Hàn Quốc bắt đầu tiến hành cuộc bầu cử quốc hội sớm ở nước ngoài
Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Hàn Quốc, chỉ có một nửa số cử tri ở ngoài nước tham gia cuộc bỏ phiếu sớm, do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Hàn Quốc bắt đầu tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội sớm cho cử tri đang sinh sống ở nước ngoài từ ngày hôm nay 1/4 và kéo dài đến hết ngày 6/4 tới.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Hàn Quốc (NEC), chỉ có một nửa số cử tri ở ngoài nước tham gia cuộc bỏ phiếu sớm do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Video đang HOT
Số liệu thống kê của NEC cho thấy có khoảng 172.000 cử tri tham gia đợt bầu cử sớm đầu tiên ở nước ngoài (chỉ chiếm 52% số lượng cử tri đủ điều kiện).
Tính đến nay, NEC đã quyết định tạm dừng tổ chức bỏ phiếu sớm ở 65 cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc đặt tại 40 quốc gia, bao gồm cả Mỹ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến khoảng 80.500 cử tri không có điều kiện tham gia cuộc bỏ phiếu sớm lần thứ nhất.
Một số cử tri Hàn Quốc ở nước ngoài đã bày tỏ sự tiếc nuối khi NEC đưa ra quyết định trên khi cho rằng chính phủ đã không nỗ lực hết sức để bảo vệ quyền của cử tri và họ hoàn toàn có thể tham gia cuộc bỏ phiếu qua thư điện tử (email).
Cuộc bầu cử quốc hội khóa 21 ở Hàn Quốc đánh dấu lần đầu tiên có 35 đảng chính trị tham gia cạnh tranh 47 ghế trong quốc hội khóa 21, tỷ lệ đông nhất kể từ năm 2004.
Đây cũng là cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên áp dụng phiên bản điều chỉnh của cơ chế bầu cử hỗn hợp (nghị sỹ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng), một nội dung mới trong Luật bầu cử sửa đổi được Quốc hội nước này thông qua hồi cuối năm 2019./.
Nga: Người bà con với ông Putin lập chính đảng
Nhật báo Kommersant đưa tin ông Roman Putin vừa ra mắt một đảng chính trị và dự định tham gia cuộc bầu cử quốc hội năm tới.
Ông Roman Putin - Ảnh: The Moscow Times
Ông Roman là con trai doanh nhân Igor Putin - người anh em họ của Tổng thống Vladimir Putin. Ông lập ra đảng Những người kinh doanh (People of Business) cánh hữu nhằm mục đích hỗ trợ doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ, sẵn sàng giúp đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất ở những địa phương nơi họ thiếu ghế.
Giống như Tổng thống Vladimir Putin, Roman là cựu nhân viên Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB). Ông hiện giữ chức giám đốc một công ty tư vấn đầu tư.
Roman chưa hề bàn bạc kế hoạch chính trị với Tổng thống Vladimir Putin, cũng chẳng có ý định cạnh tranh với nhà lãnh đạo Moscow.
"Tôi có quan điểm riêng và muốn thúc đẩy nó thông qua quá trình chính trị", theo ông Roman.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Thế bế tắc có thể được phá vỡ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2-2, sau khi các kết quả thăm dò sau bỏ phiếu cho thấy Đảng Likud của ông chiếm ưu thế. Ông Netanyahu còn cho biết sẽ sớm khởi động việc lập chính phủ liên minh. Ông Netanyahu (bên phải). Ảnh: Al-Monitor 3 kênh truyền hình...