Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu cho Philippines
Hàn Quốc dự kiến sẽ xuất khẩu các máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 sang Philippines, khi lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino III ngày 17/10 đã ký một biên bản ghi nhớ kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp vũ khí trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Bà Park đang có chuyến thăm Philippines nhằm tăng cường quan hệ song phương.
“Tổng thống Park đã cảm ơn khi Manila chọn chiến đấu cơ FA-50 làm ứng viên cho chương trình mua sắm máy bay chiến đấu của Philippines, và bà ấy hi vọng hợp đồng sẽ được ký kết trong tương lai gần”, một phát ngôn viên tổng thống Hàn Quốc cho biết.
Về phần mình, Tổng thống Aquino đáp lại rằng ông sẽ cố gắng ký hợp đồng nói trên.
Seoul và Manila đang đàm phán về việc mua bán F-50, phiên bản tấn công hạng nhẹ của máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 Golden Eagle, do tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc và hãng Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác phát triển.
Video đang HOT
FA-50 được trang bị các tên lửa không đối không, không đối đất, các súng máy cũng như bom dẫn đường chính xác. Được trang bị ra-đa của Israel với tầm xa 100 km, FA-50 thích hợp cho các sứ mệnh hỗ trợ mặt đất tầm ngắn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đón người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye tại Manila.
Indonesia là khách hàng đầu tiên của biến thể FA-50 với đơn đặt hàng 16 chiếc T-50i. KAI đã bàn giao 4 chiếc T-50 cho không quân Indonesia hồi tháng trước.
Với ngân sách khoảng 450 triệu USD, Philippines muốn mua 12 chiếc FA-50 để đối phó với các cuộc tranh chấp lãnh thổ tiềm tàng với Trung Quốc ở Biển Đông. Malia hiện không có máy bay chiến đấu nào kể từ khi cho về hưu phi đội F-5 hồi năm 2005.
Ngoài việc mua bán FA-50, bà Park và ông Aquino cũng nhất trí tạo thuận lợi cho việc mua bán các sản phẩm quốc phòng khác, trong đó có các tàu hải quân và các phương tiện bọc thép.
“Chuyện Philippines không thể bảo vệ bờ biển dài chỉ với 120 tàu hải quân không còn là điều bí mật”, một phát ngôn viên của bà Park cho biết, dẫn lời ông Aquino. “Các sản phẩm quốc phòng của Hàn Quốc rất hữu ích cho Philippines, vốn có môi trường an ninh tương đồng”.
Theo Dantri
Tổng thống Philippines đổ lỗi cho người tiền nhiệm
Tổng thống Benigno Aquino III hôm 15.10 đổ lỗi cho người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo đã khiến niềm tin của dân chúng vào ông bị giảm sút.
Tổng thống Aquino cho rằng chính người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo (trái) khiến ông bị giảm sút tín nhiệm trong công chúng - Ảnh: AFP, DPA
Báo Philippine Daily Inquirer ngày 16.10 trích lời ông Aquino nói: "Dĩ nhiên, nếu bạn ở vị trí của tôi, bạn sẽ phải hỏi điều gì được phát hiện trong giai đoạn 2007-2009? Ai là người làm chủ Phủ Malacanang khi đó? Rõ ràng, không phải chúng tôi".
Mặc dù không nói thẳng tên, nhưng ai cũng biết ngồi trong Phủ Malacanang khi đó là bà Gloria Macapagal-Arroyo.
Philippine Daily Inquirer cho biết ông Aquino nói như vậy trong cuộc phỏng vấn bất ngờ ở trại Aguinaldo, Tổng hành dinh của quân đội Philippines, ở quận Quezon phía đông bắc thủ đô Manila, sau khi một khảo sát cho hay chỉ số tín nhiệm của công chúng đối với ông giảm sút mạnh trong 3 tháng qua vì vụ bê bối ăn chặn công quỹ.
Vụ ăn chặn Quỹ hỗ trợ ưu tiên phát triển (PDAF) dành cho các nghị sĩ thực hiện các dự án địa phương diễn ra trong gần 10 năm dưới sự sắp đặt của nữ doanh nhân Janet Lim-Napoles bị báo Philippine Daily Inquirer phanh phui hồi tháng 7 vừa rồi, gây ra đợt biểu tình khắp toàn quốc, đe dọa niềm tin của công chúng vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Aquino.
Khảo sát với 1.200 người trên toàn quốc trong các ngày 20-23.9 của Trạm quan trắc Thời tiết xã hội (SWS) - tổ chức chuyên đánh giá thái độ của người dân đối các cơ quan công quyền ở Philippines - cho biết điểm hài lòng của người dân đối với chính quyền Aquino giảm 15% so với hồi tháng 6, từ mức "rất tốt" xuống "tốt".
Sự giảm sút được ghi nhận ở tất cả các địa phương, trong mọi thành phần kinh tế xã hội và giới tính, SWS cho biết.
Theo Cục Điều tra quốc gia, trong vòng gần 10 năm, đường dây của bà Napoles bòn rút 228 triệu USD từ quỹ PDAF, mà "cao điểm" là trong các năm 2007-2009 dưới thời Tổng thống Arroyo.
"Dường như chúng tôi bị kéo vào vụ bê bối này chỉ bởi vì chúng tôi là một phần của chính quyền", ông Aquino thanh minh.
Tổng thống Aquino cũng ra sức trấn an dân chúng rằng ông đang nỗ lực cải cách và chống tham nhũng: "Hiện tại, mọi người có thể thấy những việc chúng tôi đang làm nhằm ngăn chặn sự tái diễn hành động đáng xấu hổ kéo dài từ năm 2007 đến 2010".
Ông Aquino - nhậm chức năm 2010 với sự tin tưởng và kỳ vọng rất cao của công chúng - cũng nói rằng ông tin: "Công chúng sẽ nhận ra điều này bởi nhân dân ta luôn công bằng trong việc đánh giá".
Trong khi đó, nhiều nghị sĩ khuyến cáo lòng tin của người dân vào ông Aquino sẽ còn giảm sút nếu ông không bãi bỏ ngay PDAF và trừng trị thích đáng những kẻ dính líu trong vụ này.
Thục Minh
Theo TNO
Phóng viên Hồng Kông bị đuổi khỏi APEC vì to tiếng với Tổng thống Philippines Một nhóm gồm 9 phóng viên của Hồng Kông hôm nay (7/10) đã bị nước chủ nhà Indonesia của hội nghị thượng đỉnh APEC tước thẻ hoạt động, sau khi họ to tiếng trong một cuộc họp báo với Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Các nhân viên an ninh tại lối vào trung tâm báo chí APEC Theo hãng tin AFP có 9...