Hạn hán lịch sử khiến nông dân California, Mỹ điêu đứng
Vào mùa thu, những cánh đồng lúa ở thung lũng Sacramento thường ngả màu vàng nâu chờ thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay, nhiều cánh đồng chỉ còn trơ lại lớp đất trống.
Cô Kim Gallagher, nông dân trồng lúa ở Knights Landing, tây bắc thành phố Sacramento. Ảnh: Los Angeles Times
“Đó là một thảm họa”, ông nông dân trồng lúa Don Bransford nói. “Điều này chưa bao giờ xảy ra. Không bao giờ. Tôi đã làm nông nghiệp từ năm 1980″.
Ông Bransford thường canh tác khoảng 1.800 mẫu lúa. Nhưng hạn hán năm nay nghiêm trọng đến mức việc cung cấp nước cho các trang trại trong khu vực bị cắt giảm nghiêm trọng, và ông đã không trồng nổi một mẫu lúa nào. Nhiều trang trại khác cũng không hoạt động.
California vừa trải qua thời kỳ ba năm khô hạn nhất được ghi nhận trong lịch sử tiểu bang, và hạn hán năm nay đã đẩy diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang lên một mức cao mới. Trong một báo cáo mới về tác động kinh tế của hạn hán, các nhà nghiên cứu ước tính rằng diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu của California đã giảm 752.000 mẫu Anh, tương đương gần 10%, vào năm 2022 so với năm 2019 năm trước hạn hán. Con số này tăng so với ước tính 563.000 mẫu đất nông nghiệp bị bỏ hoang vào năm ngoái.
Gần như tất cả đất nông nghiệp không được trồng trọt và khô hạn đều nằm trong Thung lũng Trung tâm, và một phần lớn nằm ở nửa phía bắc của thung lũng. Báo cáo cho biết các vùng trồng lúa chính của bang ở các quận Sutter, Colusa và Glenn đã bị ảnh hưởng nặng nề với khoảng 267.000 mẫu Anh bị bỏ hoang trong năm nay.
Đất khô nứt nẻ trong một con kênh nước ở khu vực trồng lúa gạo tại California. Ảnh: LA Times
Josué Medellín-Azuara, một nhà kinh tế tài nguyên nước và phó giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại UC Merced, cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của hạn hán đang diễn ra là chưa từng có đối với Thung lũng Sacramento. Nó nghiêm trọng hơn trong năm qua và bạn phải chịu những tác động tích lũy của những năm khô hạn trước đó”.
Medellín-Azuara và các đồng nghiệp đã lập báo cáo cho Cơ quan Thực phẩm và Nông nghiệp California. Họ ước tính những thay đổi về diện tích đất được tưới tiêu bằng cách khảo sát các huyện thủy lợi, phân tích dữ liệu nước và xem xét dữ liệu vệ tinh.
Họ phát hiện ra rằng việc cung cấp nước ở Thung lũng Trung tâm (Central Valley) đã bị cắt giảm gần 43% trong cả năm 2021 và 2022. Những người trồng trọt đã bù đắp một phần cho sự sụt giảm đó bằng cách bơm thêm nước ngầm.
Video đang HOT
Tổng doanh thu từ cây trồng đã giảm 1,7 tỷ USD, tương đương 4,6% trong năm nay. Doanh thu của các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của tiểu bang giảm gần 3,5 tỷ USD, tương đương 7,8%. Ước tính có khoảng 12.000 việc làm nông nghiệp bị mất, tương đương mức giảm 2,8%.
Lượng đất nông nghiệp bị bỏ hoang trong năm nay đã vượt qua mức cao nhất của diện tích đất bỏ hoang trong đợt hạn hán gần đây nhất ở California từ năm 2012 đến năm 2016.
Chuyên gia Medellín-Azuara cho biết tình hình có thể tồi tệ hơn trong năm nay nếu các hồ chứa cung cấp nước cho Thung lũng San Joaquin không tăng lên một chút do mưa vào cuối năm 2021, giúp có thể cung cấp nhiều nước hơn. Tuy nhiên, thiệt hại cho nông nghiệp là nghiêm trọng.
Daniel Sumner, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại UC Davis cho biết, những tác động đối với nền kinh tế trang trại ở Thung lũng Sacramento, nơi thường có nhiều nước hơn, đặc biệt rõ rệt, thể hiện ở sự giảm sút lớn nhất mà ông từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Trạm bơm nước trên kênh Glenn-Colusa Canal gần thành phố Williams ở Thung lũng Sacramento. Ảnh: Los Angeles Times
Người nông dân trong vùng đã thực hiện nhiều điều chỉnh khác nhau để đối phó với nguồn cung cấp nước giảm, trong đó có việc giảm sản xuất nông nghiệp và khai thác thêm nước ngầm.
Tuy nhiên việc phụ thuộc nhiều vào giếng nước ngầm như vậy sẽ phải đối mặt với những hạn chế mới trong những năm tới. Các cơ quan cấp nước địa phương trên khắp Thung lũng San Joaquin được yêu cầu bắt đầu kiềm chế việc bơm nước quá mức theo Đạo luật Quản lý Nước ngầm Bền vững của California. Đạo luật này yêu cầu họ cân bằng việc sử dụng nước với các nguồn cung cấp sẵn có vào năm 2040.
Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng việc đáp ứng các quy tắc bền vững của luật sẽ khiến các khu vực rộng lớn đất nông nghiệp bị loại ra khỏi sản xuất vĩnh viễn.
Còn bây giờ, những người nông dân có giếng đã có thể trông chờ vào các tầng đất chứa nước. Nhưng ở những khu vực mà các trang trại trồng lúa từ lâu chỉ phụ thuộc vào dòng chảy từ sông Sacramento, nhiều người trồng lúa không có giếng. Không có nước chảy trong kênh, nông dân không còn lựa chọn nào khác.
California đã thu hoạch vụ lúa “hẻo” nhất kể từ đợt hạn hán nghiêm trọng năm 1977-1978, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. “Chúng tôi thường trồng khoảng 100.000 mẫu lúa trong quận của mình. Và năm nay, chúng tôi chỉ trồng 1.000 mẫu Anh”, Thad Bettner, tổng giám đốc Khu Thủy lợi Glenn-Colusa cho biết, “Đó chỉ là một tác động lớn, rất lớn.”
Hồ Shasta đã giảm mạnh nước trong ảnh chụp hồi tháng 9/2022. Ảnh: Los Angeles Times
Ông Bettner cho biết, với lưu vực sông Sacramento bị khô hạn và hồ Shasta ở mức nước thấp, các quan chức bảo vệ động vật hoang dã đã dành một ít nước để cố gắng giúp loài cá hồi Chinook sinh sản, tránh nguy cơ tuyệt chủng. Điều này đã góp phần vào việc cắt giảm nguồn cung cấp nước cho các trang trại.
Hiện nay, nhiều nông dân trồng lúa ở California đang cảm thấy lo lắng về những gì có thể xảy ra nếu hạn hán kéo dài trong năm tới.
Ông Bettner nói. “Chúng tôi rất lo lắng về việc có bao nhiêu trang trại gia đình nhỏ trong quận của chúng tôi có thể tiếp tục duy trì hoạt động”.
Còn ông Bransford cho biết ông có bảo hiểm mùa màng và có thể nhận được tiền bồi thường cho số lúa mà ông không thể gieo trồng. Nhưng phần lớn nền kinh tế nông nghiệp của khu vực đã bị thu hẹp lại, khiến nhiều người lao động phải chịu đựng.
Các trang trại ở California chủ yếu sản xuất gạo Japonica (gạo Nhật) hạt ngắn và trung bình, được sử dụng cho món sushi và các món ăn khác. Gạo được bán trong nước và cũng được xuất khẩu sang châu Á và các nơi khác trên thế giới.
Những cánh đồng lúa rộng lớn của khu vực từ lâu đã cung cấp môi trường sống cho các loài chim di cư, mà trong thế kỷ qua chúng đã mất đi hầu hết các vùng đất ngập nước tự nhiên, nơi chúng từng dừng chân để nghỉ ngơi và kiếm ăn.
Thông thường, sau khi nông dân thu hoạch mùa màng, cánh đồng chỉ còn lại rơm rạ và hạt rơi vãi. Những người nông dân sẽ lại cho nước chảy vào đồng, thu hút ngỗng, vịt và các loài chim khác kéo nhau thành đàn lớn đến kiếm ăn. Giờ đây khi nhiều cánh đồng giờ đã khô cạn, ông Bransford và những người nông dân khác nói rằng họ lo lắng cho số phận những con chim và các loài động vật khác.
Đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại bang Oregon, Mỹ
Ngày 12/9, một đám cháy rừng lớn đã vượt ngoài tầm kiểm soát tại bang Oregon, miền Tây nước Mỹ, buộc người dân phải sơ tán, đồng thời đe dọa nhiều thị trấn và hàng nghìn căn nhà.
Đây là vụ cháy rừng mới nhất hoành hành tại khu vực này trong suốt mùa Hè nắng nóng gay gắt.
Cảnh đổ nát sau vụ cháy rừng tại Oregon, Mỹ, ngày 10/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm Điều phối ứng phó cháy rừng quốc gia (NWCG) cho biết đám cháy mang tên Cedar Creek lan rộng trong những ngày cuối tuần qua tại khu vực phía Đông thành phố Eugene ở bang Oregon, đến nay đã thiêu rụi trên diện tích 35.100 ha, gần gấp đôi diện tích thủ đô Washington của Mỹ.
Hơn 1.200 lính cứu hỏa cùng nhiều nhân lực khác đã được huy động, song do hỏa hoạn xảy ra tại nơi có địa hình đồi núi dốc, phần lớn nằm trong khu vực đất rừng quốc gia, nên rất khó tiếp cận và đến nay vẫn chưa thể khống chế được ngọn lửa.
NWCG cho biết lực lượng chức năng đã thiết lập các vành đai cản lửa dọc các tuyến đường lớn và đường mòn để ngăn đám cháy lan rộng. Tuy nhiên, khói dày đặc khiến chất lượng không khí có hại cho sức khỏe của các cộng đồng sinh sống tại khu vực xảy ra cháy cũng như tại Bend, thị trấn cửa ngõ cho hoạt động du lịch ngoài trời.
Nhà chức trách đã yêu cầu người dân tại các hạt Lane và Deschutes sơ tán, trong khi các rừng quốc gia tại Deschutes và Willamette đã đóng cửa. Hiện có hơn 2.000 ngôi nhà đang bị đe dọa do cháy rừng.
Truyền thông địa phương đưa tin thời tiết dịu mát hơn vào cuối ngày 12/9 đã phần nào cải thiện tình hình, nhờ vậy chính quyền địa phương đã nới lỏng các yêu cầu sơ tán đối với một số khu vực.
Trong khi đó, một đám cháy lớn hơn, có tên là Double Creek, vẫn tiếp tục hoành hành tại khu vực xa xôi hẻo lánh ở Tây Bắc bang Orego. Đám cháy này bắt đầu được phát hiện vào ngày 30/8, cho đến nay đã thiêu rụi trên diện tích 62.726 ha. Lực lượng chức năng mới chỉ khống chế được khoảng 15% diện tích đám cháy.
Trung tâm Cứu hỏa liên ngành quốc gia (NIFC) cho biết hơn 90 đám cháy đang thiêu đốt trên khắp 7 bang ở miền Tây nước Mỹ, gồm California, Idaho, Montana, Oregon, Utah, Washington và Wyoming. Tính đến ngày 11/9, lửa đã thiêu rụi gần 310.800 ha, lớn hơn diện tích của Công viên Quốc gia Yosemite.
Đám cháy Mosquito, đám cháy lớn nhất hiện nay tại bang California, đã thiêu rụi hơn 18ha tại dãy núi Sierra Nevada. Một số thị trấn nhỏ lân cận đã nhận được yêu cầu sơ tán. Trong khi đó, lính cứu hỏa đang nỗ lực khống chế đám cháy lớn Fairview ở phía Nam thành phố Los Angeles. Cho đến nay đám cháy này đã làm 2 người thiệt mạng.
Cơ quan Lâm nghiệp và Phòng, chữa cháy California (Cal Fire) cho biết nhiệt độ mát hơn khiến tốc độ cháy chậm lại, nhưng các đợt gió mạnh đang khiến lửa lan theo hướng Bắc-Đông Bắc, đe dọa hàng trăm ngôi nhà.
Miền Tây nước Mỹ đang trải qua hạn hán lịch sử trong hơn 2 thập kỷ. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu liên quan các hoạt động của con người. Phần lớn các vùng nông thôn đang trong tình trạng khô cằn và đây là yếu tố dễ làm bùng phát các đám cháy rừng dữ dội, lan nhanh và gây nhiều thiệt hại.
Trung Quốc gieo mưa nhân tạo để ứng phó với hạn hán Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ vụ mùa trước đợt hạn hán kỷ lục bằng phương pháp gieo mưa nhân tạo. Đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tháng 8/2021. Ảnh: Shutterstock Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc Đường Nhân Kiện cho biết giới chức sẽ cố gắng tăng lượng mưa bằng cách...