Hàn – Nhật nhất trí duy trì trao đổi và tham vấn ngoại giao
Ngày 16/10, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức đối thoại ngoại giao cấp chuyên viên tại thủ đô Seoul.
Với nhiều kỳ vọng rằng chuyến thăm Nhật Bản sắp tới của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon có thể tạo ra bước ngoặt trong mối quan hệ song phương đang căng thẳng giữa hai nước láng giềng tại Đông Bắc Á này.
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon sẽ thăm Nhật Bản và tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito dự kiến được tổ chức vào ngày 22/10. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Giới chức Hàn Quốc cho biết Vụ trưởng Các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jung-han đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Shigeki Takizaki để thảo luận về những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Trọng tâm của chương trình nghị sự là các lệnh hạn chế xuất khẩu mới của Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Vụ trưởng Kim Jung-han cho rằng bản chất các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Tokyo là nhằm đáp trả phán quyết của Tòa án Hàn Quốc về bồi thường cho các lao động cưỡng bức thời chiến, đồng thời hối thúc Nhật Bản nhanh chóng rút lại lệnh hạn chế. Ông cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại giữa các quan chức xuất khẩu hai nước để giải quyết xung đột thương mại.
Tại cuộc gặp, hai bên cũng chia sẻ lập trường rằng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, điều quan trọng là hai bên phải duy trì trao đổi và tham vấn ngoại giao. Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại này, quan chức hai nước đã không thảo luận về những căng thẳng liên quan đến việc Hàn Quốc rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản.
Cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon sẽ thăm Nhật Bản và tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito dự kiến được tổ chức vào ngày 22/10 tới.
Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho hay trong khuôn khổ chuyến thăm, có khả năng Thủ tướng Lee Nak-yeon sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe, song hai bên vẫn chưa ấn định được thời điểm chính xác. Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Hàn Quốc có thể giúp tạo đà cho việc hạ nhiệt mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng.
Quan hệ giữa Seoul và Tokyo vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Tokyo thực hiện hạn chế xuất khẩu đối với Hàn Quốc, viện dẫn quan ngại an ninh, trong một hành động trả đũa đối với phán quyết của tòa án tối cao của Seoul năm 2018 về lao động cưỡng bức thời chiến. Đáp lại, Hàn Quốc hồi tháng 8 thông báo quyết định của mình chấm dứt hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản, được xem như một biểu tượng hiếm hoi của quan hệ an ninh giữa hai nước.
Theo Đặng Ánh-Viết Tuân (TTXVN)
Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản đối thoại để hàn gắn quan hệ song phương
Thủ tướng Hàn Quốc đưa ra lời kêu gọi trên chỉ vài giờ sau khi quyết định của Chính phủ Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi "danh sách trắng" có hiệu lực.
Ngày 28/8, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon đã kêu gọi Nhật Bản đối thoại để hàn gắn quan hệ song phương, ngay sau khi Nhật Bản chính thức bãi bỏ quy chế đối tác thương mại được ưu đãi đối với Hàn Quốc. Sự kiện này được cho là sẽ làm sâu sắc thêm tranh cãi giữa hai nước láng giềng.
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon. Ảnh: Korea.net
Phát biểu tại một cuộc họp với các bộ trưởng trong Chính phủ Hàn Quốc, Thủ tướng Lee Nak Yeon cho biết: "Tôi vô cùng lấy làm tiếc khi Nhật Bản tiếp tục có hành động không công bằng. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Nhật Bản kiềm chế không làm xấu thêm tình hình và chân thành đáp lại lời đề nghị đối thoại của chúng tôi để hàn gắn quan hệ song phương. Ngược lại, Hàn Quốc sẽ xúc tiến nhanh chóng việc khiếu kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để khắc phục sự trả đũa kinh tế không công bằng của Nhật Bản".
Thủ tướng Hàn Quốc đưa ra lời kêu gọi trên chỉ vài giờ sau khi quyết định của Chính phủ Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi "danh sách trắng" gồm 27 quốc gia được hưởng ưu đãi khi nhập khẩu từ Nhật Bản hơn 1.100 "mặt hàng chiến lược" có thể được sử dụng cho mục đích quân sự chính thức có hiệu lực. Đối với những quốc gia không thuộc danh sách này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEITI) sẽ xem xét phê duyệt từng lô hàng trước khi xuất khẩu.
Động thái này được thực thi gần một tháng sau khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 mặt hàng vật liệu công nghệ cao cần thiết đối với các hãng sản xuất chất bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc. Nhật Bản khẳng định việc siết quy định chặt xuất khẩu này là vì lý do an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cho rằng đây là các biện pháp trả đũa việc các tòa án Hàn Quốc năm ngoái phán quyết một số công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 - 1945.
Trong một động thái liên quan, cùng ngày 28/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Seoul Yasumasa Nagamine đến để phản đối động thái của Nhật Bản./.
Theo Ngọc Huân/VOV1 (biên dịch)
Nhật Bản và Hàn Quốc nỗ lực tháo gỡ bất đồng thương mại Những động thái mang tính "trả đũa" thương mại lẫn nhau đã đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, sáng 20/9, các quan chức ngoại giao của Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản để...