Hàn Quốc bác bỏ đề nghị nối lại đàm phán của Triều Tiên
Hàn Quốc đã bác bỏ đề nghị nối lại đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời phê phán Bình Nhưỡng về những lời lẽ xúc phạm tổng thống Park Geun-Hye trong thời gian gần đây.
“Hành động quan trọng hơn lời nói”, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-Suk phát biểu khi nói về đề nghị nêu trong bức thư của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 24/5.
Theo tin từ phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong thư gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Triều Tiên cho biết nước này sẵn sàng nối lại vòng đàm phán sáu bên gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nga và Nhật Bản. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, động thái này chỉ nhằm xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh chứ không phải là một ý định thật sự của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng từng nhiều lần tuyên bố chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình là không thể đàm phán. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc luôn kêu gọi Triều Tiên phải cam kết từ bỏ hạt nhân, nếu muốn các cuộc đàm phán chính thức được bắt đầu.
Khi đưa tin về chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên Choe Ryong-Hae, phương tiện truyền thông Triều Tiên không hề đề cập tới lời đề nghị đối thoại nào. Hãng KCNA cho hay, lá thư chỉ truyền tải mong muốn của Kim Jong-un về việc thắt chặt hơn “tình hữu nghị truyền thống” giữa hai nước.
Video đang HOT
Trung Quốc là đồng minh kinh tế và chính trị duy nhất trong khu vực của Triều Tiên, tuy nhiên nước này đã ký vào lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng của Liên hợp quốc do vụ thử hạt nhân hồi tháng 2.
Tại Seoul, phát ngôn viên Kim Hyung-Suk cho biết: “Nếu Triều Tiên thực sự muốn đối thoại, việc đầu tiên họ cần làm là tổ chức cuộc đàm phán giữa chính phủ hai nước về vấn đề khu công nghiệp phức hợp Kaesong”.
Khu công nghiệp Kaesong được thành lập vào năm 2004, là biểu tượng hợp tác hiếm hoi của hai miền Triều Tiên. Tại đây có hơn 120 công ty Hàn Quốc hoạt động, với 53.000 công nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên Bình Nhưỡng đã ra lệnh đóng cửa khu công nghiệp Kaesong hồi tháng 4, sau đó rút toàn bộ công nhân của mình, khi tình trạng căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù Hàn Quốc nhiều lần kêu gọi đàm phán về vấn đề khu công nghiệp Kaesong, nhưng Triều Tiên vẫn kiên quyết từ chối.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng lên án Triều Tiên khi nước này gọi tổng thống Park Geun-Hye là “kẻ đối đầu điên cuồng”. Được biết, bà Park dự kiến sẽ tới Bắc Kinh tham gia cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới. Bà cho biết sẽ “làm việc chặt chẽ hơn với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề Triều Tiên”.
Theo ANTD
Moscow bình thản: "Nga cung cấp vũ khí cho Syria là hợp pháp"!
Ngày 9-5, các quan chức Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Nga chấm dứt bán vũ khí cho Syria, chỉ vài giờ sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, Nga đã bán các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại cho nước này.
Trước đó vài tiếng, Tạp chí Wall Street đưa tin, Israel đã thông báo với Mỹ về khả năng Nga đã bán các khẩu đội tên lửa phòng không S-300 cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo thông tin mà Israel cung cấp, năm 2010, Syria đã ký một thỏa thuận với Moscow về việc mua 6 hệ thống phóng và 144 tên lửa trị giá 900 triệu USD.
Bình luận về thông tin của các phương tiện truyền thông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng: "Các tên lửa này có thể sẽ gây bất ổn đối với nhà nước Israel".
"Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ ràng rằng chúng tôi muốn Nga chấm dứt cung cấp viện trợ cho Syria", ông Kerry cho biết sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Italia Emma Bonino.
Israel cũng đã lên tiếng yêu cầu Nga không bán S-300 cho Syria, vì lo ngại nó có thể làm gia tăng sức mạnh cho quân chính phủ mà nước này cùng các đồng minh phương Tây đang rất muốn lật đổ.
Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry đến Nga hồi đầu tuần này, hai bên đã đạt được một thỏa thuận về việc tổ chức các cuộc đàm phán quốc tế về Syria, với sự tham gia của cả các đại diện của chính phủ Syria và phe đối lập, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng này.
Việc Nga bán vũ khí cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gây nên căng thẳng song phương giữa Moscow và Washington, các quan chức Mỹ đã cáo buộc Nga trang bị vũ khí cho một chế độ mà Mỹ cho là đang giết hại chính dân mình trong cuộc nội chiến tại Syria.
Tuy nhiên, Nga đã khẳng định rằng việc cung cấp này là hợp pháp theo luật pháp quốc tế và rằng họ không cung cấp cho Syria, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga ở Trung Đông, các loại vũ khí tấn công có thể được sử dụng để sát hại dân thường.
Trong khi đó, chính Mỹ mới là nước tuồn vũ khí vào Syria trái phép. Điều lệ của Liên hiệp quốc không cho phép một quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không được giúp đỡ tài chính, vũ khí cho lực lượng đối lập lật đổ chính phủ hợp pháp của các nước mà các hành động này đều phải do Liên hiệp quốc quyết định.
Thế nhưng, ngày 25/03 vừa qua, hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, dưới sự "bảo kê" của Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA, một khối lượng vũ khí khổng lồ đã được bí mật tuồn vào Syria để cung cấp cho phe đối lập. Theo AFP, tổng lượng vũ khí cung cấp cho phe đối lập tính đến thời điểm này đã vượt qua con số 3.500 tấn.
Thông tin cho biết, các phi vụ vận chuyển vũ khí vào Syria do Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Ả-rập (Jordan, Ả-rập Xê-út và Qatar) tiến hành dưới sự giúp đỡ của CIA. Nhóm này đã mua vũ khí của phương Tây (chủ yếu là Croatia) sau đó chuyển về các nước xung quanh rồi vận chuyển bằng xe quân dụng và máy bay vào nội địa Syria.
Vì vậy, luận điểm của Mỹ cho rằng, "các tên lửa này có thể sẽ gây bất ổn đối với nhà nước Israel", trong khi vẫn tuồn vũ khí cho phe đối lập lật đổ Chính phủ của Tổng thống Assad, thì việc Nga phớt lờ đề nghị của Mỹ, cung cấp S-300 cho Syria cũng là điều dễ hiểu
Theo ANTD
Trung Quốc lại "vỡ mộng": Tàu ngầm Amur-1650 không có động cơ AIP Tờ "Quan điểm" của Nga vừa xác nhận thông tin từ Triển lãm Hàng không Quốc tế LIMA-2013 ở Malaysia là Nga sẽ bán tàu ngầm Amur-1650 không kèm theo hệ thống động lực AIP. Tờ báo này cho biết, tại cuộc triển lãm, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm nồng nhiệt đối với loại tàu ngầm Amur-1650 bất kể là...