Hạn hán kéo dài gây mất nước trầm trọng, Bình Định huy động xe cứu hỏa cung cấp nước sạch cho người dân
Giữa tình trạng mất nước trầm trọng do hạn hán khiến hàng nghìn ha vụ hè thu bị mất trắng, gây khó khăn trong sinh hoạt, chính quyền địa phương phải huy động xe cứu hỏa cung cấp nước cho người dân vùng hạn.
Ngày 26/7, 6 xe cứu hỏa, trong đó gồm 4 xe cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ chở nước đến xã Phước Thuận, Phước Hòa ( huyện Tuy Phước) và 2 xe đến xã Mỹ Chánh (huyện Phú Mỹ) để cung cấp nước sạch cho người dân.
Theo đó, hơn 1 tháng qua, nắng nóng gay gắt khiến các hồ và giếng nước cạn kiệt, các nhà máy nước ngừng cung cấp nước sạch. Người dân phải mua nước bình sinh hoạt khiến nhiều hộ gặp không ít khó khăn.
Bình Định huy động 6 xe cứu hỏa cung cấp nước sạch cho người dân vùng hạn. Ảnh: Dân Trí
Đại tá Phạm Đình Trung – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định thông tin trên VOV, những ngày tới, đơn vị huy động xe bồn liên tục chở nước cung cấp cho người dân 2 huyện Tuy Phước và Phú Mỹ.
Đến thời điểm này, hạn hán khiến hơn 13.000 hộ với gần 55.000 người dân ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn, Vân Canh, Tuy Phước và thị xã An Nhơn thiếu nước sinh hoạt. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng khiến gần 500ha lúa chết và hơn 4.000ha không đủ nước tưới.
Video đang HOT
Tình trạng mất nước kéo dài khiến nhiều người dân lâm cảnh khó khăn. Ảnh: Tiền Phong
Theo Dân Trí, hơn 11h cùng ngày tại thôn Nhân Ân (xã Phước Thuận), nhiều người dân đi xe máy, đẩy xe rùa cùng các loại can nhựa, xô thùng,… thậm chí, có người đánh cả xe ba gác chở nhiều thùng phuy tới lấy nước sạch.
Chia sẻ trên Dân Trí, cụ ông Lê Đức Thông (80 tuổi) cho hay, gần 2 tháng nay, hệ thống nước máy bị hư hỏng, không có nước sạch nên người dân phải đi vùng khác mua về dùng tiết kiệm. Nhiều nhà đã bỏ tiền triệu để đóng giếng khoang nhưng nước không đủ để tắm giặt vì nguồn nước ở đây bị nhiễm mặn, không thể dùng ăn uống.
Bà Võ Thị Tuyết Nhung (68 tuổi) chia sẻ trên VOV: “Lâu nay gia đình tôi không có nước để sinh hoạt, hệ thống nước máy thì bị cắt mấy tháng nay. Mà không biết vì sao nước máy ở đây có màu vàng khè như nghệ”.
Cũng theo một người dân tại thôn Nhân Ân, mọi năm, tình trạng trên chỉ diễn ra khoảng 15 ngày và chưa năm nào lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng như năm nay. Người dân phải qua tận xã Phước Sơn, cách 10km để mua nước với giá 1.000 đồng/can 30 lít về dùng.
Theo đó, nhà máy nước đã không thể cấp nước từ gần 2 tháng nay. Đáng chú ý, khi còn cấp nước, nước máy có tình trạng màu vàng như nghệ, để lâu thì lắng xuống như bùn nên người dân không dám dùng nấu ăn mà chỉ lọc để tắm giặt.
Người dân mang các loại can nhựa, xô, thùng,… tới lấy nước. Ảnh: Nhân Dân
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Trưởng Ban Quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Tuy Phước cho rằng do nhà máy cấp nước Phước Thuận quá nhỏ, không đủ nước cấp cho người dân trong tình hình hạn hán kéo dài. Ông Hoàng lý giải việc nước của đơn vị cấp có màu vàng là do hệ thống lọc bị sự cố hư hỏng, hiện đơn vị đã khắc phục.
UBND tỉnh chỉ đạo cho các ngành, cụ thể là Công an tỉnh dùng xe chữa cháy chở nước sạch đến một số các điểm ở các thôn để người dân lấy nước trực tiếp từ xe cứu hỏa về dùng.
Linh Chi (tổng hợp)
Theo Saotar
Chờ dự án, dân sống chung với con đường bụi mù
Tuy đã có dự án nâng cấp đường tuyến giao thông từ Tháp Bánh Ít đến tỉnh lộ 640 nhưng do nhiều nguyên nhân, người dân vẫn phải lưu thông trên đoạn đường bụi bay mù mịt, lỗ chỗ ổ voi, ổ gà.
Mặt đường nhiều nơi xuất hiện "ổ trâu", tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Tuyến giao thông từ Tháp Bánh Ít đến tỉnh lộ 640 có chiều dài 5,5 km nằm trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) đã bị bong tróc mặt đường, trơ sỏi đá. Mỗi khi có phương tiện lưu thông trên đường thì bụi bẩn bay mù mịt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, giao thông đi lại của người dân.
Đặc biệt, đoạn qua thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước) dài chừng 2 km là nơi hư hỏng nặng nhất với nhiều "ổ gà, ổ trâu".
Về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Chấn - Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư và xây dựng huyện Tuy Phước - cho biết, công trình có quyết định đầu tư xây dựng vào tháng 6.2018, với tổng mức đầu tư gần 15 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 11 tỉ đồng.
Công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện, ngân sách xã Phước Hiệp, Phước Sơn. Tuy nhiên đến nay, công tác giải phóng mặt bằng và việc di dời đường ống nước sạch khá chậm, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự ATGT.
Còn ông Nguyễn Minh Dưỡng - cán bộ phụ trách bộ phận giải phóng mặt bằng Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước - cho rằng, sau khi tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư công trình, đơn vị đã phối hợp với Ban quản lý Dự án Đầu tư và xây dựng huyện, UBND xã Phước Hiệp tiến hành kiểm kê hoa màu, vật kiến trúc của các hộ dân nằm trong diện bị ảnh hưởng.
Theo đó, có 85 hộ dân với gần 2.700m2 đất bị ảnh hưởng cần được đền bù, hỗ trợ. Tuy nhiên sau kiểm kê, chính quyền cơ sở thực hiện xác nhận nguồn gốc đất, hạng đất, hoa màu, vật kiến trúc... chậm, khiến việc lập phương án trình phê duyệt, chi trả tiền cho dân bị ảnh hưởng.
Việc di dời đường ống nước sạch dọc tuyến đường từ Tháp Bánh Ít đến tỉnh lộ 640 còn nhiều khó khăn do vướng mặt bằng.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng - Trưởng Ban quản lý Nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Tuy Phước - cho hay, đơn vị đã yêu cầu Công Ty TNHH Tư vấn xây dựng Tổng Hợp Hoàng Kim tập trung tối đa phương tiện để sớm hoàn thành việc di dời đường ống nước nhằm đảm bảo tiến độ thi công dự án.
"Huyện yêu cầu nhà thầu tập trung phương tiện thi công ở những quãng, đoạn tuyến không bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng. Sau đó, thi công tiếp ở các đoạn mà người dân bàn giao mặt bằng sạch. Song song với công việc này, huyện chỉ đạo Ban quản lý Nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Tuy Phước khẩn trương thực hiện công tác di dời đường ống nước sạch nằm dọc tuyến" - ông Hoàng nói thêm.
Theo Vietnamnet
Cầu gỗ "độc đạo" sập, người dân thấp thỏm qua sông Gần 1 tháng nay, 480 hộ dân cùng khoảng 1.700 nhân khẩu thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phải vượt đoạn sông rộng khoảng 70m trong tâm trạng "vừa đi, vừa run" vì cây cầu gỗ "độc đạo" đã bị sập hoàn toàn. Tại hiện trường, cầu gỗ có tên Huỳnh Đông đã bị sập hoàn...