Hàn Quốc: 6 trường đại học quốc gia đề nghị giảm 50% chỉ tiêu tuyển sinh y khoa
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, 6 trường nằm ngoài khu vực thủ đô Seuol đã đề nghị giảm 50% chỉ tiêu tuyển sinh y khoa được giao trong năm học tới.
Học sinh tham dự kỳ thi năng lực quốc gia (CSAT) tại một điểm thi ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, các trường đại học gồm: Đại học Quốc gia Gangwon, Đại học Quốc gia Kyungpook, Đại học Quốc gia Kyungsang, Đại học Quốc gia Chungnam, Đại học Quốc gia Chungbuk và Đại học Quốc gia Jeju, đề nghị được phép tự chủ từ 50 – 100% chỉ tiêu tuyển sinh mà chính phủ đã phân bổ. Nguyên nhân là do việc tăng nhanh số lượng sinh viên sẽ khiến nhà trường không đảm bảo kịp thời cơ sở vật chất.
Theo nguồn tin từ Chính phủ và văn phòng Tổng thống, đề xuất của 6 trường đại học sẽ được thảo luận trong cuộc họp chính phủ do Thủ tướng Han Duck-soo chủ trì vào cuối ngày 19/4. Cuộc họp cũng dự kiến thảo luận việc liệu có điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2026 trở đi hay không. Thủ tướng Han Duck-soo đang xem xét việc công bố kết quả vào họp báo cuối ngày.
Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức văn phòng Tổng thống cho biết chính phủ sẵn sàng điều chỉnh con số 2.000 sinh viên, trong trường hợp các trường đại học đưa ra ý kiến trên cơ sở hợp lý và hai bên có cách thức thảo luận tích cực. Quan chức này nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng đưa ra quyết định để đảm bảo lịch tuyển sinh của các trường đại học.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc vẫn bảo lưu quan điểm tăng chỉ tiêu đào tạo ngành y thêm 2.000 sinh viên mỗi năm để đáp ứng nhu cầu y tế trong tương lai.
Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc cộng đồng y khoa và Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa giải quyết được bế tắc liên quan đến vấn đề mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh. Các bác sĩ tập sự đã đồng loạt nghỉ việc trong 2 tháng qua để phản đối kế hoạch của Chính phủ Hàn Quốc về tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y thêm 2.000 người bắt đầu từ năm 2025. Đình công kéo dài đã khiến hệ thống y tế ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cũng trong sáng 19/4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch vận hành “Ủy ban đặc biệt cải cách y tế” trực thuộc phủ Tổng thống bắt đầu từ tuần tới.
Những cái chết vì thiếu bác sĩ ở Hàn Quốc
Rất nhiều bệnh nhân Hàn Quốc không nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ trong những năm qua vì tình trạng khan hiếm bác sĩ, và tình trạng còn tồi tệ hơn kể từ khi cuộc đình công phản đối tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y diễn ra.
Một nhân viên y tế và một bệnh nhân nhí ngồi tại phòng nghỉ ngơi trong bệnh viện ở Seoul ngày 29/3. Ảnh: Yonhap
Tháng 3/2023, một cô gái 17 tuổi rơi từ một tòa nhà ở thành phố Daegu, Hàn Quốc đã tử vong sau khi xe cấp cứu của cô bị 3 bệnh viện từ chối điều trị do thiếu bác sĩ.
Theo báo cáo của Giáo sư Cheong Yooseok tại Đại học Dankook, thành phố Cheonan, cô gái trẻ này nằm trong số hơn 3.750 bệnh nhân đã chết kể từ năm 2017 sau khi bị các bệnh viện địa phương từ chối.
Thống kê này đã trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử quốc hội Hàn Quốc diễn ra vào ngày 10/4 sắp tới. Quốc gia này từng nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ tỷ lệ tử vong thấp trong đại dịch Covid-19, nhưng trọng tâm hiện nay lại là sự kém hiệu quả, lãng phí và những khủng hoảng và vấn đề trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Các trung tâm y tế nổi tiếng ở thủ đô Seoul tràn ngập bệnh nhân, còn những nơi khác của đất nước chật vật vì thiếu bác sĩ. Thêm vào đó, cuộc đình công trên toàn quốc kéo dài sáu tuần của gần 13.000 cư dân và thực tập sinh, để phản đối kế hoạch tăng cường tuyển sinh trường y đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Ông Jung Seung-pyo, một bệnh nhân ung thư thực quản sống trên đảo Jeju, đã bay đến bệnh viện Bundang của Đại học quốc gia Seoul để phẫu thuật vào tháng 6/2023. Mặc dù lẽ ra ông phải khám sức khỏe bốn tuần một lần, nhưng đôi khi phải mất vài tháng mới được hẹn lịch khám.
"Không có bác sĩ nào trên hòn đảo này có thể điều trị ung thư thực quản, mọi thứ đều tập trung ở Seoul", ông Jung nói về quê hương của mình, nơi có dân số gần 700.000 người.
Ông Gaetan Lafortune, nhà kinh tế cấp cao của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho biết, Hàn Quốc có số bác sĩ bình quân đầu người thấp nhất trong tất cả các nước phát triển và đã không tăng số lượng sinh viên y khoa trong hơn hai thập kỷ. Ông cho biết các yếu tố nhân khẩu học như việc dân số già đi nhanh chóng sẽ làm tình trạng khan hiếm trở nên thêm trầm trọng.
Mặc dù tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách đề xuất các biện pháp, chẳng hạn như tăng số lượng bác sĩ, nhưng bản thân các bác sĩ lại phản đối việc này. Họ cho rằng đề xuất của chính phủ nhằm tăng số lượng tuyển sinh vào trường y lên 2.000 suất mỗi năm so với con số 3.058 hiện tại không giải quyết được vấn đề gốc rễ.
Họ nói rằng điều này là do lương của bác sĩ trong một số lĩnh vực quan trọng được được chi trả thấp hơn nhiều so với lương của các chuyên gia bên ngoài, đặc biệt là những người thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ. Sự chênh lệch về lương thưởng và cơ sở hạ tầng giữa Seoul và khu vực nông thôn cũng đồng nghĩa với việc thiếu hụt nhân viên y tế ở khu vực bên ngoài thủ đô.
Giáo sư Cheong cho biết trong một báo cáo tháng 12: "Các bác sĩ đang biến mất tại các trung tâm cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh và bệnh viện ở các thành phố nhỏ hơn. Nhiều bác sĩ trẻ đã từ bỏ việc trở thành nghiên cứu sinh tại các trường cao đẳng y tế và chuyển sang làm việc trong ngành làm đẹp".
Ngành phẫu thuật thẩm mỹ đã phát triển mạnh mẽ và dịch vụ "du lịch thẩm mỹ" đang bùng nổ ở Hàn Quốc. Hơn 8 triệu bệnh nhân nước ngoài đã đến đây để thực hiện các phương pháp làm đẹp từ năm 2009 - 2022.
Trong khi đó, các lĩnh vực thiết yếu trong đó có nhi khoa lại bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Bộ Y tế, chỉ có 53 người đăng ký làm việc cho 205 vị trí ở khoa nhi cho năm 2024 và chỉ có 8 người làm việc ở các địa điểm bên ngoài Seoul cùng các khu vực lân cận.
Ngay cả ở Seoul, việc chăm sóc y tế có thể gặp khó khăn do thiếu bác sĩ. Ông Kim Sung-ju (62 tuổi) đã phẫu thuật ung thư thực quản cách đây một thập kỷ, đã trải qua hàng loạt xét nghiệm và chờ đợi hàng giờ để được gặp bác sĩ ba tháng một lần tại Bệnh viện Seoul St Mary ở Gangnam, một khu phố cao cấp ở Seoul.
"Tôi thực sự không hiểu tại sao tôi phải đến bệnh viện lớn này ba tháng một lần, bởi vì tôi chỉ được nói chuyện với bác sĩ trong ba phút. Tôi từng nghĩ hệ thống bảo hiểm y tế của Hàn Quốc, với bác sĩ tư nhân và bảo hiểm y tế quốc gia, là tốt nhất thế giới, nhưng giờ đây nó đang trở thành hệ thống tồi tệ nhất thế giới", ông nói.
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc hiện tại cũng chỉ có 20 bác sĩ trong tổng số 500 nhân viên.
Giữa bối cảnh những mẫu thuẫn và tranh luận vẫn còn gay gắt, việc bệnh nhân phải chờ đợi để được chăm sóc y tế càng trở nên tồi tệ hơn, kể từ khi các bác sĩ đình công phản đối việc tăng chỉ tiêu ngành y. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết ông sẽ không từ bỏ điều mà ông gọi là "yêu cầu tối thiểu" để khắc phục các vấn đề cơ bản. Gần 4/5 người Hàn Quốc ủng hộ việc mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh bác sĩ bằng cách bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử.
Bộ trưởng Y tế và phúc lợi Cho Kyoo-hong cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Một y tá đã qua đời vào tháng 8/2022 tại một trong những bệnh viện tốt nhất Hàn Quốc, ngay tại nơi nơi cô ấy làm việc, vì không có bác sĩ nào điều trị cho cô ấy. Đó là điều không nên xảy ra".
Hàn Quốc đình chỉ giấy phép 2 bác sĩ cấp cao đầu tiên trong vụ bác sĩ đình công Bộ y tế Hàn Quốc đã ra thông báo cuối cùng về việc đình chỉ giấy phép 2 bác sĩ cấp cao vì cáo buộc kích động và tiếp tay cho cuộc đình công của hàng nghìn thực tập sinh và bác sĩ nước này. Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại...