Hạn mặn hoành hành ĐBSCL
Mới đầu mùa khô, nhưng nước mặn đã bủa vây tứ phía vùng ĐBSCL.
Nguồn nước tích ở biển Hồ đang thấp kỷ lục dẫn đến dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mê Công về ĐBSCL có khả năng cũng sẽ ở mức thấp kỷ lục. Dự báo xâm nhập mặn vào mùa khô ĐBSCL sẽ rất nghiêm trọng, mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài.
Bơm nước ngọt từ ngoài kênh vào mương vườn dự trữ tưới cho cây. Ảnh: TTXVN
Nông dân trở tay không kịp
Giữa tháng 12-2019, nông dân Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… đã lo sốt vó với nước mặn. Hạn mặn bủa vây tứ phía, xâm nhập không chỉ từ hướng biển Đông mà cả hướng biển Tây. Nguy hiểm hơn, nước mặn đang lan đến sát nách TP Cần Thơ, địa phương nằm ở “rốn” của ĐBSCL.
Ông Tạ Bình Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nước AQUAONE Hậu Giang vừa có công văn khẩn gửi đến một số cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang. Theo đó, số liệu quan trắc tại nhà máy nước trong Khu công nghiệp Sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (giáp ranh với TP Cần Thơ) cho thấy: Tỷ lệ mặn đang tăng dần tại cửa thu nước (trên sông Hậu) của nhà máy. Cụ thể tuần đầu tháng 12-2019, độ mặn được ghi nhận là 0,08, đến giữa tháng 12-2019, đã tăng lên 0,17, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,1.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết, ngành đã tiếp nhận thông tin và xuống thực địa để đo độ mặn, xác nhận độ mặn của khu vực thị trấn Mái Dầm (ven sông Hậu) đang gia tăng. Ông Trần Chí Hùng cho biết thêm, hiện nước mặn đã xâm nhập vào địa phận tỉnh Hậu Giang từ cả hai hướng: biển Đông và biển Tây.
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện nay dòng chảy từ thượng nguồn về ĐBSCL đang giảm nhanh, xuống mức cực thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do lượng tích nước trong biển Hồ chỉ khoảng 14 tỷ m3, thấp hơn gần 22 tỷ m3 so với cùng thời kỳ trung bình nhiều năm, thấp hơn 13 tỷ m3 so với năm 2018 và đang ở mức tương đương so với cùng thời kỳ năm 2015. Đây cũng là những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến hạn mặn lịch sử như đã từng xảy ra năm 2016.
Dù đã có cảnh báo từ trước của các cơ quan khí tượng – thủy văn về việc nhiều khả năng năm nay nước mặn sẽ xâm nhập sớm nhưng hiện nay do chủ quan nên cả người dân và nhiều địa phương vẫn bị động ứng phó. Hiện Bến Tre đã ghi nhận độ mặn từ 1 – 4 đã xâm nhập sâu vào 60-70km. Nông dân Bến Tre đã bất ngờ trước diễn biến bất thường của xâm nhập mặn nên trở tay không kịp – nhất là trong việc tìm nguồn nước ngọt để tưới cây.
Những năm trước, sau tết cổ truyền nước mặn mới xâm nhập đến các tuyến sông. Năm nay, nước mặn bất ngờ đến sớm nên nông dân không kịp đề phòng đóng các cống hay trữ nước ngọt trong mương vườn để sử dụng” – ông Bảy Nhiên ở xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách cho biết. Ông Bảy Nhiên là một trong số hàng trăm nông dân ở Chợ Lách sản xuất cây giống và trồng hoa kiểng đang rơi vào tình cảnh khó khăn trong việc tìm nguồn nước ngọt tưới cho cây.
Khẩn trương trữ nước ngọt
Video đang HOT
Hiện ở Bến Tre, chính quyền địa phương ở các vùng bị mặn xâm nhập đang khẩn trương vận động người dân dùng nhiều cách để tích trữ nước ngọt trong mương vườn, ao, hồ… Qua đó, chia sẻ nguồn nước ngọt với các gia đình thiếu nước ngọt để cứu hoa kiểng, cây giống. Đây là việc làm cần thiết nhằm giúp nhà vườn Bến Tre giảm bớt thiệt hại do nước mặn xâm nhập sớm. Ngoài ra, người dân Bến Tre cũng đang chủ động dùng các túi nhựa có dung tích chứa từ 15 – 30m3 nước ngọt để dự trữ.
Người dân Bến Tre dùng túi nhựa trữ nước ngọt
Trong khi đó, tại Hậu Giang ngành nông nghiệp đã yêu cầu các cán bộ thủy lợi trực chiến đo độ mặn để đóng hệ thống cống và đập ngăn mặn kịp thời. “Các cán bộ thủy lợi cũng đo độ mặn và cập nhật hàng ngày, gửi thông tin về lãnh đạo tỉnh Hậu Giang để kịp thời có những chỉ đạo ứng phó với diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn hiện nay” – ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam nhận định: Nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi đẩy mặn xâm nhập nhanh hơn, tăng nhu cầu nước cho cây trồng, vật nuôi. Trong khi đó, gió chướng bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô, cộng với những ngày triều cường kết hợp mạnh sẽ đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Đáng quan ngại là tình trạng mặn trên sông Hậu biến động nhanh và có nhiều bất thường. Ranh mặn 4 có khả năng vào đến Trà Ôn (Vĩnh Long), giáp ranh với Cần Thơ, do đó cần quan trắc theo dõi thường xuyên.
Dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mê Công về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy, các địa phương trong vùng cần phải triển khai các biện pháp cấp bách và vận động người dân tập trung tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay khi có nguồn nước ngọt trên sông, kênh.
Đồng thời, chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. Về lâu dài cần có chiến lược cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển để người dân sinh hoạt. Đặc biệt là các địa phương phải chủ động cập nhật thông tin về diễn biến của hạn – mặn để có giải pháp kịp thời nhằm giảm những rủi ro, thiệt hại cho nông dân trong vùng.
CAO PHONG
Theo SGGP
"Mùa lũ đẹp" miền Tây: Giá cá linh giảm 3-4 lần, điên điển nở vàng đồng
Năm nay lũ về muộn, lượng cá tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo, năm 2019 lũ nhỏ, diễn biến mưa trên lưu vực cùng với các tác động do điều tiết thủy điện trên lưu vực. Mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu theo khả năng thấp, chỉ ở mức 3,0 - 3,5m.
Dự báo lũ ở vùng trung tâm đồng bằng, đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện 29/9 - 01/10. Năm nay sản lượng cá đánh bắt được giảm hơn rất nhiều vì lũ nhỏ, chỉ đạt 50 - 60% sản lượng. Với nhiều ngư dân kinh nghiệm với tình hình lũ về muộn như hiện nay thì lượng cá tôm sẽ ít hơn, cá linh cũng ít hơn so với các năm trước, nhưng cũng giúp cho người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đi doc bơ đê cac xa biên giới Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp), phường An Lạc (Đồng Tháp) sẽ bắt gặp canh đanh băt ca tôm. Trên nhưng con kênh, canh đông mênh mông nươc, canh ngươi dân thu hoach thuy san mua lu kha sôi nôi; ngươi giăng lươi, tha câu...
Ngup lăn trong dòng nước tư khoang 5 giơ sang đên trưa, lanh leo, vât va la vây nhưng nhưng ngươi lam nghê đanh băt ca linh trong nước mua lu luôn vui ve, lac quan. Ho luôn mong co môt "mua lu đep", bơi lu vê cang cao, ca tôm cang nhiêu, thu nhâp cang tăng.
Vưa keo lên môt me lươi, anh Trần Thanh Quang có tay nghề gần 20 năm đánh bắt cá linh non trong mùa lũ ở xã Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp) cho biết: "Năm nay nước lũ về muộn hơn so với cùng kỳ năm rồi khoảng 1 tháng và nước thấp. Việc đánh bắt cá linh khó khăn hơn vì sản lượng giảm, mỗi ngày keo 5 - 6 me lươi va thu được 7 - 8 kg ca, chu yêu la ca linh va ca chôt. Thời điểm này, cá linh non được thương lái thu mua từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, cá linh làm sạch ruột bán tại chợ từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, giảm khoảng 3 - 4 lần so với cách đây 1 tháng...".
Theo anh Quang, dù lương ca thu đươc it hơn moi năm, nhưng thu nhâp tư viêc keo ca cung kiêm đươc khoang 400.000 - 500.000 đông môi ngay, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống trong lũ. Mừng lắm. Nước lũ về đã có cá linh để làm các món kho, canh chua với bông súng, điên điển...
Ngược qua bờ Tây sông Hậu, tại thị xã Tân Châu, một địa phương đầu nguồn của tỉnh An Giang được xem là "xứ cá mùa lũ" ở miền Tây, trên sông, rạch và một số cánh đồng trũng nước đã tràn bờ. Ngay khi nước tràn đồng, nhiều người dân đã tất bật với việc chài lưới để khai thác nguồn lợi thủy sản.
Anh Nguyễn Văn Cần, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu (An Giang) quanh năm sống bằng nghề thả lưới chia sẻ: Hơn 2 tháng nay, người dân nơi đây ngóng mùa nước nổi; có nước về bà con rất vui, nhưng hiện mực nước còn thấp hơn mọi năm. Với tình hình nước về muộn và thấp như hiện nay thì lượng cá, tôm sẽ ít hơn so với các năm trước. "Tôi sống bằng nghề lưới, đi giăng một đêm cũng khoảng 3- 4 kg, có khi chỉ 2 kg với đủ loại cá.
"Tuy không nhiều nhưng cũng đủ sống qua ngày. Năm nay nước lũ về người làm lưới mừng nắm. Tôi lên đồng giăng lưới để kiếm sống, đánh cá bán kiếm tiền. Năm rồi, vào tháng này nước sâu ngập đầu luôn, tôm, cá rất nhiều, với mỗi dây lưới 100m bắt được chừng 6 - 7 kg cá là bình thường, còn giờ giảm nhiều" - anh Cần nói.
Du lu vê chưa cao nhưng nhiều ngươi dân vung lũ An Giang đa nô nưc thu hoach san vât để tăng thu nhâp. Vê xa Phú Hội, huyện An Phú (An Giang) dê dang nhin thây trên nhưng bờ bao ngâp nươc, ngươi dân đang nô nưc đi hái bông điên điển. Đây la môt loai rau đăc san chi co trong mua nươc nôi.
Với người dân vùng lũ, bông điên điển gắn bó với họ tự thuở nào không biết. Anh Võ Văn Phong ở ấp 2, xã Phú Hội (huyện An Phú -tỉnh An Giang), cho biết: Xứ này điên điển nhiều lắm. Mùa nước ngập, bông nở vàng đồng. Từ lúc còn nhỏ, tôi đã theo mẹ bơi xuồng đi hái bông điên điển về nấu ăn.
"Bông điên điển trở thành món ngon nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng nên giá bán ở chợ cũng tương đối cao. Hiện tại, giá bông điên điển bán ở chợ từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Bông điên điển hái buổi sớm ngon lắm", anh Phong bộc bạch.
Trở lại xóm làm lọp cá linh Cồn Cóc (xã Phước Hưng, huyện An Phú), tuy không sôi động như chục năm trước nhưng nghề làm lọp cũng giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Năm nay lũ về muộn, một phần vì người dân sử dụng lại lọp cũ để đặt, nên lượng lọp làm ra không nhiều.
Ông Huỳnh Văn Tòng ở ấp 2, xã Phước Hưng người gắn bó mấy chục năm với nghề làm lọp cá linh ở Cồn Cóc cho biết: "Nhớ chục năm trước mà thấy ham, mỗi năm làm mấy chục ngàn cái lọp, giao khắp các tỉnh, thành phố, có cả dân bên Campuchia đi ghe lớn qua mua. Cả xóm làm nhộn nhịp ngày đêm mới kịp giao hàng. Mấy năm nay lũ kém (trừ năm rồi lũ bất thường), cá ít dần nên người ta cũng bỏ nghề đặt lọp cá linh".
Năm nay lũ về muộn, lượng cá, tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ. Cho nên, người dân luôn hy vọng năm nay sẽ có một "mùa lũ đẹp" để họ có thể hòa mình "sống chung với lũ".
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động đánh bắt thủy, hải sản của người dân Đồng bằng sông Cửu Long khi lũ về:
Vùng trũng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp nước đã tràn bờ, người dân đang tất bật với việc thác thủy sản.
Ngư dân cũng đã bắt tay vào việc mưu sinh mùa lũ.
Anh Nguyễn Văn Cần, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu (An Giang) thả lưới bắt cá mùa nước nổi.
Nước đã tràn bờ, người dân vùng lũ giăng lưới bắt cá linh.
Anh Võ Văn Phong ở ấp 2, xã Phú Hội (huyện An Phú - An Giang) hái bông điên điển trong mùa nước nổi.
Theo Phương Nghi (Báo điện tử Đảng Cộng sản)
Nước đỏ phù sa đổ về, dự báo sông Hậu nước dâng cao gần 2m Con nước rằm tháng 8 âm lịch vừa qua mực nước lũ trên sông Cửu Long được xem là thấp lịch sử. Tuy nhiên dự báo vào cuối tháng 9/2019 dự báo nước trên sông Hậu sẽ lên cao hơn mức báo động III. Nước trên sông Bình Thủy dâng lên theo triều (ảnh chụp ngày 16/9). Trong những ngày qua, ở nhiều...