Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh
Chính phủ nhiều quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh, từ Ecuador đến Brazil, đã triển khai các biện pháp nhằm ứng phó cháy rừng trên diện rộng do tình trạng khô hạn kéo dài và tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Goias, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 22/9, nhà chức trách Colombia cho biết đang tập trung ứng phó với đám cháy rừng lan rộng qua 7 tỉnh, trong đó một số tỉnh biên giới với Ecuador, Peru và Brazil cũng đang bị hỏa hoạn hành hoành. Theo công bố mới nhất của Cơ quan quản lý rủi ro và thảm họa quốc gia Colombia, gần 27.000 ha rừng của nước này đã bị hỏa hoạn thiêu rụi. Nhà chức trách đã triển khai 8 máy bay để dập lửa tại làng Nagataima thuộc tỉnh Andean Tolima – nơi đã có 2 người bị thương do hỏa hoạn.
Cùng ngày, Ecuador thông báo cắt điện vào buổi đêm tại 12 tỉnh, từ ngày 23 – 26/9, nhằm đối phó với tình trạng hạn hán kỷ lục kéo dài. Thủy điện là nguồn phát điện chủ yếu của nước này. Đây được xem là đợt hạn hán kỷ lục trong 61 năm qua tại Ecuador. Chính phủ Ecuador nêu rõ quyết định trên là nhằm “bảo vệ nguồn nước”, sau khi đã 71 ngày không có mưa.
Video đang HOT
Tại Brazil, những đám khói dày đặc do cháy rừng gây ra đã bao phủ nhiều thành phố lớn như Brasilia, Rio de Janeiro và Sao Paulo. Các đám cháy đã thiêu rụi hàng triệu ha rừng và khu vực canh tác, từ rừng mưa nhiệt đới Amazon đến vùng ngập nước Pantanal. Hầu hết các vụ cháy rừng đều có nguyên nhân từ việc đốt rừng làm nương của người dân. Vào một số ngày đỉnh điểm, khói từ các đám cháy rừng đã lan sang biên giới các nước làng giềng như Argentina và Uruguay.
Tại Peru, trong tuần qua, chính phủ nước này cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày tại 3 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây là các tỉnh có rừng rậm tiếp giáp với Brazil và Ecuador.
Hạn hán đang khiến lưu lượng nước sông Amazon giảm đáng kể tại các khu vực giáp ranh giữa Colombia với Peru và Brazil. Việc này đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung lượng thực và đe dọa sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, sông Madeira chảy qua rừng Amazon tại Brazil cũng đã cạn trơ đáy và người dân có thể đi bộ qua để mua thức ăn, nước uống và đưa con cái đi học.
Nhiều chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán hiện nay tại Mỹ Latinh, khiến cháy rừng bùng phát trên diện rộng.
Dự báo Ấn Độ nhận lượng mưa ở mức trung bình trong tháng 9
Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) dự báo nước này khả năng sẽ ghi nhận lượng mưa trong tháng 9 tới ở mức trung bình, sau khi trải qua tháng 8 khô hạn nhất trong hơn 1 thế kỷ.
Ấn Độ ghi nhận lượng mưa thấp do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Ảnh: Livemint
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, người đứng đầu IMD Mrutyunjay Mohapatra cho biết lượng mưa gió mùa của tháng 8 vừa qua thấp hơn 36% so với mức trung bình và lượng mưa vào mùa Hè thấp hơn 10% so với bình thường kể từ ngày 1/6 vừa qua. Ông cho biết hoạt động gió mùa yếu phần lớn trong tháng 8 và lượng mưa khá ít ở đa số các khu vực trên cả nước. Chỉ có một số vùng khô hạn trong tháng 6 và tháng 7 có lượng mưa cao hơn trong tháng 8.
Do hoạt động ban đầu yếu, lượng mưa gió mùa của tháng 6 thấp hơn 9% so với mức trung bình và lượng mưa trong tháng 7 tăng trở lại lên mức 13% so với mức trung bình. Trong khi đó, mưa mùa Hè rải rác tại một số nơi trong tháng 8. Với tháng 8 khô hạn, tổng lượng mưa gió mùa từ tháng 6-8 thấp hơn 10% so với mức trung bình. Theo đó, Ấn Độ ghi nhận lượng mưa gió mùa trong tháng 8 thấp nhất trong 8 năm.
Mưa gió mùa đóng góp gần 70% lượng mưa cần thiết cho ngành nông nghiệp và làm đầy các hồ chứa nước tại Ấn Độ. Trước đó, hãng Reuters đưa tin Ấn Độ khả năng sẽ ghi nhận tháng 8 khô hạn nhất trong hơn 1 thế kỷ, một phần do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.
Các điều kiện El Nino đã phát triển ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau 7 năm. Năm 2015, Ấn Độ từng đối mặt với hạn hán diện rộng khi El Nino ảnh hưởng đến mùa mưa của nước này. Do lo ngại thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch mùa vụ năm nay, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - quyết định hạn chế xuất khẩu gạo, áp mức thuế 40% đối với hành xuất khẩu và khả năng sẽ cấm xuất khẩu đường.
Trong khi đó tại Hy Lạp, Thủ tướng nước này Kyriakos Mitsotakis ngày 31/8 dự báo cháy rừng dữ dội sẽ tàn phá hơn 150.000 ha đến hết mùa Hè.
Phát biểu trước Quốc hội, ông Mitsotakis cho rằng diện tích rừng bị thiêu rụi sẽ vượt 150.000 ha, trong đó có rừng Dadia ở vùng Evros. Thủ tướng cho rằng nguyên nhân dẫn đến thảm họa cháy rừng một phần là do cuộc khủng hoảng khí hậu. Đám cháy lớn xảy ra tại rừng Dadia vẫn tiếp diễn ngày thứ 13 liên tiếp. Với sự hỗ trợ của 10 máy bay và 7 trực thăng, khoảng 600 lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt đám cháy rừng bùng phát từ ngày 19/8 vừa qua.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) nhận định đám cháy này có quy mô lớn nhất ở châu Âu trong nhiều năm qua. Theo cơ quan này, cháy rừng đã thiêu rụi diện tích lên tới hơn 81.000 ha, tức lớn hơn thành phố New York. Đến nay, đã có ít nhất 20 người thiệt mạng.
Giống như nhiều nước gần khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp đối mặt với cháy rừng lan rộng kể từ đầu mùa Hè. Thống kê cho thấy tổng cộng 26 người đã thiệt mạng do cháy rừng tại nước này.
Cháy rừng tại Argentina do nắng nóng, hạn hán kéo dài Ngày 14/3, giới chức Argentina cho biết hơn 6.000 ha rừng ở tỉnh Corrientes, miền Bắc nước này, đã bị thiêu rụi chỉ trong vài ngày qua. Nguyên nhân cháy rừng là do các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài tại quốc gia Nam Mỹ này. Cháy rừng ở Cuba vẫn diễn biến phức tạp Chile 'báo động đỏ' về nguy...