Hạn chót cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Cái giá của lãng phí
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 31/3/2021 là hạn chót Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông phải hoàn thành đi vào khai thác và Bộ GTVT phải hoàn thiện các thủ tục để bàn giao cho UBND TP Hà Nội quản lý, vận hành. Tuy nhiên, dự án này vừa chính thức đi qua một cột mốc quan trọng nữa với điệp khúc “lỡ hẹn” quen thuộc.
Hạn chót cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Cái giá của lãng phí
Trong buổi kiểm tra hiện trường và trả lời báo chí vào sáng 31/3, đại diện Bộ GTVT thông tin, đây mới là thời điểm bắt đầu cho việc kiểm đếm, tiếp nhận hồ sơ để tiến tới hoàn thành công tác bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông về cho UBND TP Hà Nội trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến một tháng tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân Thủ đô sẽ phải đợi thêm, ít nhất là khoảng một tháng nữa để có thể được đi lại trên tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin, công việc còn lại của dự án là công tác đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. Đây không phải là vướng mắc mà do tư vấn ATC của Pháp đưa ra các khuyến cáo chủ yếu liên quan đến tiếp tục xử lý, diễn tập các tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Đáng chú ý, ông Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án thí điểm, được thực hiện trong điều kiện khó khăn như hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa có, chưa đồng bộ kể cả quản lý, đơn giá, năng lực quản lý, điều hành dự án còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến dự án này không thể “về đích” như kế hoạch ban đầu.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có thể rút ra nhiều bài học cho tương lai. Trong đó có một bài học “nhãn tiền” là phải đưa người đi học trước ở nước ngoài, nắm rõ về những loại hình công nghệ mới rồi về mới triển khai đầu tư. Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo Bộ GTVT lên tiếng lý giải về những vướng mắc gặp phải tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khiến cho công trình này liên tục “trễ hẹn”.
Khách quan mà nói, quan điểm của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông không sai. Đúng là dự án được triển khai trong bối cảnh như hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa có, chưa đồng bộ. Nói một cách nôm na, quá trình triển khai dự án này giống như kiểu vừa đi vừa dò đường, vướng đâu thì gỡ đó, mắc chỗ nào thì tháo chỗ đó. Chỉ có điều, với tổng vốn đầu tư (sau khi bị đội vốn) lên tới 18.000 tỷ đồng thì đường sắt Cát Linh – Hà Đông càng kéo dài, thiệt hại sẽ càng lớn, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
18.000 tỷ đồng là đắt hay rẻ? Đương nhiên, trong bối cảnh hiện tại, hay nói như cách của các bạn trẻ là “đến tầm này” rồi thì có đào sâu, mổ xẻ những vấn đề tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng chẳng thể giúp dự án này “về đích” sớm hơn. Điều quan trọng lúc này là tất cả phải cùng đồng lòng, chung sức để cùng đẩy đoàn tàu này ra khỏi nơi mắc cạn.
Điều này chúng ta đã và đang có. Đó là sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ, là sự nỗ lực của Bộ GTVT, sự phối hợp hết mức của TP Hà Nội. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, việc liên tục phải nghe cái điệp khúc “lỡ hẹn” rồi “lùi tiến độ” khiến cho cảm xúc đi từ háo hức, chờ đợi đến thất vọng là cảm giác chẳng dễ chịu một chút nào đối với bất kỳ người dân Thủ đô hay người dân Việt Nam trong thời gian qua. Rồi mọi người cũng không thể không đặt câu hỏi: Liệu cái mốc thời gian 3 tuần đến một tháng mà Bộ GTVT vừa đưa ra có đáng tin cậy nữa hay không?!
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước ngày bàn giao: Vẫn bỏ mặc xuống cấp, hư hỏng
Nửa tháng trôi qua kể từ khi Kinh tế & Đô thị có bài phản ánh về tình trạng hư hỏng, xuống cấp tại khu vực các nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mọi thứ vẫn gần như nguyên trạng, chưa có sự chuyển biến.
Các nhà ga bị "xẻ thịt"
Ngày 16/12, Kinh tế & Đô thị có bài phản ánh về tình trạng hư hỏng, xuống cấp cũng như bị chiếm dụng trái phép để làm nơi đỗ xe, kinh doanh tại khu vực nhiều nhà ga thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đến nay, đã nửa tháng trôi qua nhưng theo khảo sát của phóng viên, mọi chuyện vẫn gần như không có gì thay đổi. Tình trạng nhà ga bị "xẻ thịt" làm nơi đỗ xe vẫn nhan nhản ở các ga La Khê, Văn Khê, Hà Đông, Thượng Đình, Văn Quán... Đặc biệt, bãi đỗ xe tự phát chiếm dụng gần như toàn bộ khuôn viên phía dưới nhà ga Văn Quán vẫn còn nguyên vẹn.
Khu vực cầu thang lên xuống Ga Yên Nghĩa bị quây kín bởi một bãi đỗ xe tự phát. Ảnh: Nguyễn Quý
Tại ga Yên Nghĩa, một bãi đỗ xe tương tự cũng phủ kín khu vực phía dưới nhà ga, chiếm tràn lên vỉa hè. Tại ga Hà Đông, ô tô cũng đỗ thành hàng dài dưới đường. Khu vực cầu thang lên xuống nhà ga bị cửa hàng "Xe đạp - xe điện - xe cup50 Thanh Loan" chiếm dụng làm nơi trưng bày xe. Thậm chí, cột biển báo "Ga Hà Đông" còn bị trưng dụng để làm chỗ treo tấm biển quảng cáo "Đèn trang trí". Đường lên cầu thang nhà ga thì bị che kín bởi tấm biển "xoa bóp, bấm huyệt...". Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều nhà ga khác.
Điều này cho thấy việc chiếm dụng, "xẻ thịt" khu vực nhà ga diễn ra phổ biến trong một thời gian dài nhưng không được kiểm tra, xử lý.
Khắc phục kiểu chắp vá
Tai ga Láng, nơi từng được phóng viên Kinh tế & Đô thị phát hiện và phản ánh tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, sau nửa tháng được "chỉ mặt gọi tên" thì hiện trạng của nhà ga này vẫn không có gì thay đổi. Mùi hôi thối vẫn bốc lên vô cùng khó chịu. Trong khu vực nhà ga này chẳng khác gì một nhà vệ sinh tự phát khi tình trạng phóng uế diễn ra khắp nơi. Tình trạng mất vệ sinh cũng xuất hiện tại nhà ga Yên Nghĩa, đặc biệt tại khu vực gầm cầu thang. Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận tại đây, phóng viên còn bắt gặp một người đàn ông đi xe máy, mặc áo đồng phục của xe ôm công nghệ Grab thản nhiên phóng uế ngay chỗ cầu thang lên xuống.
Tình trạng rò rỉ, thấm nước vẫn chưa được xử lý.
Trong khi đó, tình trạng bong tróc, rạn nứt lớp sơn, thấm nước tại ngay vị trí đấu nối đường điện, tiềm ẩn nguy cơ chập cháy xuất hiện ở hầu hết các nhà ga dọc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông như La Khê, Văn Khê, Phùng Khoang, Văn Quán, Vành đai 3, Thượng Đình... cũng không được khắc phục là bao. Một số nhà ga đã được quét sơn mới nhưng đây chỉ là cách sửa chữa mang tính chất chắp vá, đối phó khi lớp sơn mới chỉ được quét ở khu vực phía dưới thấp, còn trên cao, các vết ố, nứt nẻ, bong tróc vẫn nguyên vẹn. Thậm chí, chính sự "khắc phục nửa vời" này còn khiến công trình trở nên nham nhở, mất mỹ quan hơn. Theo quan sát, việc sơn sửa này do một số tốp thợ sơn phụ trách, mỗi tốp gồm 2 - 3 người với những dụng cụ rất thô sơ.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, một chuyên gia trong lĩnh vực sơn bả cho biết, tình trạng bong tróc lớp sơn ở các nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho thấy chất lượng sơn không đảm bảo. "Để khắc phục triệt để tình trạng này, chỉ có cách duy nhất là cạo bóc toàn bộ lớp sơn cũ để thay bằng lớp sơn mới. Còn khắc phục theo kiểu chắp vá chẳng bao lâu, các lớp bong tróc sẽ xuất hiện trở lại" - chuyên gia này nói.
Các chuyên gia cho rằng, chủ đầu tư, tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tình trạng hư hỏng, xuống cấp tại các nhà ga của đường sắt Cát Linh - Hà Đông; đồng thời đề nghị cần khẩn trương khắc phục và trả lại nguyên trạng với chất lượng, mỹ quan tốt nhất trước khi bàn giao về cho TP Hà Nội.
13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành kiểm định an toàn 13 đoàn tàu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đây là cơ sở để đảm bảo các đoàn tàu thực hiện vận hành thử nghiệm đánh giá an toàn hệ thống trước khi...