Hạn chế “tự tung tự tác” để chặn tham nhũng đất đai
Hạn chế hiện tượng tự tung tự tác trong việc thu hồi đất để chống tham nhũng, giảm khiếu kiện đất đai” – chiều 7/9, lần đầu tiên dự thảo sửa đổi Luật Đất đai đã được Bộ TN-MT trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và được cơ quan này thẩm tra sơ bộ.
Nhà nước được trao quyền… “quá tay”
Đại diện cơ quan soạn thảo dự án luật – Bộ Tài nguyên & Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, cho biết, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này có 190 điều, trong đó có 21 điều giữ nguyên so với luật hiện hành, 101 điều được sửa đổi, bổ sung và có 68 điều mới hoàn toàn.
Tổng kết quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003 thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển thẳng thắn nhìn nhận, một trong những điểm hạn chế cơ bản là các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai và chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ, nhất là điều kiện thực hiện các quyền. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm.
Đại biểu Trần Du Lịch: “Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân vẫn thường bị… đánh lận”.
Đại biểu Trần Du Lịch phân tích nghịch lý, đất đai được xác định là thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước chỉ có chức năng đại diện chủ sở hữu. Nhưng trước nay khái niệm này thường bị “đánh lận”. Vậy nên mới có những biểu hiện “tự tung tự tác” trong việc sử dụng, thu hồi đất. Ông Lịch đặt yêu cầu khắc phục hạn chế trong lần sửa luật này, để thể hiện rõ quyền tài sản đối với đất đai của người dân.
Tán thành quan điểm này, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, cần làm rõ quy định đất đai không phải thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước đóng 2 vai trò – đại diện chủ sở hữu và là người quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Luật đất đai hiện hành trao quyền “quá tay” cho nhà nước. Riêng nội dung quy định quyền thu hồi đất, luật 2003 để chính quyền được quyền quyết định trong quá nhiều trường hợp, từ việc thu hồi phục vụ lợi ích quốc gia tới lợi ích công cộng và cả để phát triển các dự án kinh tế, thương mại. Vô tình, quyền của người dân, người sử dụng đất bị thu hẹp lại.
“Cần quy định rõ ràng về giới hạn thẩm quyền của người đạn diện. Người được ủy quyền cũng chỉ trong chừng mực nhất định, không thể là ủy quyền vô hạn được” – ông Phúc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thắt chặt cơ chế xin – cho dự án để chống tham nhũng đất đai
Đại biểu Trần Du Lịch nêu một vấn đề khác, yêu cầu sửa luật lần này phải làm sao để chống được tham nhũng, tiêu cực và hạn chế thấp nhất việc khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai. Cần xác định những điều khoản cụ thể nào cần thay đổi so với luật 2003 để khắc phục 2 vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nêu nhiều bất cập trong quy định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng các dự án giao thông.
Đại biểu Vũ Viết Ngoạn phân tích, thực trạng hiện nay, việc thu hồi đất hết sức phức tạp, khó khăn, nhiều tiêu cực chủ yếu là trong những dự án có tính chất thương mại, chuyển mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất ở, dịch vụ. Quá trình thu hồi đất, giá bồi thường cho người dân mất đất thấp, tiền sử dụng đất nhà nước thu được không đáng kể, chỉ nhà đầu tư lãi cao, lợi lớn.
Muốn khắc phục tình trạng này, theo ông Ngoạn, nhà nước cần giải phóng mặt bằng “sạch” trước khi làm dự án. Như vậy, luật cần trao cho nhà nước một quyền cao hơn – quyền chưng mua đất.
Đồng tình với lập luận này, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, dự án luật mới đã quy định nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch, sau đó giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
“Luật sửa đổi cũng sẽ bỏ cơ chế giao đất theo dự án, hạn chế giao đất không thu tiền sử dụng đất, các đơn vị sự nghiệp sẽ chuyển sang thuê đất, tăng cường đấu giá đất để tránh xin cho, tham nhũng” – Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường quả quyết.
Tuy nhiên, Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia lật lại, nếu sử dụng đất cho mục đích thương mại thì cần đấu giá, nhưng không phải trường hợp nào cũng đấu giá được. Dự án lên đến hàng trăm tỷ USD thì khó có thể tiến hành đấu giá, nên vẫn có thể giao đất cho một số trường hợp song phải minh bạch và chặt chẽ để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội.
Nội dung đáng chú ý khác cũng nhận được sự đồng tình cao tại dự án luật là đã sửa đổi quy định nguyên tắc định giá đất “do nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” thay cho nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”.
Cũng theo dự án luật mới, quy định thời hạn giao đất trong hạn mức sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu tư sản xuất.
Theo VNE
Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang
Đối thoại với người dân sáng 21/8, lãnh đạo Bộ Tài nguyên khẳng định việc thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ cả lợi ích quốc gia lẫn công cộng. Quyết định cưỡng chế đất thuộc thẩm quyền của tỉnh.Sáng 21/8, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (Văn Giang).
Liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho các hộ dân đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài nguyên tham mưu cho quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Văn Giang) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở.
Luật sư Trần Vũ Hải (áo sọc) và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển trong cuộc đối thoại sáng 21/8. Ảnh: N.Hưng.
Theo Thứ trưởng Hiển, quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Văn Giang do UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.
Cũng liên quan tới quyết định 303, đại diện các hộ dân ở Văn Giang chất vấn vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường bỏ qua, không báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hiển, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là chủ trương lớn, tất cả dự án đổi đất phải trình, Thủ tướng đồng ý mới được thực hiện. Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy HĐND và thường trực UBND đồng ý.
"Tại thông báo 435 ngày 5/12/2003 của Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về triển khai chủ trương, nói rõ có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND. Chúng tôi căn cứ văn bản này", ông Hiển cho hay.
Cuối buổi đối thoại, đại diện người dân Văn Giang chất vấn lãnh đạo Bộ Tài nguyên về tính hợp pháp của việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24/4. Theo Thứ trưởng Hiển, việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ Tài nguyên Môi trường. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà "phải theo các luật khác".
"Xung quanh vụ cưỡng chế, Thủ tướng đã có thông báo kết luận. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật và tôi biết bà con đang khiếu nại ra tòa", ông Hiển không trả lời trực tiếp câu hỏi.
Ông Hiển cho biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp cùng UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ. "Đoàn của Bộ Tài nguyên đi với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, để nắm tình hình chứ không phải rà soát hay có trách nhiệm chính trong việc xem xét giải quyết", ông Hiển nói.
Buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ. Ảnh: N.Hưng.
Trong suốt buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ, đại diện của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Chính phủ đều có mặt và được người dân yêu cầu trả lời, song chỉ có người chủ trì - Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đối thoại.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD. Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Theo tỉnh Hưng Yên, khoảng 200 người đã chuẩn bị cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị tạm giữ trong ngày cưỡng chế. Theo VNE
Cựu chiến binh chống tham nhũng bị cưỡng chế thu hồi đất Ngày 9/8, lực lượng chức năng huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã thực hiện việc cưỡng chế hơn 4.000 m2 đất của gia đình ông Nguyễn Kim Hợp - người đã từng được Nhà nước tặng thưởng về thành tích phòng, chống tham nhũng. Như Báo điện tử Infonet đã đưa tin, một cựu chiến binh ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã...