không ít người hào hứng cho rằng động thái triển khai này là biểu tượng mạnh mẽ cho cam kết của Mỹ nhằm đối phó Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, ngày 18/4, sau khi thông tin tiết lộ cho thấy hạm đội của Mỹ thực tế vẫn ở cách xa bán đảo Triều Tiên hàng nghìn km và di chuyển theo hướng ngược lại về phía Ấn Độ Dương, người Hàn Quốc cảm thấy như bị lừa gạt bởi chính đồng minh quan trọng nhất, New York Times cho biết.
Hãng tin JoongAng Ilbo của Hàn Quốc ngày 19/4 đăng một bài viết với tựa đề: “Ông Trump nói dối về USS Carl Vinson”. Bài viết đặt ra câu hỏi: “Liệu Mỹ giờ đây cũng dùng trò lừa gạt để thể hiện chính sách về Triều Tiên”. Bài viết làm dấy lên câu hỏi liệu Mỹ có thông báo thông tin xác thực về hoạt động của hạm đội cho các đồng minh lớn châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản hay không.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận, trừ việc nói rằng Mỹ và Hàn Quốc không thảo luận chi tiết về chiến lược chung nhằm ngăn chặn các hành động “khiêu khích” của Triều Tiên.
Video đang HOT
Trong khi đó, Youn Kwan-suk, phát ngôn viên Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc, nói: “50 triệu người Hàn Quốc cảm thấy bối rối và thực sự sốc”.
Kim Dong-yub, một cựu sĩ quan hải quân và hiện là chuyên gia phân tích quốc phòng tại Đại học Kyungnam ở Seoul, nói: “Không có lý nào mà Hàn Quốc lại không biết rằng tàu Carl Vinson không ở gần bán đảo Triều Tiên hôm 15/4. Nhưng họ vẫn im lặng, chẳng làm gì để xoa dịu sự giận dữ khi vấn đề an ninh được coi là vấn đề quan trọng của cuộc bầu cử sắp tới. Toàn bộ sự việc nhắc nhở việc Hàn Quốc bị ràng buộc trong mối liên minh với Mỹ như thế nào”.
Shin In-kyun, một chuyên gia quân sự, thì cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã dùng chuyện đội tàu USS Carl Vinson như một “đòn gió” để ngăn Triều Tiên thử hạt nhân lần 6. “Trong trường hợp này, quân đội Hàn Quốc sẽ rất khó xử để có thể lên tiếng khi họ biết rằng ông Trump đang đưa thông tin nhiễu loạn. Đòn gió này thực tế đã phát huy hiệu quả, Triều Tiên đã không thử hạt nhân lần 6 vào cuối tuần trước”.
Lời thanh minh
Nhà Trắng hôm qua đã lên tiếng bác bỏ việc đưa thông tin nhiễu loạn về hoạt động của nhóm tàu tác chiến USS Carl Vinson. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói rằng, chính quyền chỉ nói đội tàu này “đang trên đường tới”, mà không hề khẳng định khi nào chúng sẽ tới. “Tổng thống nói rằng chúng tôi đang điều một đội tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên. Đó là sự thật. Nó đã xảy ra, đang xảy ra”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng khẳng định: “Chúng tôi đang làm điều mà chúng tôi nói chúng tôi sẽ làm. Đội tàu đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên”.
Cũng trong một động thái nhằm trấn an đồng minh sau những nhiễu loạn thông tin, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi ở thăm Nhật Bản nói rằng, Tổng thống Trump không cố ý gây ra sự nhiễu loạn thông tin. “Điều mà Tổng thống muốn nói là chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ các đồng minh trong khu vực. Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp, đặc biệt tới Triều Tiên rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí nào nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực hay các lực lượng của Mỹ ở nước ngoài sẽ bị ngăn chặn”, ông Pence nói trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN hôm qua 19/4.
Minh Phương
Theo Yonhap, NYTimes
Căng thẳng Mỹ - Triều liệu có thật sự đến mức bùng nổ?
Căng thẳng Mỹ - Triều đang leo thang tới bờ vực chiến tranh nhưng giới chuyên gia cho rằng khả năng diễn ra xung đột vũ lực giữa hai bên là không lớn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo xanh) đứng cùng lực lượng quân sự. Ảnh: KCNA
Căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn luôn cao trong suốt nhiều năm qua nhưng tình hình trong khu vực đã trở nên nóng hơn trong những ngày gần đây và một trong các bên có thể có những tính toán sai lầm, theo Washington Post.
Tuy nhiên, có những lý do để thấy rằng căng thẳng sẽ không leo thang thành một cuộc đụng độ thực tế. Ralph Cossa, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Thái Bình Dương ở Honolulu, nói: "Tôi không nghĩ Mỹ sẽ tiến hành chiến tranh với Triều Tiên. Nhưng Mỹ chắc chắn đang cố gắng gửi thông điệp rằng họ đang mất hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng và muốn gửi đi thông điệp phản đối mạnh mẽ".
Có những lý do để Mỹ loại bỏ khả năng tấn công Triều Tiên. Lý do thứ nhất là họ không rõ phải tấn công vào nơi nào. Bãi thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên nằm dưới lòng đất các vật liệu chế tạo hạt nhân nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau. Thêm nữa, Bình Nhưỡng sử dụng bệ phóng cơ động và những tên lửa của họ có thể được chở ra khỏi bất kỳ nhà kho hay hầm ngầm nào nhanh chóng.
Thứ hai, bất kỳ vụ tấn công nào vào Triều Tiên có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới Seoul, thành phố khoảng 20 triệu người có nguy cơ nằm trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên.
Euan Graham, cựu nhân viên ngoại giao Anh từng làm việc ở Bình Nhưỡng nhận xét rằng "tấn công phủ đầu Triều Tiên là lựa chọn tốt cho Mỹ" nhưng "những sức ép ngoại giao có thể ngăn cản sự leo thang thực sự".
Ông Graham cho rằng việc Mỹ điều tàu sân bay đến khu vực là "biện pháp ngoại giao cưỡng bức".
Ông Cossa đồng ý với ý kiến này. "Hành động đó sẽ khiến Triều Tiên và có lẽ cả Trung Quốc lo lắng một chút".
Van Jackson, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Daniel K. Inouye, nói rằng ông "chắc chắn 99%" rằng hạm đội tàu của Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên.
"Tàu USS Carl Vinson là một tài sản mang tính chiến lược. Hãy nhìn vào những gì chúng ta đã làm ở Syria - nhanh chóng, yên lặng và không thừa thãi", Jackson nói. "Nhưng giờ chúng ta lại không thể làm điều đó với Bình Nhưỡng. Những gì đang làm thật quá ầm ĩ, quá chậm chạp".
Ông Jackson lo lắng về khả năng ông Trump có thể cảm thấy quá phấn khích sau quyết định đột ngột tấn công Syria. Vì thế Trump có thể có những dự tính sai lầm nếu Triều Tiên làm điều gì đó bất ngờ mà không phải là thử tên lửa hay hạt nhân - chẳng hạn như việc Triều Tiên bị cáo buộc đâm chìm tàu hộ tống hải quân Hàn Quốc vào năm 2010, làm 46 thuỷ thủ thiệt mạng.
Đối với những hành động của Triều Tiên, ông Graham cảnh báo rằng không nên suy diễn quá nhiều từ động thái lên gân của họ. "Chính sách ngoại giao của họ dựa vào những lời đe dọa. Đó là đòn bẩy duy nhất", ông nhận xét.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Nga, Iran cảnh báo đáp trả bằng vũ lực nếu Mỹ vượt lằn ranh đỏ Trung tâm chỉ huy chung lực lượng Nga, Iran và dân quân ủng hộ chính quyền Syria hôm qua lên án vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ đã vượt qua "lằn ranh đỏ". Tàu khu trục Đô đốc Grigorovich của Nga được điều đến Địa Trung Hải, sau khi hai tàu chiến Mỹ phóng 59 quả tên lửa vào Syria. Ảnh:...