Hạn hán ở Zimbabwe, voi nằm chết bên hồ cạn nước
Tình trạng hạn hán ở Zimbabwe đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn voi của nước này khi đã có hơn 100 cá thể chết vì kiệt sức. Ngựa vằn, trâu nước, hà mã cũng không phải ngoại lệ.
Công viên quốc gia Mana Pools (Bốn Hồ) ở Zimbabwe được đặt tên như vậy vì có 4 hồ hước lớn được cung cấp bởi sông Zambezi vào mùa lũ, và các loài động vật hoang dã thường đến đây để tìm nước uống. Tuy nhiên, năm nay cả 4 hồ nước đã cạn khô và các con vật đang bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: AP.
Xác của một con trâu nước châu Phi nằm bên bờ hồ. Các nhân viên của công viên kể lại rằng nó gục xuống khi đang uống nước và đã được kéo lên bờ nhưng không đủ sức để đứng dậy và cuối cùng bị sư tử tấn công. Ảnh: AP.
Công viên Quốc gia Mana Pools là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Cảnh quan khu vực được bồi đắp từ con sông Zambezi bên cạnh. Thời điểm này là mùa khô nhưng tình hình hạn hán năm nay tệ hơn rất nhiều vì lượng mưa năm ngoái giảm mạnh, thậm chí lưu lượng của con sông cũng giảm. Ảnh: AP.
Do nguồn nước hạn chế, những con voi trong công viên tìm cách ăn lá cây để sống sót. Do có vòi có thể với lên cao, voi dễ kiếm thức ăn hơn các loài khác, bù lại thì chúng cần ăn nhiều lá cây hơn. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Các loài động vật nhỏ bé hơn như ngựa vằn hay hà mã cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Mưa ít khiến cho cây cỏ cũng sinh sôi như những năm trước và các con vật vừa phải vật lộn tìm nguồn nước, vừa phải vật lộn tìm thức ăn. Ảnh: AP.
Nhân viên của công viên quốc gia sử dụng xe kéo để chở thức ăn từ nơi khác đến cho các con vật, đây là lần đầu tiên họ phải can thiệp vào cuộc sống tự nhiên ở đây trong nhiều năm. Họ cầu mưa mỗi ngày, dù trên lý thuyết mùa mưa sắp đến. Ảnh: AP.
Hiện tại trong công viên quốc gia chỉ còn hồ Long Pool là còn nước, nhưng diện tích mặt nước còn lại cũng chỉ bằng 5% so với bình thường. Voi thường không xuống đáy hồ để uống nước vì chúng biết trọng lượng sẽ khiến chúng bị mắc kẹt. Ảnh: AP.
Một con khỉ ngồi dưới gốc cây tại công viên Mana Pools, hạn hán ảnh hưởng đến tất cả các loài vật trong công viên, bao gồm hơn 350 loài chim và động vật dưới nước. Các nhân viên ở đây phải kêu gọi sự quyên góp thức ăn từ nơi khác để cứu các con vật. Ảnh: AP.
Xác một con voi bên đáy hồ nước. Nó mắc kẹt dưới lớp bùn đáy hồ và đã được các nhân viên kéo lên khu vực đất khô hơn, nhưng cuối cùng nó cũng gục xuống vì kiệt sức. Đã có 105 con voi chết trên khắp Zimbabwe trong mùa hạn hán năm nay. Ảnh: AP.
Bên ngoài công viên, ít nhất 5 triệu người ở Zimbabwe và 11 triệu người ở khu vực phía nam châu Phi bị ảnh hưởng trong nạn đói năm nay. Ảnh: AFP.
Sơn Trần
Ảnh: AP, AFP
Theo Zing.vn
Zimbabwe kiếm bộn tiền từ bán voi cho Trung Quốc, Dubai
Zimbabwe thu được 2,7 triệu USD nhờ bán gần 100 con voi cho Trung Quốc và Dubai.
Voi châu Phi tại công viên quốc gia Hwange, Zimbabwe.
98 con voi đã được chở bằng máy bay tới các công viên tại Trung Quốc và Dubai. Chúng được bán với giá từ 13.500-41.500USD/con. Số voi trên được bán trong giai đoạn 2012-2018.
Phát ngôn viên cơ quan Quản lý Động vật hoang dã Zimbabwe Tinashe Farawo cho biết số tiền thu được sẽ được dùng cho mục đích bảo tồn. Ông Farawo cho biết cơ quan này đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát số lượng voi trong các công viên quốc gia của Zimbabwe. Họ hy vọng rằng những hợp đồng mua bán này sẽ giúp chăm sóc tốt cho những con voi còn lại.
Ông cũng cho biết mực nước tại các con sông ở các công viên đang hạ thấp. Các nhân viên đã phải dùng nhiều nguồn nước thay thế để phục vụ nhu cầu của các con vật.
"Hầu hết các công viên của chúng tôi đều phải sử dụng nước từ giếng khoan. Việc này làm "đội" lên rất nhiều chi phí, nhất là trong những mùa khô hạn", ông Farawo nói.
Bộ trưởng Du lịch Prisca Mupfumira cho biết Zimbabwe hiện có 85.000 con voi nhưng chỉ đủ khả năng chăm sóc cho khoảng 55.000 con. Ông Mupfumira cũng cho biết chính phủ nước này đang kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán ngà voi theo Công ước Quốc tế buôn bán các loài hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) nhằm mở đường cho việc bán lượng ngà voi trị giá 300 triệu USD.
Botswana, Namibia và Zambia - những quốc gia có lượng lớn voi châu Phi sinh sống, cũng đang tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán ngà voi của CITES.
Năm 2015, Zimbabwe cũng từng rao bán một số động vật hoang dã của nước này do tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Cư dân tại các cộng đồng hẻo lánh của nước này thường xuyên phản ánh về tình trạng voi tràn vào tàn phá ruộng đồng mùa màng của họ.
Theo Danviet
55 con voi chết đói ở Zimbabwe do hạn hán kỷ lục Ít nhất 55 con voi tại công viên quốc gia Hwange lớn nhất Zimbabwe đã chết đói trong 2 tháng qua, hạn hán gay gắt khiến chúng không thể kiếm đủ thức ăn. "Vấn đề thật sự nghiêm trọng và tình hình đang rất tệ", bà Tinashe Farawo, phát ngôn viên của cơ quan quản lý công viên quốc gia và động vật...