Hàn Quốc bỏ phiếu sớm bầu Quốc hội khóa mới
Theo Yonhap, ngày 10-4, Hàn Quốc đã mở đợt bỏ phiếu sớm bầu Quốc hội khóa 21 tại 3.508 điểm bỏ phiếu trên cả nước trong bối cảnh biện pháp “ giãn cách xã hội” tiếp tục được duy trì cho đến ngày 19-4.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và phu nhân bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thủ đô Seoul. Ảnh: Yonhap News
Ủy ban Bầu cử quốc gia Hàn Quốc (NEC) cho biết, các cử tri đủ tư cách có thể đi bỏ phiếu trong 2 ngày 10 và 11-4.
Trước những lo ngại về nguy cơ lây nhiễm tại các điểm bỏ phiếu, NEC đã tăng cường các biện pháp chống lây nhiễm, trong đó có việc yêu cầu cử tri phải đeo khẩu trang và găng tay khi tham gia bỏ phiếu. Tại cửa ra vào, cử tri sẽ được kiểm tra thân nhiệt trong khi vẫn phải giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi xếp hàng làm thủ tục. Những cử tri có thân nhiệt trên 37,5 độ C hoặc có dấu hiệu về bệnh hô hấp sẽ được đưa đến các điểm bỏ phiếu riêng nhằm tránh lây nhiễm. Tất cả những điểm bỏ phiếu sẽ được khử trùng ngay sau khi ngày bỏ phiếu sớm đầu tiên kết thúc.
HOÀNG THANH
Video đang HOT
Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ điều trị Covid-19
Robot có thể thay con người làm việc ở các môi trường nguy cơ lây nhiễm cao, giúp vận chuyển thuốc, đồ ăn, rác thải tại các khu vực cách ly điều trị Covid-19.
Ngày 7/4, Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Học viện Kỹ thuật quân sự đã cho ra mắt sản phẩm robot hỗ trợ y tế, phục vụ công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Robot có tên Vibot, có nhiệm vụ chính là tự động vận chuyển thức ăn, thuốc, nhu yếu phẩm từ ngoài vào các buồng bệnh, đồng thời vận chuyển rác thải sinh hoạt, y tế, đồ giặt từ buồng bệnh ra khu tập kết. Vibot còn giúp nhân viên y tế giao tiếp từ xa với bệnh nhân.
Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết Vibot có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100 kg. Vibot thậm chí có thể phát nhạc, phát bản tin giải trí và nhiều âm thanh như "xin tránh đường", "xin cảm ơn", "tạm biệt".
"Bác sĩ có thể tương tác với bệnh nhân thông qua hệ thống đường truyền được thiết lập riêng, có camera gắn trực tiếp trên robot, có chất lượng hình ảnh, âm thanh cao. Nhờ đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo", ông Hồng nói tại buổi ra mắt.
Bộ Khoa học Công nghệ đang đề xuất Bộ Y tế cho sử Vibot tại các cơ sở điều trị cách ly Covid-19.
Mọi hoạt động của hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết.
Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng, Bộ KH&CN đã giao Học viện nghiên cứu, chế tạo hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của hãng Aethon, Mỹ.
Các robot có thể hoạt động theo nhóm trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm.
Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.
Phiên bản Vibot-1a sử dụng kỹ thuật dẫn đường bằng vạch từ và định vị bằng thẻ nhận dạng tuy đơn giản nhưng có độ tin cậy cao, cho phép robot tự di chuyển trong khu vực cách ly để thực hiện các nhiệm vụ. Vibot-1a có khả năng phát hiện và tránh va chạm vật cản nhờ các cảm biến trang bị ở phía trước và phía sau.
Với khối nguồn pin công suất lớn và trạm sạc tự động, Vibot-1a có thể làm việc liên tục 12 giờ và tự động tìm về trạm để sạc khi cạn nguồn. Hiện nay, sản phẩm Vibot-1a đã được lắp đặt, chạy thử nghiệm tại môi trường thực tế và nhận được phản hồi tốt tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị các bệnh nhân Covid-19 khi dịch bùng phát).
Đội ngũ nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã phối hợp với các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm để cùng hoàn thiện quy trình. Đặc biệt các đơn vị đã lên phương án chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ các điều kiện cho việc sản xuất các robot với số lượng lớn, đáp ứng kịp thời cho các bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu.
Ngày 7/4, Tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot Vibot-1a với tỷ lệ 100% thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng tại các cơ sở cách ly.
Sơn Hà
Vinmec dừng cung cấp toàn bộ các dịch vụ từ hôm nay đết 15/4. trừ cấp cứu và gói thai sản Với tất cả các Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Cấp cứu và Thai sản trọn gói trong giai đoạn này, Vinmec cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp sàng lọc, phân luồng phù hợp để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, đảm bảo an toàn cao nhất. Trước diễn biến phức tạp của...