Hàn-Nhật tham vấn về tranh chấp liên quan đến ngành đóng tàu
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc ngày 20/12 đã tiến hành tham vấn song phương với Nhật Bản về tranh chấp liên quan tới ngành đóng tàu.
Một tàu chở hàng container đang được đóng mới tại xưởng đóng tàu của Daewoo DSME ở Okpo, cách thành phố Busan khoảng 60km về phía nam. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hồi tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản đã khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành đóng tàu của Chính phủ Hàn Quốc.
Tokyo cho rằng việc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và Tổng Công ty Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc (KSURE) hỗ trợ cho 3 doanh nghiệp đóng tàu là Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo, Công ty đóng tàu Sungdong, Công ty đóng tàu STX về khoản vay, bảo lãnh, bảo hiểm, đã vi phạm Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) của WTO.
Tokyo đề nghị Seoul tiến hành tham vấn song phương về vấn đề này.
Theo quy định, nếu một quốc gia nhận được đề nghị tham vấn song phương, quốc gia đó có nghĩa vụ phải tiến hành tham vấn với quốc gia khởi kiện trong vòng 30 ngày.
Video đang HOT
Tham vấn song phương là bước khởi đầu của quy trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận sau khi tham vấn, thì quy trình xét xử tranh chấp sẽ chính thức bắt đầu.
Phía Seoul đã giải thích rằng các cơ quan tài chính của Hàn Quốc đã hỗ trợ tái cơ cấu ngành công nghiệp đóng tàu sau khi xem xét về mặt thương mại, và việc hỗ trợ là hoàn toàn phù hợp với quy định quốc tế.
Trong khi đó, Nhật Bản cho biết sẽ xem xét kết quả tham vấn song phương lần này để quyết định lịch trình tham vấn tiếp theo trong thời gian tới.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiến hành thảo luận giữa các ban ngành hữu quan, để đối phó với trường hợp hai nước bước vào quy trình giải quyết tranh chấp chính thức, như thành lập Ban hội thẩm tại WTO./.
Theo Vietnam
Mỹ 'một mình một phách', kiên quyết không ủng hộ Hiệp định biến đổi khí hậu
Mỹ là quốc gia duy nhất không ủng hộ cam kết với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng G-20.
Tuyên bố chung G-20 được ký ngày 1/12 ở Buenos Aires, Argentina đã nêu ra một danh sách các đề mục được đại diện các quốc gia phê chuẩn bao gồm tuyên bố về tầm quan trọng thương mại và đầu tư quốc tế như động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, tạo việc làm và phát triển, đồng thời khẳng định vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong nỗ lực thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, 20 nước thành viên cũng thừa nhận hệ thống này đang thiếu các mục tiêu cần được cải thiện thông qua cải cách Tổ chức Thương mại thế giới.
Mỹ là thành viên duy nhất không cam kết ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại G-20. (Ảnh: Getty)
Ngoài ra, tuyên bố cũng đề cập tới Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tái khẳng định quan điểm của G-20 nhằm tiếp tục giải quyết biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tuyên bố cho biết Mỹ vẫn tiếp tục nhắc lại quyết tâm rút khỏi Hiệp định Paris, nhưng khẳng định cam kết mạnh mẽ với tăng trưởng kinh tế và năng lượng, an ninh thông qua việc sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ, cũng như bảo vệ môi trường.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015 trong nỗ lực cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đầu tháng 6/2017 đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi thỏa thuận này với lý do hiệp định trên chỉ mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ và phá hủy việc làm ở quốc gia này.
19 quốc gia thành viên G20 khác tại Buenos Aires cuối tuần qua nhắc lại rằng "Hiệp định Paris là không thể đảo ngược và cam kết thực hiện đầy đủ".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế", 19 quốc gia khẳng định trong tuyên bố chung.
Tuyên bố chung cũng dẫn lại một báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cảnh báo những tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ trầm trọng hơn các dự báo trước kia. Các nước thành viên G-20 ủng hộ hội nghị sắp tới của Liên Hợp Quốc ở Ba Lan nhằm thống nhất cách thức hiện thực hóa những cam kết của Hiệp định Paris.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC News
Trung Quốc tìm cách xoa dịu kết quả bế tắc của hội nghị APEC Theo AFP, Trung Quốc ngày 19/11 đã xoa dịu kết quả chưa từng có tiền lệ từ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong năm nay, khi lần đầu tiên các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên không đưa ra được tuyên bố chung sau khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dâng cao. Lãnh đạo...