Hạn hán “đe dọa” tăng trưởng kinh tế 2016
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố tại họp báo ngày 25/3 cho thấy tăng trưởng quý I năm 2016 chỉ đạt 5,46% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều tốc độ tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,9% của năm 2011; chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2012, 2013, 2014.
Theo Tổng cục Thống kê, giá rét ở miền Bắc, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên và sạt lở trên diện rộng, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt ngành nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2016.
Trong đó, ngành nông nghiệp đang gặp khó khăn nhất. Do sản lượng lúa giảm khoảng 700 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước và sản lượng cây trồng vụ đông ở miền bắc đạt thấp nên ngành nông nghiệp bị âm gần 2,7%.
Sản lượng lúa bị ảnh hưởng nặng do hạn hán và xâm nhập mặn
Video đang HOT
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá: Từng là cứu cánh của nền kinh tế nhưng lần đầu tiên sau nhiêu năm khu vực này tăng trưởng âm.
Mức tăng trưởng thấp trong quý I đang “đe dọa” mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 quốc hội giao là 6,7%.
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho rằng: Quý I ba lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo đều suy giảm.
Do đó, để đạt mức tăng trưởng 6,7%, giải pháp “múc” thêm dầu thô bán đã được tính đến.
Ông Hà Quang Tuyến nói: 9 tháng còn lại, nếu khai thác thêm 2 triệu tấn so với kế hoạch 14 triệu tấn đề ra đầu năm, tức khai thác khoảng 16 triệu tấn dầu thì đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế của chúng ta.
Dù tăng trưởng quý I thấp, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn nhận định “tăng trưởng kinh tế đang trên đà hồi phục”.
Trả lời băn khoăn của báo giới về việc “tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ sao gọi là trên đà hồi phục”, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, tăng trưởng 5,46% cũng là dấu hiệu tích cực. Cho nên chúng tôi dùng thuật ngữ như thế.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định: Nông nghiệp khó khăn như vậy khiến mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm nay rất khó khăn.
Hà Duy
Theo_VietNamNet
TP HCM muốn xây hồ dự trữ nước thô
Rộng 23 hecta, hồ dự trữ nước được đề xuất xây tại huyện Củ Chi ngay trong năm nay.
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa đề xuất Thành ủy, UBND TP HCM xây hồ dự trữ nước thô có dung tích 1,35 triệu m3 với diện tích 23 ha tại huyện Củ Chi, ngay trong giai đoạn 2016-2017.
Theo Sawaco, thành phố hiện chưa đủ nguồn nước thô và các công trình xử lý nước dự phòng. Do vậy, việc cấp bách xây hồ quy mô lớn sẽ đảm bảo cung cấp nước cho nhà máy Tân Hiệp hoạt động liên tục trong thời gian 1-3 ngày khi xảy ra tình trạng xâm nhập mặn và ô nhiễm trên sông Sài Gòn.
Nước mặm xâm nhập kéo dài có thể khiến các nhà máy nước ngưng trệ hoạt động. Ảnh: H.C
Giải pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở một số nước trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản... Tại TP HCM, từ đầu năm, El Nino ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cấp nước thành phố, xâm nhập mặn đã làm một số nhà máy phải ngừng lấy nước thô từ sông trong nhiều thời điểm do độ mặn vượt mức cho phép, chi phí sản xuất nước gia tăng.
Hiện, tổng công suất cấp nước của 6 nhà máy nước tại thành phố khoảng 2,1 triệu m3 mỗi ngày. Trong đó, bốn nhà máy đang khai thác nước từ sông Đồng Nai và hai nhà máy khai thác nguồn nước sông Sài Gòn. Tuy nhiên, Sawaco cảnh báo thực trạng đáng lo ngại rằng hiện nay nguồn nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai có xu hướng gia tăng ô nhiễm. Đặc biệt là sông Sài Gòn với nhiều chỉ tiêu hữu cơ, ammonia, vi sinh tăng nhanh vượt quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt.
Một trong những "điểm yếu" của ngành cấp nước thành phố hiện nay chính là năng lực dự phòng hệ thống cấp nước hiện hữu của thành phố còn hạn chế như chưa có đủ nguồn nước thô, các công trình xử lý nước dự phòng, các bể chứa nước sạch dự trữ...
Hữu Nguyên
Theo VNE
"Không để dân đói, khát vì hạn hán" Đến thời điểm hiện tại, các tuyến kênh trục trên địa bàn huyện Trần Văn Văn Thời đã kiệt nước, ghe tàu đi lại gặp nhiều khó khăn; còn các tuyến kênh nội đồng thì khô cạn, giao thông thủy gần như bị cắt đứt. Vì vậy, nông dân muốn chở nông sản và lúa đi bán phải vận chuyển bằng xe ôm,...