Hạn, mặn ở miền Tây: Giảm thiệt hại bằng đầu tưthủy lợi đồng bộ
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Trần Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp nước ( Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) cho rằng, để hạn chế những tác động tiêu cực của hạn mặn, cần có giải pháp căn cơ, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
Đến thời điểm này, tình hình hạn mặn ở miền Tây đang diễn ra gay gắt như thế nào?
- Đối với mùa khô năm 2018-2019, hiện trạng mặn xâm nhập từ đầu mùa khô đến ngày 11.3.2019 thuộc năm mặn xâm nhập sớm từ 1-2 tháng (tùy cửa sông), nồng độ mặn cao, chiều sâu xâm nhập mặn sâu hơn so với những năm gần đây nhưng đỉnh mặn cao không duy trì trong thời gian dài. Vào các ngày triều cường kết hợp với gió mạnh, mặn tăng cao đột ngột từ 3-5 ngày sau đó giảm lại theo triều nên các khu vực cửa sông Cửu Long có phạm vi cách biển từ 30-40km trở vào vẫn có thể lấy được nước ngọt.
Do đó, hiện nay chưa xuất hiện thiếu nước trên diện rộng và mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng so với năm hạn mặn lịch sử 2015-2016.
Nhiều nông dân đang lo ngay ngáy sẽ bị mất mùa lúa, tôm, chưa kể nguy cơ cháy rừng vì khô hạn… Vậy ngành nông nghiệp, các địa phương đã có những giải pháp như thế nào nhằm hạn chế thiệt hại do hạn mặn gây ra?
- Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về xâm nhập mặn, nguồn nước từ nay đến cuối mùa khô như sau: Tại vùng ven cửa sông Cửu Long, nguồn nước khá thuận lợi trong phạm vi cách biển từ 30-40km trở lên. Các khu vực cách biển đến 20-30km vẫn nằm trong vùng rủi ro thiệt hại do hạn mặn.
Đối với vùng ven biển Tây, sông Vàm Cỏ trong thời tới vẫn có thể ảnh hưởng mặn xâm nhập tăng cao ở một số đợt triều cường và có nguy cơ thiếu nước nếu mùa mưa đến muộn.
Để đề phòng các rủi ro do hạn mặn gây ra, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian tới, cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn; tranh thủ khi độ mặn cho phép vận hành các công trình thủy lợi để lấy nước, tích trữ nước tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh trong thời gian tới.
Tại các hệ thống thủy lợi chưa chủ động nguồn nước hoặc nguồn nước ngọt chưa ổn định, nếu không có công trình ứng phó chống hạn mặn thì cần chờ mưa mới xuống giống vụ hè thu.
Thông tin, tuyên truyền kịp thời về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tới người dân; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm.
Video đang HOT
Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa lài tại xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại, Bến Tre. Ảnh: Công Lý
Để chủ động sản xuất, đối phó với tình trạng hạn mặn, về lâu dài cần có giải pháp gì, thưa ông?
- Thiệt hại do hạn mặn gây ra tại ĐBSCL hoàn toàn có thể giảm thiểu nếu chúng ta có hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư đồng bộ và chủ động; đồng thời công cụ phục vụ quản lý phải được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác cảnh báo, dự báo mặn, nguồn nước (dài hạn, ngắn hạn) và vận hành công trình thủy lợi theo thời gian thực.
Ngoài ra, cần quy hoạch vùng nuôi thủy sản nước mặn hợp lý, ổn định, để có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, có các biện pháp công trình, phương án điều tiết nước hợp lý cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đồng thời cần có chiến lược cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển, tại các khu vực có nguồn nước khó khăn hoặc xa nguồn ngọt cần phải xem xét lựa chọn loại cây chịu hạn, ít sử dụng nước hoặc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế mặn để thích ứng điều kiện nguồn nước.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Miền Tây căng thẳng đối phó hạn, mặn
Những ngày này, mặn đang từng bước xâm nhập vào các con sông, kênh rạch; nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh, thành ĐBSCL.
Cùng lúc, ngành chức năng và người dân các địa phương phải "căng sức"triển khai nhiều giải pháp để ứng phó, ngăn chặn cả hạn hán và xâm nhập mặn.
Đe dọa sản xuất
Theo thông báo khẩn của Trạm Thủy lợi TP.Vị Thanh (Hậu Giang) ngày 11.3, độ mặn tại một số điểm chính trong những ngày đầu tháng 3 đang tăng mạnh, có nơi vượt 3. Cụ thể, tại địa bàn TP.Vị Thanh, độ mặn đo ở ngã ba sông Nước Trong đạt 2,8, tại kênh Lầu 2,7. Còn ở huyện Long Mỹ, cống Ba Cô có độ mặn trong nước đã lên đến 2,8, cống Hóc Pó là 2,2, trước cửa UBND xã Lương Nghĩa là 1,4 và ở kênh Mười Thướt thuộc xã Vĩnh Viễn A là 2,5...
Theo ngành chức năng hai địa phương trên, nếu độ mặn tiếp tục tăng sẽ phải tiến hành đóng các cống ngăn mặn và sẽ mở lại bình thường khi nồng độ mặn trong nước giảm đi.
"Chúng tôi đã tiến hành gửi thông báo khẩn đến các địa phương chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó và thông báo cho người dân biết để bảo vệ sản xuất. Đồng thời, đề nghị các xã, phường thông báo rộng rãi việc đóng cống ngăn mặn để người dân có sự chủ động và không bị ảnh hưởng trong vận chuyển hàng hóa, sản xuất..." - ông Nguyễn Bé Sáu - Phó trưởng Phòng Kinh tế TP.Vị Thanh cho biết.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (trái) và đại diện các sở, ngành kiểm tra công tác phòng chống khô hạn, phòng cháy chữa cháy rừng... Ảnh: Thanh Minh
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, hiện độ mặn trên sông Đại Ngãi (huyện Long Phú) và khu vực Đại Ân 2 (huyện Trần Đề) đã cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong những ngày tới, độ mặn có thể lên cao hơn. Trước tình hình trên, ngành chức năng tỉnh đang phân công lực lượng túc trực theo dõi sát diễn biến của hạn, mặn để vận hành hệ thống cống đập ngăn mặn, tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất cho người dân trong nội đồng.
Tại huyện Long Phú, nông dân đã tự phát xuống giống khoảng 15.000ha lúa xuân hè. Theo nhận định của ngành
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong mùa khô năm 2018-2019, nền nhiệt độ dự báo ở ĐBSCL có xu thế cao hơn nền nhiệt trung bình từ 0,5-1 độ C, cao nhất ở mức 33-37 độ C. Từ tháng 2.2019 đến cuối mùa khô, có khả năng xuất hiện những đợt mưa trái mùa, nhưng dự báo mùa mưa ở ĐBSCL có khả năng xuất hiện muộn hơn so với các năm.
nông nghiệp Sóc Trăng, trong tổng số diện tích xuống giống lúa xuân hè ở huyện Long Phú, đáng lo ngại nhất là có hơn 11.000ha nằm trong khu vực dự án thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật. Khu vực dự án này còn gần 1.000ha lúa xuân hè của huyện Trần Đề, khả năng thiếu nước và bị nhiễm mặn rất cao.
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, qua khảo sát thực tế xác định khả năng ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 3.000ha.
Cũng như Hậu Giang và Sóc Trăng, các địa phương như Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh... cũng đã xuất hiện tình trạng mặn bắt đầu xâm nhập vào các kênh rạch. Tại Trà Vinh, ở huyện Càng Long và huyện Cầu Kè, độ mặn đo được một số trạm đã lên đến 2. Đại diện UBND xã Đại Phước (huyện Càng Long) cho hay, từ trước Tết Nguyên đán, mặn đã xâm nhập vào địa phương nhưng do chủ động đóng cống nên chưa bị ảnh hưởng.
"Sở đã chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống hạn mặn, theo đó lúc nào mặn tăng cao thì đóng các cửa cống, khi nào mặn dưới 1 thì mở cống lấy nước vào phục vụ tưới tiêu. Rất may là các địa phương chủ động lịch mùa vụ từ sớm" - ông Phạm Minh Truyền - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh thông tin.
Nhà nông lâm cảnh khó khăn
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên Báo NTNN, trên địa bàn huyện Cái Nước (Cà Mau) nhiều hộ dân lâm vào cảnh khó khăn vì nuôi tôm công nghiệp thất bát do ảnh hưởng của nắng nóng.
Ông Nguyễn Văn Hài (ngụ ấp Ông Khâm, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước), chia sẻ: "Nắng nóng kéo dài, độ mặn ở các sông lên cao dẫn đến tình trạng tôm thẻ chậm lớn và mắc một số bệnh như: Phân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp... là những bệnh rất khó trị. Năm nay, có thể người nuôi tôm ở Cà Mau sẽ còn nhiều khó khăn khi hạn mặn gay gắt hơn ở những tháng tiếp theo".
Trong khi đó, nông dân Trần Quang Hiên (ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) cho rằng: "Điều kiện nắng nóng kéo dài
UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ, vận động nhân dân đắp đập tạm, bờ bao để ngăn mặn, trữ ngọt. Đồng thời, thực hiện các biện pháp trữ nước trong mương vườn, tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại từ ao, sông. Trong thời gian tới, nếu hạn mặn diễn biến gay gắt thì người dân cần ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao...
rất bất lợi cho con tôm, mực nước trên sông đang ở mức thấp. Bà con nuôi tôm cần lưu ý đảm bảo đủ nước cho tôm, nếu quá nóng con tôm sẽ không phát triển. Ngoài ra, nắng nóng nhiều sẽ khiến độ pH trong ao tăng cao, bà con cần theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp".
Để hạn chế thiệt hại cho sản xuất của người dân do nắng nóng kéo dài, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau đã tiến hành nạo vét kênh ngòi, sông rạch. Việc làm này góp phần tạo thông thoáng cho các dòng sông, nhằm hạn chế độ mặn tăng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi nguồn nước.
Còn tại Kiên Giang, theo kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2018-2019, toàn tỉnh gia cố, đắp mới 66 đập ngăn mặn theo thời vụ để tăng cường bảo vệ lúa đông xuân và tiếp tục phòng chống hạn mặn cho vụ hè thu 2019.
Ông Tô Quốc Nam - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo: Trong điều kiện nắng nóng, bà con trồng màu cần lưu ý tưới nước tiết kiệm, có kế hoạch trữ nước ngọt. Bên cạnh đó, các hộ cần chuẩn bị thức ăn, nước uống, tận dụng mọi nguồn nước dùng để làm nước uống cho gia súc, gia cầm.
Liên quan đến tình trạng mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích trữ nước ngọt để đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong mùa khô 2019.
"Tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, vận động người dân tích trữ nước ngọt để sử dụng, xây dựng các đập thời vụ cải tiến và đắp đập thời vụ ngăn dòng kênh chảy vào đồng tại các khu vực bị nhiễm mặn. Về công tác phòng chống hạn, mặn, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh các cấp sẽ làm nòng cốt" - ông Tuyên thông tin.
Theo Danviet
Thuê gia công hàng giá cao qua Facebook, bà mẹ trẻ lừa đảo chiếm 55 tỷ đồng Trên mạng xã hội Facebook, đối tượng Võ Hồng Đào chia sẻ có nhu cầu thuê người gia công các sợi chuỗi hạt, màn, rèm cửa... với tiền công cao. Nhiều người tin tưởng nhận hàng, giao tiền tỷ cho Đào thì mới biết mình bị lừa. Ngày 10-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà mau cho biết vừa khởi tố vụ...