Hận chồng vì anh đối xử quá tệ bạc với mẹ đẻ
Chồng 39 tuổi, tôi 32 tuổi, cưới nhau 4 năm và có một đứa con chung 2 tuổi. Trước tôi, chồng có hai đời vợ và 3 con riêng, chúng tôi gặp nhau khi cả hai đang đi công tác.
Chúng tôi đều là người có ngoại hình và công việc tốt, ai nhìn vào cũng nói xứng đôi. Có người còn so sánh tôi với vợ cũ của anh, nói anh tích đức ba đời mới lấy được tôi, họ hàng anh cũng nói thế, vậy mà đời đâu như chúng ta nghĩ. Chồng tôi cũng yêu thương vợ con và chăm sóc các con tốt so với nhiều người sau khi ly dị. Nói thêm là khi chúng tôi mới quen nhau, anh và vợ cũ chia sẻ việc nuôi con theo tỉ lệ 50/50, cứ một tuần ở với bố thì đến thứ hai mẹ đón ở trường và ngược lại.
Tôi được đánh giá là tốt bụng nên việc 3 người con của chồng ở chung 2 tuần mỗi tháng không có vấn đề gì, thậm chí còn rất hòa nhã dù tình cảm dành cho chúng không như dành cho con ruột, có điều tôi yêu thương các con riêng của anh như con cháu trong nhà. Mọi chuyện không có gì nếu như từ hơn một năm trước vợ cũ anh không mang 3 đứa con về giao lại hoàn toàn cho chúng tôi và nói không thể nuôi 50%, nếu muốn chị ta tiếp tục nuôi 50% thì phải phụ cấp mỗi đứa 2,5 triệu/ tháng, còn không thì đón về nuôi toàn thời gian.
Sau khi bàn bạc với tôi, anh cho rằng chị kia hay đi ăn chơi và không biết quản lý tiền nong nên không thể chấp nhận yêu cầu, chị không chăm tốt và hay đi chơi thâu đêm với đồng nghiệp. Chồng mong tôi chấp nhận 3 đứa toàn thời gian thay vì 50% thời gian như trước. Tôi suy nghĩ xong cũng chấp nhận vì mấy đứa đã 13, 11 và 9 tuổi, có thể tự chăm sóc bản thân. Có điều chúng tôi đều đi làm nên tôi bảo mấy đứa sẽ ở lại ông bà nội mỗi tuần 2 ngày. Xin nói thêm ông bà nội yêu thương 3 đứa hết mực vì từ nhỏ mẹ chúng toàn để bà nuôi, bà nội làm kinh doanh có dư giả và nghỉ làm từ lúc còn rất trẻ, mấy đứa còn thích ở với bà hơn mẹ.
Chúng tôi đều thống nhất như thế, được một thời gian chồng “được voi đòi tiên”, bắt đầu hằn học với ông bà vì cho rằng tôi để bọn trẻ ở với ông bà quá nhiều, trong khi anh đi làm về muộn hơn tôi và ít khi giúp tôi lo nhà cửa.
Mỗi lần anh đến nhà bố mẹ là lôi đồ trong tủ ra soi các ngõ ngách, mỉa mai, chỉ trích đồ rởm, rẻ tiền, cho con anh ăn như thế sẽ sinh bệnh, rồi nói những từ cay nghiệt với mẹ đẻ, anh không đóng một đồng cho sự giúp đỡ của bố mẹ mình.
Video đang HOT
Nhiều lần mẹ chồng tìm đến tôi khóc mà tôi thấy đau lòng. Ông bà luôn cố gắng giúp đỡ chúng tôi hết sức có thể và họ cảm ơn tôi vì đã chấp nhận và chăm sóc bọn trẻ, vậy mà chồng không bao giờ hiểu rằng nuôi 3 đứa trẻ (trong khi mẹ chúng vẫn thường xuyên đi du lịch lại không hề có chút trách nhiệm) là một điều không dễ dàng gì.
Mẹ chồng là người hiểu nhất và yêu thương tôi như mẹ đẻ. Bà biết tôi thích ăn cá thỉnh thoảng lại nướng mang lên để tủ lạnh, có hôm chồng tôi vứt đi, bảo đồ của bà toàn đồ hết hạn. Đỉnh điểm nhất là mẹ chồng đưa mấy đứa đi chơi siêu thị không biết thế nào vừa về đến nhà là chồng tôi mắng chửi bà, nói dạy mấy đứa toàn thứ vớ vẩn sau lưng anh. Anh chửi bà thậm tệ nên bà khóc. Tôi nói lại thì bảo tôi ích kỷ, chẳng qua lấy lòng mẹ anh để bà chăm sóc giúp cho tôi đỡ phải nhọc.
Từ hôm đó tôi căm hận tột độ, tôi chấp nhận 3 đứa con riêng của anh, yêu thương chúng và thậm chí tôi còn trả giúp một số chi phí cho việc học hành của chúng, vậy mà anh nói những lời khiến tôi tổn thương. Từ đó tôi mất ngủ và càng nhìn chồng càng căm ghét. Anh luôn cho rằng mình đúng, tất cả lỗi đều của người khác.
Tôi kể thế chắc mọi người sẽ nghĩ, anh là con nuôi của bố mẹ. Xin khẳng định, anh là con trai, mặt mũi giống hệt bố mẹ và từ bé luôn được bố mẹ yêu thương. Với tôi, nhìn chung anh đối xử không tệ, thỉnh thoảng hay mua mấy món tôi thích và đưa tôi đi những nơi tôi thích, có điều anh đối xử với chính mẹ ruột quá tệ, mở miệng ra toàn những từ cay nghiệt khiến tôi từ căm ghét đến sợ.
Tôi nghĩ câu chuyện của mình chắc không giống như ai vì trước đây chúng ta toàn nghe những ấm ức về bố mẹ chồng. Tôi không mong nhận được nhiều sự đồng cảm, chỉ mong được chia sẻ và đánh giá về người đàn ông này với góc độ của một người ngoài cuộc, liệu có đáng là một người đàn ông để tiếp tục chung sống không? (Tôi mong nhận được bình luận của bạn Ác Mộng ChiLe).
Theo vnexpress.net
Dừng bước giang hồ
Bài hát ấy, mà lại điệu tango nên ấn tượng với nhiều người. Giang hồ vui thú cỡ ấy, mà dừng bước, cuộc đời quẩn quanh với các chuyện trong nhà, đủ để hiểu sức mạnh của sự an yên cỡ nào.
Ảnh: Shutterstock
1. Bữa trước tôi đi xuống Củ Chi để ăn cưới người anh quen. Dân giang hồ có số má ở Sài Gòn, ai cũng biết Thành "trọc", còn tôi thì chỉ biết anh Thành Xuân Anh, nghệ danh của Nguyễn Phước Thành. Thành "trọc" vài chục năm trước chọc trời khuấy nước, vào tù ra khám liên miên. Còn Thành Xuân Anh cả chục năm nay chuyên chụp ảnh hoa sen và hình ảnh mẹ con của nhiều nhân vật nổi tiếng, cho các triển lãm tôn vinh tình mẫu tử. Thành "trọc" từng có nhiều tài sản có giá trị ở Củ Chi, còn Thành Xuân Anh thì có chút tiền dư là đi làm từ thiện!
Nói dài dòng như vậy, chỉ để minh chứng câu chuyện, con người ta nếu nhìn được thấu tất cả những lỗi lầm, thì sau đó đều biết quay đầu là bờ. Mà tôi nhớ nhất hình ảnh trong trại giam, Thành "trọc" được tin mẹ mất nhưng không làm sao về nhà để chịu tang mẹ được. Ra tù, Thành "trọc" quyết định làm lại cuộc đời. Anh đi học nhiếp ảnh, trở thành tay máy chụp ảnh chuyên nghiệp. Và nghệ danh Thành Xuân Anh cũng đã trở nên quen thuộc với nhiều người chơi ảnh sen. Vì sao lại chụp sen? Vì hoa sen vươn lên từ dưới bùn lầy, vẫn mang lại hương hoa bát ngát.
Chuyện đời của anh Thành, có quá nhiều tình tiết hay, có Đài truyền hình nước ngoài cũng sang Sài Gòn để dựng thành 1 bộ phim tài liệu sống động. Viết trong chuyên mục này, thiệt khó có thể kể hết, nhưng tôi thấy có khía cạnh này thì rất đáng để tâm.
Cách nay vài tháng, anh Thành đi cà phê với tôi, kể chuyện vì tin đám đàn em, giao hết công việc điều hành nhà hàng bán đồ đặc sản Bò tơ Củ Chi cho đàn em, mà thua lỗ. Cuối cùng anh chọn giải pháp bán căn nhà để trả hết nợ.
Anh nói, giờ còn chút vốn liếng, chưa biết làm gì bây giờ. Tôi đã khuyên anh thôi đừng làm nhà hàng nữa. Anh đã lớn tuổi rồi, không quản lý được, thì mở nhà hàng chỉ thua lỗ thôi. Anh cũng đồng ý, chia sẻ rằng sẽ kiếm một việc gì đó đi làm cho vui, còn lại thời gian thì đi chụp hình sen.
Ấy vậy mà chỉ thời gian ngắn sau, lại thấy anh mở tiếp nhà hàng. Rồi anh thông báo sẽ cưới vợ. 61 tuổi, trải qua vài cuộc hôn nhân rồi, con cái cũng đã trưởng thành rồi, giờ chỉ cần sự an yên đáng nhận của kết quả dừng bước giang hồ là tròn trịa. Chắc chắn người hỗ trợ anh trong việc quản lý nhà hàng, là bà xã anh. Như vậy mới có thể chu toàn được mọi việc.
Và đúng là mọi sự diễn ra như thế. Qua bao nhiêu sóng gió, cuối cùng người đàn ông được gọi là đại ca trong các anh em xã hội, vẫn phải tìm sự bình an nhất trong mái ấm gia đình. Người ta không thể lang bạt kỳ hồ mãi được, khi gối đã mỏi, chân đã chồn!
2. Có lần tôi tham dự, chứng kiến 1 phiên tòa ly hôn khá đặc biệt. Người đứng đơn là ông lão đã gần 80 tuổi. Ông nằng nặc xin ly hôn, dù vợ ông cứ xin tòa cho họ tiếp tục cuộc hôn nhân này. Lý do ông đưa ra là mấy chục năm chung sống, ông không đi đâu nhiều ra khỏi nhà, chỉ lo việc vườn tược, đồng áng. Nhưng bà xã ông thì bị bệnh nói nhiều, nói dai. Một lỗi gì của ông, là bà đay nghiến cả tháng. Ông cũng muốn đi đâu, mỗi khi vợ trách móc, nói này nói nọ.
Nhưng đi thì biết đi đâu? Con cái lấy chồng lấy vợ cũng ở kế bên, mà chúng nó cũng có công ăn việc làm, thời gian đâu rảnh để đưa ông đi chơi "lánh nạn" chỗ khác! Vậy nên ông đành thúc thủ trong nhà, loanh quanh trong nhà, chịu đựng các lời oán thán cay nghiệt của vợ. Cuối cùng, thì ông cũng không còn chịu nổi nữa. Ở tuổi gần đất xa trời, ông xin tòa cho ông ly hôn ngay và luôn, vì "sống 1 ngày được yên ổn 1 mình, không phải nghe bà ấy nói, thì tôi có chết cũng được rồi".
Câu nói đó của ông lão ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau này. Căn nhà, hẳn là nơi người ta cần sự bình yên nhất, nhưng chỉ đối mặt với sóng gió, thì phải chuyển nhà, là đương nhiên rồi.
Nếu so với chuyện "dừng bước giang hồ" của anh Thành Xuân Anh để mưu cầu cuộc sống bình an trong quãng đời còn lại của đời người với câu chuyện cuối đời phải "bước ra giang hồ" của lão nông kia, thì quá khác biệt. Nhưng thực ra, vẫn là hướng tới điều duy nhất. Sống ở trên đời, nếu cứ bất an mãi, thì sao mà vui vẻ, nếu cứ sóng gió mãi, thì sao mà phẳng lặng? Bởi vậy, mà người ta vẫn cần thay đổi để tìm kiếm được nụ cười và niềm hạnh phúc cá nhân. Dù, điều đó chỉ còn ít ngày, cũng đã là được sống 1 đời đúng nghĩa!
Nhà thơ Đinh Thu Hiền
Theo Báo Đầu tư Bất động sản
Đã ly hôn, tôi vẫn bị nhà chồng cũ trách không gửi tiền về biếu Tết Chưa đến Tết, mẹ chồng cũ tôi gọi thông báo, bộ bàn ghế tiếp khách đã cũ, ông bà muốn thay mới và muốn tôi đóng góp. Vợ chồng tôi ly hôn đến nay đã hơn ba năm. Nguyên nhân vì chồng cũ tôi có bằng đại học nhưng luôn sống cảnh thất nghiệp. Đi xin việc làm đúng chuyên môn, anh không...