Hạn hán khốc liệt, dân miền Tây phải bán bò giá rẻ bèo
Do hạn hán và xâm nhập mặn dẫn đến hơn 160.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại, nguồn rơm cho bò ăn ghiếu hụt trầm trọng. Vì thế, nhiều hộ dân phải bán bò với giá rẻ.
Theo ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, tổng đàn bò ở địa phương là khoảng 150.000 con và việc chăn nuôi loài gia súc này quan trọng hơn trồng lúa do mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dân phải bán bớt bò với giá thấp hơn 10 triệu đồng/con so với mọi năm do thiếu hụt nguồn rơm. “Hạn hán, xâm nhập mặn làm lúa chết hết nên ở Bến Tre không còn đủ rơm cho bò ăn mà phải sang tỉnh Đồng Tháp mua với giá 15.000-30.000 đồng/cuộn”- ông Hạo nói.
Rơm đang có giá. Ảnh: Ngọc Trinh
Trong khi đó, nhiều nông dân tại Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ cho biết hiện nay, thương lái thường đến đồng ruộng lùng mua rơm. Nông dân Lê Thanh Phong (ngụ xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) kể: “Tôi trồng 10 công lúa trong vụ đông xuân, còn nửa tháng nữa là thu hoạch nhưng có thương lái đến hỏi mua rơm chứ không phải mua lúa. Họ ra giá thu mua 3.000 đồng/kg rơm. Thương lái bảo rằng mua rơm để xuất đi miền Trung và các tỉnh phía Bắc để trồng rẫy hoặc đậy gốc thanh long…”.
Nông dân Lê Văn Bảy (ngụ xã Hoà Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Lúc trước, sau khi bán lúa xong, rơm rạ chất đống trên đồng đâu biết làm gì, chỉ đốt bỏ. Vừa rồi, có thương lái đến trả giá thu mua 2.500 đồng/kg rơm, tôi lấy làm lạ nên mới hỏi họ mua làm gì. Người này bảo hiện nay, ngoài Bình Thuận nắng nóng nên họ mua rơm bán lại cho các chủ trồng thanh long để đậy gốc”.
Theo ông Bảy, nhà ông có 5 công ruộng, trung bình 1 công thu hoạch được 14-18 kg rơm, bán với giá 2.500 đồng/kg thì thu về thêm gần 250.000 đồng từ phụ phẩm này. Như vậy, với nhu cầu của thị trường, nông dân sẽ kiếm thêm khoảng 700.000 đồng/ha từ việc bán rơm.
Theo Ca Linh (Người Lao Động)
Video đang HOT
Đoàn Văn Vươn, cưỡng chế đất ở tiên lãng, cưỡng chế đầm tôm, vụ đoàn văn vươn, cưỡng chế đất ở hải phòng
Hàng trăm ao hồ, sông suối ở Tây Nguyên bị khô cạn một cách nhanh chóng khiến hàng ngàn hecta cây trồng lâm vào cảnh thiếu nước, hàng ngàn hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt.
Mùa mưa kết thúc sớm và mưa ít đã khiến Tây Nguyên đối mặt với hạn hán ngay từ đầu mùa khô. Nắng nóng kéo dài gay gắt khiến "cơn khát" của Tây Nguyên ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Chỉ tính riêng tại Đắk Lắk đến thời điểm hiện tại đã có 46 hồ khô nước, dự kiến đến cuối tháng này nếu trời không mưa thì con số này sẽ có thêm hơn 250 hồ chứa nữa cạn nước.
Để khắc phục hạn hán cùng với các biện pháp của chính quyền địa phương, người dân cũng đã tự mình "ra tay" chống hạn.
Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Dân Việt ghi nhận được tại một số địa phương:
Tại cánh đồng Chư Gu (xã Chư Gu, huyện Krông Pa, Gia Lai) nhiều diện tích lúa của người dân chết cháy do thiếu nước.
Đã 3 tháng nay, vườn cà phê của ông Trần Văn Quang (thôn Thạch Sơn, xã Ea M'Droh, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) không còn nước tưới. Hiện nhiều cây đã bị héo úa, chết cành.
Để cứu vườn cà phê, ông Quang cùng 4 hộ dân khác góp gần 100 triệu đồng ngăn suối Ea M'Roh với hy vọng "đón" được ít nước mạch tưới cây.
Cạnh vườn cây, ông Quang còn bỏ công đào thêm một "giao thông hào" dài hàng chục mét với hy vọng sẽ giữ lại được ít nước nếu trời có mưa.
Không chỉ thế, ông Quang còn đào thêm ao cạnh suối Ea M'Roh để tranh thủ đón ít nước mạch.
Cũng tại thôn Thạch Sơn, nơi cơn hạn đến rất sớm và đang diễn biến ngày càng gay gắt, đã 10 ngày qua, ông Lê Cảnh Thu thuê người ngày đêm ăn, ngủ luôn tại vườn tiêu khoan giếng tìm nước. Nhưng hiện mũi khoan đã xuống sâu gần 100 mét mà vẫn không tìm thấy nước. Theo ông Thu, nếu khoan không được nước thì phải chấp nhận mất tiền và đi mua nước về tưới cho cây.
Đã hơn 1 tháng qua, người dân có rẫy quanh Hồ Đăk Ken (xã Đăk Plao, huyện Đắk Mil, Đắk Nông) cũng ngày đêm canh chờ nước mạch rỉ ra để bơm tưới cho cà phê.
Bên suối Ia Châm (huyện Ia Grai, Gia Lai), người dân xã Ia Châm cũng phải mắc võng ngủ qua đêm để lấy nước.
Ngoài lúa, tình trạng cà phê héo úa vì thiếu nước hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều ở hầu khắp các địa phương.
Cùng với tình trạng cây trồng bị hạn hán, hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh Tây Nguyên cũng đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Chỉ tính riêng tại Đắk Lắk, hiện đã có khoảng 2.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. (Trong ảnh là gia đình chị H'Bung (xã Ea Sin, huyện Krông Buk, Đắk Lắk) đi lấy nước ở khe suối về nhà dùng.
Theo Danviet
Khô hạn khốc liệt, rơm rạ quý như... vàng Do hạn hán khốc liệt, cỏ tươi cho gia súc ở Ninh Thuận thiếu trầm trọng nên nông dân phải mua rơm rạ với giá cao gấp 3-4 lần bình thường cho dê, cừu, bò chống chọi cơn đói. Tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với tình trạng hạn hán khốc liệt từ hơn một năm qua nên nguồn cỏ tươi cho gia...