Hàn Quốc báo động đỏ về tình trạng giáo viên bỏ việc
Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc vừa công bố báo cáo cho biết, trong 5 năm qua đã có hơn 32.000 giáo viên ở Hàn Quốc nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu, chỉ tính riêng năm nay đã có hơn 3.300 giáo viên rời bỏ vị trí của mình.
Đây là một xu hướng đáng lo ngại cho ngành giáo dục nước này.
Giáo viên đưa trẻ em mẫu giáo dã ngoại ngắm hoa anh đào trong công viên tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc cho biết, theo số liệu từ Bộ Giáo dục, từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nghỉ việc trước khi nghỉ hưu chính thức đã tăng lên tổng cộng là 32.704 người. Số lượng đơn từ nhiệm đã tăng đáng kể, từ 5.937 vào năm 2019 lên 7.404 vào năm 2023. Đồng thời, những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi – giáo viên có hơn 20 năm công tác được nghỉ hưu sớm, cũng tăng từ 5.242 vào năm 2021 lên 6.480 vào năm 2023. Tính từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, có 3.367 giáo viên đã nghỉ việc, trong đó 2.614 người lựa chọn nghỉ hưu sớm và 753 người tự nguyện thôi việc.
Video đang HOT
Đáng chú ý là, ngày càng có nhiều giáo viên trẻ có ít hơn 10 năm kinh nghiệm rời bỏ nghề. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, có 576 giáo viên có dưới 10 năm công tác đã nghỉ việc, tăng so với 448 giáo viên của năm 2020.
Sự gia tăng các trường hợp tự nguyện thôi việc, cho phép giáo viên nghỉ việc bất kể số năm phục vụ của họ, cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong ngành giáo dục Hàn Quốc.
Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ nghỉ việc tăng là do một số yếu tố, bao gồm sự tôn trọng đối với nghề giáo giảm sút, khó khăn trong việc quản lý học sinh và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng.
Cuộc khảo sát do Liên đoàn Giáo viên Hàn Quốc (KFTA) tiến hành vào tháng 8 vừa qua cho thấy 86% giáo viên ở độ tuổi 20 và 30 đã cân nhắc bỏ nghề vì không hài lòng với mức lương của mình. Ngoài ra, một trong những yếu tố chính khiến giáo viên bỏ việc là áp lực từ phía cha mẹ học sinh do thiếu tôn trọng đối với nghề giáo.
Hàn Quốc: Đánh giá tiến độ triển khai dự án thu hút 300.000 sinh viên quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc vừa tổ chức đánh giá sơ bộ tiến độ năm đầu tiên triển khai dự án "Study Korea 300K" với mục tiêu đến năm 2027 sẽ thu hút được 300.000 sinh viên quốc tế đến nước này.
Sinh viên trường Đại Học Hàn Quốc. Ảnh minh họa: oia.korea.ac.kr
Theo Bộ giáo dục Hàn Quốc, tính đến tháng 4/2024, số lượng sinh viên nước ngoài tham gia các khóa đào tạo ngôn ngữ hoặc được cấp bằng tại các trường đại học tại Hàn Quốc là 208.962 người, tăng 15% so với con số 181.842 người năm trước đó. Như vậy, số lượng sinh viên nước ngoài hiện chiếm 9% tổng số 2,33 triệu sinh viên đang theo học tại các trường đại học hệ 4 năm và cao đẳng ở Hàn Quốc. Đứng đầu danh sách du học sinh quốc tế là Trung Quốc, chiếm 34,5% tổng số du học sinh người nước ngoài, tiếp theo là Việt Nam với 26,8%, Mông Cổ chiếm 5,9% và Uzbekistan chiếm 5,8%.
Đây cũng là lần đầu tiên số lượng sinh viên nước ngoài ở Hàn Quốc vượt mức 200.000 người, con số cao nhất trong 25 năm qua kể từ khi Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu lập thống kê vào năm 1999. Năm 2016, số lượng sinh viên nước ngoài lần đầu tiên vượt quá 100.00 và tiếp tục tăng đều đặn qua các năm.
Trong số các trường đại học Hàn Quốc, Đại học Hanyang là nơi có nhiều sinh viên quốc tế nhất với 8.264 người, tiếp theo là Đại học Kyunghee với 6.929. Đại học Yonsei đứng thứ 3 với 6.621 người.
Trong số sinh viên quốc tế, 69,8% là sinh viên sẽ được cấp bằng sau khi học xong và 30,2% là sinh viên thuộc diện sinh viên trao đổi hoặc học tiếng.
Bên cạnh mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc học tập, dự án "Study Korea 300K" còn tập trung hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc làm và định cư tại Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp, nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của trường đại học và giải quyết tình trạng suy giảm dân số ở quốc gia Đông Bắc Á.
Số liệu thống kê cho thấy trong tổng số sinh viên quốc tế, 55,5% có ý định ở lại Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp để học lên cao hơn hoặc làm việc, chỉ có 8% tìm được việc làm đảm bảo. Khoảng 29% trở về nước, dẫn đến tỷ lệ định cư trên thực tế khá thấp. Các rào cản với snh viên quốc tế muốn ở lại Hàn Quốc là thiếu thông tin việc làm, hạn chế về thị thực.
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai. Binh sỹ Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 28/8, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) thông báo quân đội nước này đang nâng cấp...