Hàn – Mỹ – Nhật khởi động cơ chế đối thoại 3 bên về an ninh kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức phiên họp đầu tiên trong khuôn khổ Đối thoại 3 bên về an ninh kinh tế mới được thành lập tại Honolulu ngày 27/2 (theo giờ địa phương).
Quốc kỳ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc (từ trái sang): Ảnh: ABS-CBN/TTXVN
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 28/2 cho biết cơ chế đối thoại được triển khai theo thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo ba nước tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tháng 11/2022. Theo đó, phiên đối thoại đầu tiên có sự tham dự của Trợ lý Tổng thống Hàn Quốc phụ trách về an ninh kinh tế Wang Yun-jong; Cục trưởng phụ trách công nghệ và an ninh quốc gia tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tarun Chhabra và người đồng cấp Yasuo Takamura thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản.
Thông cáo báo chí của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cùng thảo luận về các vấn đề an ninh kinh tế. Đây cũng là cơ hội để phái đoàn 3 nước tăng cường hiểu biết và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực có lợi ích chung liên quan đến an ninh kinh tế.
Video đang HOT
Cụ thể, đại diện 3 nước đã thảo luận về hợp tác trong các công nghệ cốt lõi và mới nổi như công nghệ sinh học, lượng tử, không gian, ổn định chuỗi cung ứng chất bán dẫn, pin, khoáng sản quan trọng và một số vấn đề khác.
Theo thông báo, Hàn Quốc và Mỹ đã khởi động một cơ chế đối thoại an ninh kinh tế song phương vào năm 2022 và kênh đối thoại 3 bên được đưa ra nhằm củng cố hợp tác giữa 3 nước và tạo cơ sở cho việc mở rộng hợp tác toàn cầu.
Lịch trình và chương trình nghị sự của phiên họp tiếp theo sẽ được xác định thông qua các cuộc tham vấn trong thời gian tới.
Điện Kremlin: Quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức thấp nhất
Điện Kremlin ngày 20/1 nhận định quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay và hiện không có hy vọng được cải thiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Điện Kremlin ngày 20/1 nhận định quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay và hiện không có hy vọng được cải thiện.
Mối quan hệ vốn đã "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" này càng trở nên căng thẳng hơn trong năm vừa qua khi Nga phát động " chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, khiến phương Tây đáp trả bằng một loạt lệnh trừng phạt kinh tế và hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin cảnh báo việc các nước phương Tây đang cung cấp thêm khí tài quân sự cho Ukraine sẽ không giúp thay đổi cục diện cuộc xung đột này mà chỉ gây thêm vấn đề cho người dân.
[Nga hạ thấp triển vọng khôi phục hợp tác chống khủng bố với Mỹ]
Cảnh báo trên của Điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hàng chục nước đang nhóm họp tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức để thảo luận về việc trang bị thêm vũ khí cho Ukraine.
Mỹ đã thông báo gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá lên tới 2,5 tỷ USD, trong đó có hàng trăm xe thiết giáp và hỗ trợ phòng không cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố gói viện trợ mới nhất nói trên bao gồm cả 59 xe chiến đấu Bradley và 90 xe thiết giáp chở quân Stryker.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Phần Lan đã công bố gói viện trợ mới về thiết bị quốc phòng trị giá 400 triệu euro (434 triệu USD) cho Ukraine./.
Mỹ, Nhật tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng Ngày 13/1, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng trao đổi về kế hoạch tăng cường khả năng quốc phòng của Nhật Bản. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 13/ 1/ 2023. Nguồn:...