Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine của Johnson&Johnson
Ngày 10/6, người Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine Janssen của hãng dược Johnson&Johnson và do Mỹ cung cấp, với hy vọng sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Janssen là vaccine thứ tư được nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau các vaccine của hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna. Đây là vaccine chỉ tiêm một mũi duy nhất. Các loại còn lại phải tiêm hai mũi.
Theo thỏa thuận tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Mỹ Joe Biden hồi tháng trước, 1,01 triệu liều vaccine Janssen đã được chuyển đến Hàn Quốc ngày 5/6. Chính phủ Hàn Quốc cho biết vaccine này sẽ được tiêm cho 894.000 quân nhân, bao gồm thành viên các lực lượng dự bị và dân phòng, từ 30-60 tuổi.
Video đang HOT
Bất chấp những lo ngại về tác dụng phụ của một số vaccine, ngày càng nhiều người Hàn Quốc mệt mỏi với những đợt dịch kéo dài nên mong muốn được tiêm phòng để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Vaccine của Johnson&Johnson đã tạm thời bị ngừng sử dụng tại Mỹ từ tháng 4 vừa qua do có một vài ca xuất hiện huyết khối ở nữ giới sau khi tiêm.
* Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 10/6, Bộ Y tế Indonesia cho biết giai đoạn 3 của chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19, nhắm tới hàng trăm triệu người không thuộc các đối tượng ưu tiên, sẽ bắt đầu được khởi động từ tháng 7.
Người phát ngôn Bộ trên cho biết giai đoạn đầu của chương trình tiêm chủng đã được tiến hành với 1,4 triệu nhân viên y tế, tiếp đó là giai đoạn 2 với 21,5 triệu người cao tuổi và 17,4 công chức, viên chức. Trong giai đoạn 3, sẽ tiêm đại trà cho 141,3 triệu người trên 18 tuổi. Bộ đã quyết định sắp xếp lại chương trình tiêm chủng quốc gia cho hơn 181,5 triệu người từ 4 giai đoạn ban đầu thành 3 giai đoạn.
Trước đó, Indonesia lên kế hoạch tiến hành tiêm chủng giai đoạn ba cho 63,9 triệu người dễ bị tổn thương xét về mặt địa lý, xã hội và kinh tế. Giai đoạn 4 nhắm tới 77,4 triệu người còn lại, phụ thuộc vào nguồn cung vaccine.
Theo kế hoạch mới, trong giai đoạn 3 này, Bộ đặt mục tiêu đẩy nhanh tiêm chủng với một triệu liều vaccine mỗi ngày. Mới đây Tổng thống Joko Widodo cũng hối thúc tăng tốc tiêm chủng với mục tiêu tiêm 700.000 liều mỗi ngày bắt đầu từ tháng 6 và 1 triệu liều/ngày bắt đầu từ tháng 7. Bộ Y tế cho biết tính đến 12h ngày 10/6, 19.211.433 người tại nước này đã được tiêm mũi thứ nhất, đạt 10,58% kế hoạch, và 11.488.917 người đã tiêm đủ hai mũi, tương đương 6,32% kế hoạch.
* Tại Philippines, việc chậm giao vaccine đã khiến một số thành phố ở vùng thủ đô phải đóng cửa các điểm tiêm phòng, gây thêm khó khăn cho nỗ lực đẩy nhanh tốc độ miễn dịch cộng đồng. Người phát ngôn Tổng thống, ông Harry Roque kêu gọi mọi người thông cảm, đồng thời đảm bảo “sẽ có thêm nguồn cung trong những tháng tới và mọi người sẽ được tiêm phòng”.
Người đứng đầu chương trình phân phối vaccine của chính phủ, ông Carlito Galvez cho biết trong tổng số 7 triệu liều vaccine được dự kiến giao vào tháng 5, hiện chỉ có 4,5 triệu liều được giao. Sự chậm trễ này xảy ra đúng lúc chính phủ đang dự định tiêm phòng cho khoảng 35 triệu người phải đến công ty làm việc nhằm đảm bảo ngăn chặn lây lan trong khi mở cửa nền kinh tế.
Theo kế hoạch, Philippines sẽ nhận tổng cộng 12,6 triệu liều vaccine, hầu hết từ Trung Quốc và thông qua cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX.
Hàn Quốc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Hàn Quốc sẽ đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca (Anh) sau khi Cơ quan quản lý Dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) khẳng định về "sự an toàn và hiệu quả" của chế phẩm này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca tại một trung tâm y tế ở Seoul. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 18/3, EMA khẳng định vaccine của AstraZeneca không gây ra hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng. Theo cơ quan này, lợi ích của vaccine trong việc bảo vệ con người khỏi nguy cơ tử vong và nhập viện do bệnh COVID-19 lớn hơn nhiều so với những rủi ro tiềm tàng.
Kết luận của EMA được đã phần nào xóa tan những nghi ngại về sự an toàn và tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Quốc gia Đông Bắc Á này đã ghi nhận 2 trường hợp nghi bị cục máu đông liên quan tới vaccine của AstraZeneca. Một trong hai bệnh nhân này đã tử vong và giới chức y tế cho rằng nhiều khả năng là do bệnh lý nền.
Trong khi đó, Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết 1 người đàn ông được ghi nhận mắc cục máu đông sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca. Người này hiện đang được điều trị tại bệnh viện và trong tình trạng ổn định. Tuy nhiên, KDCA cho biết Hàn Quốc vẫn sẽ triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine của AstraZeneca dù cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ đánh giá của EMA. KDCA cũng đã cam đoan rằng các sản phẩm của AstraZeneca là an toàn và cam kết sẽ thông báo ngay cho người dân về bất kỳ trường hợp nghi ngờ gặp phải phản ứng phụ nào.
Trước đó, Hàn Quốc đã quyết định triển khai tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho những người ngoài 65 tuổi nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc khi các nghiên cứu mới ở nước ngoài cho thấy hiệu quả của nó. KDCA cho biết đã có hơn 659.470 người được tiêm mũi đầu tiên kể từ cuối tháng 2, chiếm 1,46% trong tổng số 52 triệu dân của nước này.
Sau khi EMA có kết luận cuối cùng về vaccine của AstraZeneca, nhiều nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Italy tuyên bố nối lại việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca từ ngày 19/3. Tương tự, Lítva và Latvia, hai quốc gia vùng Baltic, cũng thông báo sẽ nối lại việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca từ sáng 19/3 sau thông báo mới nhất của EMA. Bộ trưởng Y tế Lítva Arunas Dulkys cho biết sẽ cùng tổng thống, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nước này tiêm vaccine của AstraZeneca nhằm tạo dựng niềm tin của công chúng đối với chế phẩm này.
Dịch COVID-19: Thái Lan áp dụng biện pháp phân vùng kiểm soát Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) của Thái Lan ngày 24/12 thông báo nước này sẽ không thực hiện phong tỏa trên toàn quốc, nhưng chia thành 4 vùng kiểm soát dựa trên số lượng và mức độ các ca nhiễm mới ở các tỉnh. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan, ngày...