Hàn Quốc ca ngợi về quan hệ quân sự ‘nâng cấp’ với Mỹ
Hai đồng minh gần đây đã cam kết cải thiện hợp tác trong một loạt vấn đề an ninh, bao gồm cả việc triển khai hạt nhân của Mỹ tại Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có bài phát biểu tại Viện Chính trị thuộc Đại học Harvard Kennedy, ngày 28/4. Ảnh: AP
Trong một bài phát biểu tại cuộc họp nội các ngày 1/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã công bố một thỏa thuận với Mỹ nhằm “nâng cấp” liên minh quân sự của hai nước, ca ngợi mối quan hệ quốc phòng đang ngày càng một khăng khít hơn sau chuyến thăm gần đây của ông tới Washington.
Tại cuộc họp, Tổng thống Yoon nhấn mạnh tuyên bố chung được đưa ra trong chuyến thăm của ông vào tuần trước, trong đó cam kết tăng cường phối hợp quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực, cũng như các kế hoạch thúc đẩy thương mại và đầu tư.
“Quan hệ liên minh đã được nâng cấp và mở rộng dựa trên vấn đề hạt nhân, liên minh chuỗi cung ứng, công nghiệp và khoa học và công nghệ”, nhà lãnh đạo nói.
Tổng thống Yoon cũng công bố việc thành lập một “Nhóm cố vấn hạt nhân” mới giữa Mỹ và Hàn Quốc, nhằm “tăng cường khả năng răn đe mở rộng” và tăng cường hợp tác về kế hoạch hạt nhân giữa hai nước.
Video đang HOT
Là một phần trong mối quan hệ quân sự đã được “nâng cấp”, tuần trước, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn tuyên bố Washington sẽ triển khai tàu ngầm và máy bay ném bom trang bị hạt nhân tới Bán đảo Triều Tiên, với hy vọng động thái này sẽ ngăn chặn các vụ thử vũ khí trong tương lai của Triều Tiên.
Về phần mình, Bình Nhưỡng đã phản ứng gay gắt sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon, lên án việc triển khai thường xuyên và liên tục các phương tiện chiến lược hạt nhân cũng như các cuộc tập trận quân sự thường xuyên của Mỹ xung quanh Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên thường xuyên cáo buộc các cuộc diễn tập mô phỏng cho một cuộc tấn công.
Mặc dù một số quan chức Hàn Quốc từng tiết lộ về khả năng Seoul có thể tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình, nhưng trong chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Yoon cho biết một động thái như vậy sẽ đi ngược lại các giá trị và cam kết của nước ông đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
“Vũ khí hạt nhân không chỉ là vấn đề công nghệ. Có những vấn đề chính trị và kinh tế phức tạp liên quan đến vũ khí hạt nhân. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân có thể khiến bạn mất đi nhiều giá trị và lợi ích”, nhà lãnh đạo phát biểu trước người nghe tại Đại học Kenedy Harvard nhân chuyến thăm.
Mặc dù Hàn Quốc cam kết sẽ không bao giờ chế tạo vũ khí hạt nhân theo hiệp ước NPT, nhưng nước này vẫn được bảo vệ dưới “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ. Trong trường hợp Hàn Quốc bị tấn công, Washington sẽ sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình để bảo vệ Seoul.
Triều Tiên phớt lờ mọi cuộc gọi, Hàn Quốc vội phát thông điệp
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc ngày 11/4 lên tiếng về việc Triều Tiên từ chối trả lời các cuộc gọi hàng ngày thông qua đường dây liên lạc liên Triều và đường dây nóng quân sự, gọi đó là động thái "đơn phương và vô trách nhiệm".
Thông điệp của Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên đã không trả lời các cuộc điện thoại thông thường qua các kênh liên lạc liên Triều trong ngày thứ 5 liên tiếp mà không nêu rõ lý do.
"Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ sự lấy làm tiếc về thái độ đơn phương và vô trách nhiệm của Triều Tiên. Chúng tôi cảnh báo mạnh mẽ rằng, điều này sẽ chỉ khiến Triều Tiên tự cô lập và đối mặt với những tình huống khó khăn hơn", ông Kwon nói trong một tuyên bố.
Sự thờ ơ của Bình Nhưỡng làm dấy lên suy đoán rằng nước này đã cố tình cắt đứt kênh liên lạc để phản đối các cuộc tập trận quân sự chung giữa Seoul và Washington diễn ra dồn dập thời gian qua, cũng như việc Seoul công bố báo cáo về vấn đề nhân quyền của nước này.
Triều Tiên đã không trả lời mọi cuộc gọi từ phía Hàn Quốc ngày thứ 5 liên tiếp. Ảnh: Yonhap
Theo Yonhap, lần đầu tiên sau khoảng 10 năm, chính phủ đưa ra một tuyên bố hiếm hoi về Triều Tiên dưới danh nghĩa Bộ trưởng Thống nhất trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Đáng chú ý, Hàn Quốc bất ngờ "mạnh mẽ" lên án việc mà nước này cho là Triều Tiên liên tục sử dụng trái phép tài sản của Hàn Quốc để lại tại Khu công nghiệp chung Kaesong hiện đã bị đóng cửa ở Triều Tiên.
Trước đó, tờ Rodong Sinmun - Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đăng tải hình ảnh các xe buýt của Hàn Quốc hoạt động trên đường phố Bình Nhưỡng trong ngày 5/4. Những xe bus này từng được sử dụng trong Khu công nghiệp Kaesong để vận chuyển công nhân Triều Tiên trước khi khu công nghiệp này này bị đóng cửa vào năm 2016.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về hoạt động "bất hợp pháp" của mình, vì nước này đã vi phạm các thỏa thuận liên Triều liên quan đến hoạt động của khu nhà máy.
"Chính phủ Hàn Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp có thể, bao gồm các hành động pháp lý, để buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về hoạt động phi pháp của mình và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế", ông nói.
Tổ hợp công nghiệp chung bị đóng cửa ở thành phố Kaesong của Triều Tiên, nhìn từ thành phố Paju, phía bắc Seoul (Hàn Quốc), hồi tháng 2/2021. Ảnh: Yonhap
Trong khi đó, cùng ngày, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa ra chỉ thị tăng cường khả năng răn đe chiến tranh một cách thực tế và chủ động hơn để chống lại các động thái gây hấn của Mỹ và Hàn Quốc, tại cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương diễn ra ngày 10/4.
Đây là cuộc họp mở rộng lần thứ 6 của Quân ủy Trung ương khóa 8 Đảng Lao động Triều Tiên. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau các vụ thử vũ khí mới của Triều Tiên và Mỹ cùng Hàn Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận, gồm cả tập trận không quân có triển khai cả máy bay ném bom chiến lược B-52H.
Mỹ - Hàn tăng cường hợp tác đối phó thách thức chung Hãng Reuters ngày 21.5 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đồng ý tăng cường hợp tác nhằm đối phó các thách thức trong khu vực và trên thế giới. Phát biểu sau cuộc gặp tại Seoul, 2 nhà lãnh đạo cho biết liên minh song phương qua nhiều thập niên cần được phát triển...