Hạn chót gia nhập Ngân hàng AIIB Trung Quốc: Khó phân bạn- thù?
Sẽ có nhiều bất ngờ trước thời hạn chót để các nước nộp đơn xin gia nhập hệ thống Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng.
Vì lợi ích, đồng minh quay mặt lại với Mỹ
Theo tờ Diplomat, ngày 1/4 sẽ là hạn chót để các quốc gia nộp đơn gia nhập AIIB. Trong một tháng qua, số lượng các quốc gia đăng ký đã tăng lên nhanh chóng. Nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á và châu Âu đã phá vỡ liên minh với Mỹ để gia nhập AIIB. Trong đó, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Australia và Hàn Quốc đều đã nộp đơn từ giữa tháng 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) cùng các quan khách tham dự lễ ra mắt ngân hàng AIIB tháng 10/2014
Truyền thông Trung Quốc cho biết, đã có 42 quốc gia đăng ký gia nhập AIIB, nhưng mới chỉ có 30 quốc gia được chấp thuận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, danh sách các quốc gia được chấp thuận sẽ được công bố vào ngày 15/4 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh: “Chúng tôi đang tiến hành tham vấn các quốc gia nộp đơn xin gia nhập AIIB trong những ngày vừa qua để có thể sớm đưa ra quyết định của mình”.
Thay đổi quy chế để Hong Kong, Đài Loan gia nhập?
Tờ Diplomat cho biết, có lẽ, điều gây bất ngờ lớn nhất là việc Đài Loan chỉ vừa mới nộp đơn xin gia nhập AIIB dù họ luôn bày tỏ mong muốn tham gia hệ thống này.
Quan chức phụ trách Tài chính Đài Loan Chang Sheng-ford tuyên bố, nếu được mời, Đài Loan sẵn sàng tham gia AIIB. Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post, Đài Loan mới vừa nộp đơn xin gia nhập vào đêm 30/3.
Video đang HOT
Người phát ngôn lãnh đạo Đài Loan Charles Chen I-hsin tuyên bố, việc gia nhập AIIB sẽ giúp “vùng lãnh thổ này tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề quốc tế và các tổ chức kinh tế và thương mại toàn cầu”.
Dù Đài Loan đã bày tỏ mong muốn của mìn, hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh có muốn vùng lãnh thổ này gia nhập AIIB hay không.
Khi được hỏi về khả năng Đài Loan có thể gia nhập AIIB, người phát ngôn Hoa Xuân Doanh khẳng định: “Liên quan đến vấn đề Đài Loan nộp đơn gia nhập AIIB, chúng tôi sẽ tránh để vấn đề về quy chế “hai quốc gia” hay “một một quốc gia hai chế độ” trở thành trở ngại”.
Hiện quy chế gia nhập AIIB chỉ được áp dụng cho các quốc gia, điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Đài Loan sẽ không được chấp thuận theo chính sách “một quốc gia”. Tuy nhiên, Trung Quốc hoàn toàn có thể thay đổi quy chế này để coi Đài Loan là “một nền kinh tế”, thuật ngữ đã từng giúp Đài Loan đủ tư cách gia nhập APEC.
Trong trường hợp đó, Hong Kong cũng hoàn toàn có thể gia nhập AIIB bởi Hong Kong cũng đã là thành viên của APEC.
Bộ trưởng Tài chính Đức Schauble (phải) công bố Đức sẽ gia nhập AIIB (Ảnh AP)
Quan chức phụ trách tài chính của Hong Kong Chan Ka-keung nhấn mạnh, việc AIIB có thêm Hong Kong cùng với các “dịch vụ tài chính chuyên nghiệp của vùng lãnh thổ này sẽ đem lại lợi ích cực kỳ to lớn”.
Triều Tiên- đồng minh cũng có thể bị loại
Dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc để Đài Loan gia nhập AIIB, nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng để Triều Tiên- đồng minh lâu đời của Trung Quốc, gia nhập AIIB còn “khó hơn rất nhiều”.
Tờ NK News cho biết, đề xuất xin gia nhập AIIB của Triều Tiên đã bị Trung Quốc từ chối bởi Triều Tiên không chấp thuận cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh tế của nước này.
Ông Masahiro Kawai, cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) cho biết, ông đã được Chủ tịch AIIB Jin Liqun chia sẻ rằng, Triều Tiên rất muốn gia nhập AIIB.
“Khi tôi gặp ông Jin vào tháng 12/2014, ông ấy nói với tôi rằng, Triều Tiên đã đề nghị với ông Jin về việc gia nhập AIIB. Chủ tịch AIIB nói rõ với Triều Tiên rằng, AIIB cần thông tin đầy đủ từ nước này nhưng phía Triều Tiên đã từ chối cung cấp”, ông Kawai nói.
Việc thành lập AIIB sẽ giúp đồng nhân dân tệ trở thành đối trọng với đồng USD trên thị trường quốc tế (Ảnh AP)
Theo đó, Trung Quốc yêu cầu rất nhiều thông tin từ phía Triều Tiên như thuế và các hoạt động kinh tế của nước này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn biết Bình Nhưỡng sẽ sử dụng số tiền mà AIIB cho vay vào mục đích gì và tất cả các yêu cầu này đều bị Bình Nhưỡng từ chối.
Triều Tiên “đã ngừng việc công bố số liệu thống kê về kinh tế vào năm 1967, vì vậy họ sẽ khó để làm điều này vào thời điểm hiện tại”, ông Andray Abrahamian từ Choson Exchange, một tổ chức phi chính phủ của Singapore hoạt động vì mục đích hỗ trợ các doanh nhân trẻ của Triều Tiên chia sẻ.
“Tuy nhiên, với việc các doanh nghiệp và các quan chức kinh tế của Triều Tiên bắt đầu phải làm ăn với các đối tác nước ngoài, họ sẽ phải quen với việc này”, ông Abrahamian nói thêm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, phản ứng của Triều Tiên bắt nguồn từ mong muốn đập tan những lo ngại của quốc tế về khả năng điều hành cũng như tính minh bạch của AIIB. Với việc các quốc gia thành viên sẽ theo dõi chặt chẽ “nhất cử nhất động của Trung Quốc” trong việc tuân thủ các quy định quốc tế khi thành lập AIIB, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không thể để Triều Tiên là “một ngoại lệ”.
Trong khi đó, khi được hỏi về việc Triều Tiên muốn gia nhập AIIB, bà Hoa Xuân Doanh cho biết, bà chưa nghe thông tin này và nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng “AIIB là một thể chế phát triển đa phương mở và mọi quốc gia đều được hoan nghênh tham gia vào AIIB”./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Trung Quốc từ chối đề nghị gia nhập AIIB của Triều Tiên
Trung Quốc đã từ chối đề nghị của Triều Tiên xin gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) mà Bắc Kinh là người khởi xướng.
Tờ Thị trường mới nổi (Emerging Market) bản điện tử dẫn lời quan chức ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã buộc lòng phải đi đến quyết định như vậy khi các yêu cầu đặt ra đối với Bình Nhưỡng không được đáp ứng.
Lễ ra mắt AIIB tại Bắc Kinh hôm 24/10/2014
Nguồn tin cho biết, tháng 2 vừa qua, phái viên cao cấp của Triều Tiên đã tới Bắc Kinh và có cuộc gặp với ông Jin Liqun, chủ tịch lâm thời AIIB. Tại đó, thông điệp mà Trung Quốc đưa ra là rất thẳng thắn và rõ ràng: Không còn cách nào khác. Lý do nằm ở chỗ: Bắc Kinh yêu cầu Bình Nhưỡng cung cấp thông tin chi tiết hơn về bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, tài chính của Triều Tiên - điều kiện đầu tiên để xét gia nhập đối với bất kì nước nào. Thế nhưng đòi hỏi này đã không được đáp ứng.
Phản ứng của phía Trung Quốc đã gây ra cú sốc đối với phái đoàn đến từ Bình Nhưỡng. Đến nay, Triều Tiên vẫn hoàn toàn vắng bóng trong các cộng đồng tài chính đa phương toàn cầu, không là thành viên của Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước đó, Bắc Kinh vẫn thường dành cho nước láng giềng các khoản vay để đổi lấy quặng sắt, nguyên liệu thô. Tuy nhiên, Chủ tịch lâm thời AIIB cho biết không thể "chấp nhận một hình thức trao đổi như vậy, khi mà Trung Quốc là người sáng lập, nắm cổ phần chi phối tại AIIB", nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nói.
Thông tin trên cũng được một chuyên gia người Nhật Bản gián tiếp xác nhận. "Khi tôi gặp Jin Liqun hồi tháng 12 năm ngoái, ông nói rằng đã có cuộc gặp với phía Triều Tiên. Ông ấy đã nói rõ rằng AIIB cần nhận được đầy đủ các thông tin. Nhưng Triều Tiên không sẵn lòng đáp ứng điều này", Masahiro Kawai, Giáo sự chính sách công tại Đại học Tokyo cho biết. Theo ông, các quốc gia có chủ quyền phải hoàn trả các khoản vay từ AIIB, vì đây là thiết chế đa phương, chứ không phải là tổ chức được lập ra để cung cấp tài trợ.
AIIB là thiết chế tài chính toàn cầu do Trung Quốc khởi xướng thành lập hồi tháng 10/2014, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, với số vốn đăng ký 100 tỷ USD. Hôm nay (31/3) là hạn chót để các nước gửi đề nghị xin gia nhập AIIB. Hàn Quốc là nước mới nhất tuyên bố sẽ trở thành thành viên sáng lập. Trước đó, một loạt các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Italy, Australia đã tuyên bố gia nhập AIIB.
Theo Hoài Thanh/Emerging Market/baotintuc.vn
Giữa chậm và muộn Hàn Quốc là quốc gia mới nhất bày tỏ ý muốn tham gia làm thành viên sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á(AIIB). Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ ký ghi nhớ thành lập AIIB ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters Theo thỏa thuận được ký kết tháng 10.2014 giữa 21 quốc gia về thành lập AIIB...